Cảnh nào xúc động hơn ảnh ĐGH Phanxicô ôm hôn và cầu nguyện cho người dị tướng



Tờ Washington Post, xuất bản tại Hoa Kỳ, trong số đề ngày 6 tháng 11 năm 2013, nữ ký giả Elizabeth Tenety đã viết bản tin có tựa đề Đức Giáo Hoàng Phanxicô ôm một người đàn ông có dị tướng tại quảng trường thánh Phêrô 

Đức Thánh Cha đã âu yếm ôm hôn người tật bệnh này vào cuối buổi triều yết chung, ngày thứ Tư 6 
Tháng 11 năm 2013

Bệnh nhân có diện mạo và thân thể rất kỳ dị đáng thương đến nỗi nhiều người cho rằng ông ta không còn có hình dạng con người. Ký giả tờ Washington Post viết rằng Nếu phải dùng từ ngữ thì cần cả ngàn từ mới diễn tả được ý nghiã Đức Thánh Cha ôm hôn người dị tật . Hình ảnh Đức Thánh Cha ôm hôn người dị tật đã nhanh chóng được phổ biến trên các mạng lưới xã hội và nhiều cơ quan thông tấn quốc tế đã đưa bản tin dặc biệt này

Hình ảnh Đức Thánh Cha ôm hôn và cầu nguyện cho người dị tật làm nhiều người tưởng nhớ đến hình ảnh Chúa Giêsu đã chữa nhưng người phong cùi, và thánh Phanxicô Assisi đã săn sóc người tật bệnh nghèo đói.

Bênh nhân mà ĐGH ôm hôn và cầu nguyện cho bị bệnh neurofibromatosis. Theo y khoa, bệnh này do một gen (gene) trong cơ thể gây ra , bệnh không lây nhiễm sang người khác, nhưng có tính di truyền. Nếu cha hoặc mẹ có gen của bệnh neurofibromatosis thì 50% người con sẽ bị bệnh. Người bị bệnh neurofibromatosis sẽ bị tê liệt, thị giác không nhìn thấy, điếc, câm, trí não bị đần độn, nhức đầu kinh niên và có thể có ung thư. Họ thường bị khinh bỉ vì diện mạo dị dạng. Việc chữa trị bệnh này rất phức tạp.

Đức Thánh Cha đã dừng lại mấy phút để cầu nguyện cho bệnh 

Đức Thánh Cha nhắn nhủ các vị Thượng Phụ và Tổng Giám Mục Trưởng

Đức Thánh Cha nhắn nhủ các vị Thượng Phụ và Tổng Giám Mục Trưởng LM. Trần Đức Anh OP11/21/2013 VATICAN. ĐTC khích lệ các vị Thượng Phụ và TGM trưởng của các Giáo Hội Công Giáo Đông Phương gia tăng tình hiệp trong trong các Giáo Hội thuộc quyền và làm sao để chứng tá của mình luôn đáng tin. Ngài bày tỏ lập trường trên đây trong buổi tiếp kiến các vị Thượng Phụ và TGM Trưởng, là những thủ lãnh của các Giáo Hội Công Giáo Đông Phương, nhân dịp các vị về Roma tham dự khóa họp toàn thể của Bộ các Giáo Hội Công Giáo Đông phương từ ngày 19 đến 22-11-2013. ĐTC nói: ”Sự kiện được tháp nhập vào sự hiệp thông của toàn thể Thân Mình Chúa Kitô làm cho chúng ta ý thức nghĩa vụ phải củng cố sự hiệp nhất và tình liên đới giữa lòng các Công nghị thượng phụ, ”luôn dành ưu tiên cho sự đồng thuận về những vấn đề quan trọng đối với Giáo Hội, nhắm tới một hoạt động đoàn thể và thống nhất”. ĐTC nhắc nhủ các Thượng Phụ và TGM Trưởng rằng: ”Để chứng tá của chúng ta đáng tin cậy, chúng ta được kêu gọi luôn luôn tìm kiếm “công lý, đạo đức, đức tin, đức ái, sự kiên nhẫn và dịu hiền, (Xc 1 Tm 6,11); có lối sống điều độ theo hình ảnh Chúa Kitô Chúa đã cởi bỏ trở nên nghèo để làm cho chúng ta được giàu có nhờ cái nghèo của Ngài (Xc 2 Cr 8,9); chúng ta cũng được kêu gọi có lòng nhiệt thành không biết mệt mỏi và có đức bác ái huynh đệ và hiền phụ mà các GM, các LM và tín hữu, nhất là những người sống lẻ loi và bị gạt ra ngoài lề, đang mong đợi nơi chúng ta. Nhất là tôi nghĩ đến các linh mục đang cần được cảm thông, nâng đỡ, kể cả về phương diện cá nhân. Các LM ấy có quyền nhận được gương lành từ phía chúng ta trong những điều liên quan đến Thiên Chúa, cũng như trong mọi hoạt động của Giáo Hội. Họ đòi chúng ta phải minh bạch trong việc quản lý tài sản và quan tâm ân cần đối với những yếu đuối và nhu cầu cần thiết” Hiện nay có 21 Giáo Hội Công Giáo nghi lễ Đông Phương tự quản, với khoảng 15 triệu tín hữu, trong đó đông nhất là Giáo Hội Công Giáo Ucraine với gần 4 triệu 350 ngàn tín hữu, tiếp đến là Giáo Hội Syro-Malabar bên Ấn độ và Maronite, mỗi Giáo Hội có hơn 3 triệu 380 ngàn tín hữu. Đứng thứ tư là Giáo Hội Công Giáo Melkite với 1 triệu 650 ngàn tín hữu. Các Giáo Hội nhỏ nhất chỉ có từ 3 ngàn một vài chục ngàn tín hữu như tại Serbia, Thổ Nhĩ Kỳ, Croát, Albani (SD 17-11-2013)

Báo vô thần La Republica phỏng vấn Đức Phanxicô (2)

Vũ Văn An10/3/2013 Thưa Đức Thánh Cha, tôi có thể hỏi ngài những vị thánh nào được ngài cảm nhận như là gần gũi nhất với linh hồn ngài, những vị thánh nào đã lên khuôn cho kinh nghiệm tôn giáo của ngài? "Thánh Phaolô là người đã đặt các viên đá nền tảng cho tôn giáo và tín điều của chúng tôi. Ông không thể là một Kitô hữu có ý thức nếu không có Thánh Phaolô. Ngài diễn dịch các giáo huấn của Chúa Kitô thành một cơ cấu tín lý, một cơ cấu, với sự tham dự của số rất đông các tư tưởng gia, thần học gia và mục tử, đã đề kháng và vẫn sống còn sau hai ngàn năm. Rồi còn các thánh Augustinô, Bênêđíctô, Tôma và Inhã. Dĩ nhiên cả thánh Phanxicô nữa. Tôi có cần phải giải thích lý do tại sao không?” Đức Phanxicô, (tôi tự cho phép gọi ngài như thế vì chính Đức Giáo Hoàng gợi ý điều này qua cung cách nói năng của ngài, qua cung cách mỉm cười của ngài, với đủ những tiếng biểu lộ ngạc nhiên và hiểu rõ), nhìn tôi như thể khuyến khích tôi đặt các câu hỏi có thể còn gây tai tiếng và bối rối hơn nữa đối với những người đang hướng dẫn Giáo Hội. Bởi thế tôi hỏi ngài: Ngài đã giải thích sự quan trọng của Thánh Phaolô và vai trò thánh nhân đóng, nhưng tôi muốn biết vị nào trong số các vị ngài vừa nêu tên được ngài cảm thấy gần gũi hơn với linh hồn ngài? “Ông yêu cầu tôi xếp hạng, nhưng xếp hạng là chuyện của thể thao hay những điều tương tự. Tôi sẵn sàng kể cho ông tên các cầu thủ túc cầu nổi tiếng nhất của Á Căn Đình. Nhưng các thánh...” Các vị ấy đùa cợt với phường xỏ lá ba que, ngài hẳn biết câu phương ngôn? “Đúng như thế. Nhưng tôi không tìm cách lẩn tránh câu ông hỏi đâu, vì ông đâu có yêu cầu tôi xếp hạng tầm quan trọng về văn hóa và tôn giáo của các ngài mà vị nào gần gũi nhất với linh hồn tôi. Nên tôi xin nói: Thánh Augustinô và Thánh Phanxicô”. Không phải Thánh Inhã, từ Dòng của ngài? “Thánh Inhã, vì các lý do dễ hiểu, là vị thánh tôi biết rõ hơn bất cứ vị thánh nào khác. Ngài lập một dòng tu. Tôi muốn nhắc ông nhớ (Đức HY) Carlo Maria Martini cũng xuất thân từ dòng tu này, một người rất thân thiết đối với tôi và cả đối với ông nữa. Các tu sĩ Dòng Tên đã là và vẫn là chất men, không phải chất men thường mà là chất men hữu hiệu nhất, của Đạo Công Giáo cả về văn hóa, giảng dạy, truyền giáo, và trung thành với giáo hoàng nữa. Nhưng Thánh Inhã, người sáng lập ra Dòng Tên, cũng là một nhà cải cách và huyền nhiệm nữa. Nhất là huyền nhiệm”. Và ngài cho rằng các nhà huyền nhiệm cũng quan trọng đối với Giáo Hội? "Họ là nền tảng. Một tôn giáo mà không có các nhà huyền nhiệm chỉ là một triết lý”. Ngài có ơn gọi làm nhà huyền nhiệm không? "Ông nghĩ sao?" Tôi dám nghĩ vậy. "Ông dám đúng lắm. Tôi yêu các nhà huyền nhiệm; Thánh Phanxicô cũng huyền nhiệm trong nhiều khía cạnh của cuộc sống, nhưng tôi không nghĩ mình có ơn gọi; vả lại, ta cần hiểu rõ ý nghĩa sâu xa của từ ngữ này. Nhà huyền nhiệm cố gắng lột bỏ mình khỏi hoạt động, sự kiện, mục tiêu và cả sứ mệnh mục vụ nữa và vươn lên cho tới khi vươn tới việc hiệp thông với Cõi Phúc. Những giây phút rất ngắn nhưng tràn ngập cả cuộc sống họ” Điều đó có bao giờ xẩy ra với ngài không? “Rất hiếm. Thí dụ, lúc ở cơ mật viện bầu tôi làm giáo hoàng. Trước khi chấp nhận, tôi hỏi xem mình có được dành ít phút ở phòng kế cận với căn phòng có bancông nhìn ra quảng trường hay không. Đầu óc tôi lúc đó hoàn toàn trống vắng và tôi bị một cơn xao xuyến dữ dội tràn ngập mình. Để xua đuổi cơn xao xuyến ấy và để thư giãn, tôi nhắm mắt lại và ráng xua đuổi mọi suy nghĩ đi, cả suy nghĩ từ chối không chấp nhận chức vụ, như thủ tục phụng vụ vốn cho phép. Tôi nhắm mắt thật kỹ và bỗng chẳng còn xao xuyến hay xúc cảm gì nữa. Có lúc, tôi còn được tràn ngập một thứ ánh sáng vĩ đại. Nó chỉ kéo dài một lúc, nhưng với tôi, nó như rất lâu. Rồi ánh sáng này mờ dần, tôi bỗng đứng lên và bước trở lại căn phòng nơi các Hồng Y đang ngồi đợi và chiếc bàn trên đó có bản kinh chấp nhận. Tôi ký vào bản kinh đó, Đức Hồng Y Nhiếp Chính phó thự và rồi ngoài bancông có lời (tuyên bố) ‘Habemus Papam’ (Chúng ta đã có giáo hoàng)”. Chúng tôi im lặng một lúc, rồi tôi lên tiếng: chúng ta đã nói tới các vị thánh mà ngài cảm thấy gần gũi hơn cả với linh hồn ngài và ngừng lại ở Thánh Augustinô. Ngài có thể cho tôi hay tại sao ngài cảm thấy rất gần gũi với vị thánh này? "Ngay với vị tiền nhiệm của tôi, Thánh Augustinô cũng là một điểm để qui chiếu rồi. Vị thánh này đã trải qua nhiều thăng trầm trong cuộc sống và nhiều lần thay đổi chủ trương của ngài về học thuyết. Ngài cũng có những lời lẽ gay gắt đối với người Do Thái, điều mà tôi không bao giờ chia sẻ. Ngài viết nhiều cuốn sách nhưng cuốn mà tôi nghĩ nói lên sự thâm hậu về trí thức và linh đạo nhất của ngài là cuốn “Tự Thú”, cuốn này cũng chứa đựng khá nhiều biểu hiện của huyền nhiệm học, nhưng không như nhiều người nghĩ, ngài không phải là người tiếp nối Thánh Phaolô. Thực vậy, ngài nhìn Giáo Hội và đức tin một cách khác hẳn Thánh Phaolô, có lẽ chỉ trong vòng cách biệt bốn thế kỷ”. Thưa Đức Thánh Cha, đâu là sự khác biệt? “Theo tôi, nó hệ ở hai khía cạnh chủ yếu. Thánh Augustinô cảm thấy bất lực trước tính vô biên của Thiên Chúa và các trách vụ mà một Kitô hữu và một giám mục phải chu toàn. Thực ra, ngài không hề bất lực, nhưng ngài cảm thấy linh hồn ngài luôn kém hơn điều ngài mong muốn và cần nó phải là. Và rồi ơn Thánh do Chúa ban làm yếu tố căn bản của đức tin. Của sự sống. Của ý nghĩa đời người. Người không được ơn thánh tác động có thể là người không tì vết và không sợ hãi, như người ta vốn nói, nhưng họ sẽ không bao giờ giống như người được ơn thánh tác động. Đó là cái nhìn thấu suốt của Thánh Augustinô”. Ngài có cảm thấy ngài được ơn thánh tác động không? "Không ai biết được điều đó. Ơn thánh không phải là thành phần của ý thức, nó là lượng ánh sáng trong linh hồn ta, chứ không phải là nhận thức hay lý lẽ. Ngay cả ông, dù không biết, vẫn có thể được ơn thánh tác động”. Cả người không có đức tin? Người không tin? "Ơn thánh liên quan tới linh hồn” Tôi không tin có linh hồn. "Ông không tin nhưng ông vẫn có một linh hồn”. Thưa Đức Thánh Cha, ngài nói rằng ngài không có ý định cải đạo tôi và tôi không nghĩ ngài sẽ thành công. "Ta không biết được điều đó, nhưng tôi không có ý định như thế”. Còn Thánh Phanxicô? "Ngài vĩ đại vì ngài là mọi sự. Ngài là người muốn thực hiện nhiều việc, ngài muốn xây dựng, ngài đã lập một dòng tu và luật lệ của dòng này, ngài là người du hành và là nhà truyền giáo, một thi sĩ và là một tiên tri, ngài là nhà huyền nhiệm. Ngài tìm thấy sự ác trong chính ngài và bứng hết rễ của nó. Ngài yêu thiên nhiên, thú vật, lá cỏ trên thảm cỏ và chim bay trên trời. Nhưng trên hết, ngài yêu người ta, yêu trẻ nhỏ, yêu người già, phụ nữ. Ngài là điển hình chói sáng nhất của agape mà ta đã nói ở trên”. Đức Thánh Cha nói đúng, mô tả của ngài tuyệt hảo. Nhưng tại sao không vị tiền nhiệm nào của ngài đã chọn tên đó? Và tôi tin rằng sau ngài, không vị nào sẽ chọn nó. "Ta không biết được, ta không nên dự đoán tương lai. Quả thực, trước tôi chưa ai chọn tên ấy. Bây giờ, hình như ta phải đối phó với vấn nạn lớn nhất. Ông muốn uống gì không? Cám ơn ngài, có lẽ một ly nước. Ngài đứng lên, mở cửa và yêu cầu ai đó ở lối ra vào đem vào 2 ly nước. Ngài hỏi xem tôi có muốn uống càphê hay không, tôi thưa không. Rồi nước được mang tới. Cuối buổi đàm thoại của chúng tôi, chiếc ly của tôi chắc chắn sẽ cạn, nhưng ý chí của ngài thì sẽ luôn luôn đầy. Ngài hắng giọng và bắt đầu nói. "Thánh Phanxicô muốn có một dòng khất sĩ và một dòng di thuyết (itinerant). Họ là những nhà truyền giáo chịu gặp nhau, lắng nghe, thảo luận, giúp đỡ, truyền bá đức tin và tình yêu. Nhất là tình yêu. Và ngài mơ một Giáo Hội nghèo, biết chăm sóc người khác, tiếp nhận các trợ giúp vật chất và dùng chúng để nâng đỡ người khác, mà không hề quan tâm tới chính mình. 800 năm đã qua kể từ ngày đó, và thời gian có biến đổi, nhưng lý tưởng truyền giáo, Giáo Hội nghèo thì vẫn còn giá trị. Đây vẫn là Giáo Hội mà Chúa Giêsu và các môn đệ của Người rao giảng về”. Các Kitô hữu của ngài hiện đang là thiểu số. Ngay tại Ý, vốn được coi là sân sau của giáo hoàng. Theo một số thăm dò, các người Công Giáo ngoan đạo chỉ vào khoảng giữa 8 và 15 phần trăm. Những người nói mình là Công Giáo nhưng thực tế không được Công Giáo bao nhiêu vào khoảng 20 phần trăm. Trên thế giới, hiện có 1 tỷ người Công Giáo, hay hơn, và cộng với các Giáo Hội Kitô Giáo khác, thì có hơn 1 tỷ rưỡi, nhưng dân số thế giới hiện là 6 hay 7 tỷ người. Chắc chắn qúy vị đông, nhất là ở Châu Phi và Châu Mỹ La Tinh, nhưng vẫn là một thiểu số. "Chúng tôi vốn luôn luôn đông, nhưng vấn đề ngày nay không phải thế. Bản thân tôi nghĩ rằng thiểu số thực sự là sức mạnh. Chúng tôi phải là men cho đời và cho tình yêu và việc lên men này cực kỳ nhỏ hơn so với khối hoa trái và cây cối từ nó phát sinh ra. Tôi tin tôi đã nói rằng mục tiêu của chúng tôi không phải là cải đạo mà là lắng nghe các nhu cầu, ước mong, các thất vọng, ê chề và hy vọng. Chúng tôi phải tái tạo hy vọng cho người trẻ, giúp đỡ người già, chào đón tương lai, truyền bá tình yêu. Làm người nghèo giữa người nghèo. Chúng tôi cần bao gồm những người bị loại bỏ và truyền giảng hòa bình. Vatican II, một công đồng vốn được Đức Gioan và Phaolô VI gợi hứng, đã quyết định nhìn về tương lai với một tinh thần hiện đại và cởi mở đối với nền văn hóa hiện đại. Các nghị phụ biết rằng cởi mở đối với nền văn hóa hiện đại có nghĩa đại kết về tôn giáo và đối thoại với người không tin. Nhưng sau đó, rất ít điều đã được thực thi theo hướng đó. Tôi có lòng khiêm nhường và tham vọng muốn làm một điều gì đó”. Tôi xin phép được thêm điều này, cũng vì xã hội hiện đại trên khắp thế giới đang trải qua thời kỳ khủng hoảng sâu đậm, không những về kinh tế mà cả về xã hội và tâm linh nữa. Lúc đầu buổi gặp gỡ của chúng ta, ngài từng mô tả một thế hệ bị sức nặng hiện tại đè bẹp. Ngay những người không tin như chúng tôi cũng cảm nhận sức nặng gần như nhân học này. Đó là lý do tại sao chúng tôi muốn có cuộc đối thoại với những người tin và những người đại diện cho họ hơn cả. "Tôi không biết liệu tôi có phải là người đại diện họ hơn cả hay không, nhưng ơn quan phòng đã đặt tôi đứng đầu Giáo Hội và Giáo Phận của Thánh Phêrô. Tôi sẽ làm những gì tôi có thể làm được để chu toàn sứ mệnh đã được ủy thác cho tôi”. Như ngài đã chỉ rõ, Chúa Giêsu từng nói: Con phải yêu người lân cận như chính con. Ngài có nghĩ điều đó đã xẩy ra chưa? "Bất hạnh thay, chưa xẩy ra. Tính vị kỷ mỗi ngày mỗi tăng và tình yêu người mỗi ngày mỗi giảm”. Như thế, mục tiêu chung của chúng ta là: ít nhất phải cân bằng nồng độ của hai loại tình yêu này. Liệu Giáo Hội ngài đã sẵn sàng và được trang bị để thi hành nhiệm vụ này chưa? “Ông nghĩ gì?” Tôi nghĩ lòng yêu quyền lực tạm bợ vẫn còn rất mạnh bên trong tường thành Vatican và trong cơ cấu định chế của toàn bộ Giáo Hội. Tôi nghĩ định chế đang thống trị người nghèo, Giáo Hội truyền giáo mà ngài ưa thích. “Thực thế, đó là cách thế hiện nay, và ở lãnh vực này, ông khó có thể làm phép lạ. Để tôi nhắc ông nhớ: ngay Thánh Phanxicô, vào thời ngài, cũng đã phải thương thảo rất lâu với phẩm trật Rôma và Giáo Hoàng mới được họ nhìn nhận luật dòng của ngài. Cuối cùng, ngài cũng nhận được sự nhìn nhận nhưng phải sửa đổi và nhượng bộ rất nhiều”. Liệu ngài có theo đường lối đó không? "Tôi không phải là Thánh Phanxicô thành Assidi và tôi không có được sức mạnh và sự thánh thiện của ngài. Nhưng tôi là giám mục Rôma và giáo hoàng của thế giới Công Giáo. Điều tôi quyết định đầu tiên là cử nhiệm một nhóm 8 vị Hồng Y làm cố vấn cho tôi. Không phải là quần thần mà là những người khôn ngoan cùng chia sẻ tâm tư với tôi. Đây là khởi điểm của một Giáo Hội với một tổ chức không chỉ từ trên đi xuống mà còn hàng ngang nữa. Khi Đức Hồng Y Martini nói tới việc phải tập chú vào các công đồng và các thượng hội đồng, ngài biết rõ đi theo hướng này đòi hỏi thời gian và khó khăn xiết bao. Nhẹ nhàng, nhưng cương quyết và kiên trì”. Còn chính trị? "Tại sao ông hỏi thế? Tôi đã nói rằng Giáo Hội không đương đầu với chính trị”. Nhưng cách đây mấy ngày, ngài từng kêu gọi người Công Giáo hãy dấn thân về phương diện dân chính và chính trị? "Tôi không chỉ nói với người Công Giáo mà là với mọi người có thiện chí. Tôi nói rằng chính trị là hoạt động quan trọng nhất trong các hoạt động dân chính và có riêng lãnh vực hành động của nó, lãnh vực này không phải là lãnh vực của tôn giáo. Theo định nghĩa, các định chế chính trị có tính thế tục và hành xử trong các phạm vi độc lập. Mọi vị tiền nhiệm của tôi đều cùng nói như thế, ít nhất trong nhiều năm qua, dù với các giọng điệu khác nhau. Tôi tin rằng người Công Giáo can dự vào chính trị mang theo họ các giá trị của tôn giáo họ, nhưng họ có ý thức trưởng thành và tài chuyên môn để thực thi chúng. Giáo Hội sẽ không bao giờ đi quá trách nhiệm của mình là phát biểu và phổ biến các giá trị của mình, ít nhất bao lâu tôi còn ở đây”. Nhưng điều đó đâu có luôn luôn đúng với Giáo Hội. "Gần như chưa bao giờ đúng thế. Như một định chế, Giáo Hội thường bị trấn áp bởi đầu óc trần đời và nhiều chi thể cũng như nhiều nhà lãnh đạo cao cấp của Giáo Hội vẫn cảm nhận cách này. Nhưng bây giờ để tôi hỏi ông một câu: ông, một người thế tục không tin vào Thiên Chúa, vậy ông tin điều gì? Ông là một nhà văn và một nhà tư tưởng. Ông hẳn tin điều gì đó, ông hẳn có một giá trị trổi vượt. Ông đừng trả lời tôi bằng những chữ như trung thực, tìm kiếm, viễn kiến ích chung, thẩy đều là các nguyên tắc và giá trị quan trọng, nhưng đó không phải là điều tôi muốn hỏi. Tôi hỏi: điều gì ông nghĩ là yếu tính của thế giới, đúng hơn, của vũ trụ. Ông hẳn tự hỏi mình, dĩ nhiên, giống mọi người khác, chúng ta là ai, chúng ta từ đâu tới, chúng ta đi đâu. Ngay trẻ em cũng tự hỏi chúng các câu hỏi này. Còn Ông?” Tôi cám ơn ngài đã hỏi câu này. Câu trả lời là: tôi tin Hữu Thể, điều ở trong tế bào từ đó phát sinh ra hình thể (forms), cơ thể. "Còn tôi thì tin Thiên Chúa, không phải Thiên Chúa Công Giáo, không hề có Thiên Chúa Công Giáo, chỉ có một Thiên Chúa và tôi tin Chúa Giêsu Kitô, việc nhập thể của Người. Chúa Giêsu là thầy dạy tôi và là mục tử của tôi, nhưng Thiên Chúa, Chúa Cha, Abba, là ánh sáng và là Tạo Hóa. Đó là Hữu Thể của tôi. Ông có nghĩ chúng ta quá cách xa nhau không?” Ta xa nhau trong tư duy, nhưng giống nhau như những con người nhân bản, được sinh động hóa một cách vô thức nhờ các bản năng trở thành các xung động, cảm xúc và ý chí, tư tưởng và lý trí. Về phương diện này, ta giống nhau. "Nhưng ông có thể định nghĩa điều ông gọi là Hữu Thể hay không?” Hữu thể là cấu trúc của năng lượng. Một năng lượng hỗn mang (chaotic) nhưng không thể tiêu diệt được và là một hỗn mang trường cửu. Các hình thể xuất phát từ năng lượng này khi nó đạt tới điểm nổ tung. Các hình thể có định luật riêng của chúng, từ trường riêng của chúng, các yếu tố hóa học của chúng, các yếu tố này phối hợp với nhau một cách tình cờ, biến hóa, và cuối cùng tàn lụi nhưng năng lượng của chúng thì không bị hủy diệt. Con người có lẽ là con vật duy nhất được phú bẩm tư tưởng, ít nhất trong hành tinh và thái dương hệ của ta. Tôi đã nói rằng con người được thúc đẩy bởi các bản năng và ước muốn nhưng tôi xin thêm: họ cũng chứa trong mình một vang dội, một tiếng vang, một lời kêu gọi của hỗn mang”. "Được. Tôi không muốn ông cho tôi một bản tóm lược về triết lý của ông và điều ông vừa nói đã đủ cho tôi. Theo quan điểm của tôi, Thiên Chúa là ánh sáng soi chiếu bóng tối, dù không làm bóng tối tiêu tan, và một đốm sáng thần linh có trong mỗi con người chúng ta. Trong thư tôi viết cho ông, ông nhớ tôi đã nói rằng chủng loại chúng ta sẽ chấm dứt nhưng ánh sáng của Thiên Chúa sẽ không chấm dứt và ở điểm đó, nó sẽ tràn ngập mọi linh hồn và sẽ hiện diện trong mọi người”. Có, tôi nhớ rất rõ. Ngài nói: “Mọi ánh sáng sẽ hiện diện trong mọi linh hồn” nếu tôi được phép nói, điều này nói lên hình ảnh nội tại tính hơn là hình ảnh siêu việt tính. "Siêu việt tính vẫn còn vì ánh sáng kia, tất cả trong mọi sự, vượt trên vũ trụ và mọi chủng loại cư ngụ trong đó. Nhưng xin trở lại với hiện tại. Ta đã thực hiện được một bước tiến trong cuộc đối thoại của ta. Ta đã nhận xét rằng trong xã hội và trên thế giới ta đang sống, tính vị kỷ gia tăng nhiều hơn là tình yêu người khác, và những người có thiện chí phải cố gắng dùng sức mạnh và tài chuyên môn riêng để bảo đảm rằng tình yêu người khác phải gia tăng cho tới lúc cân bằng và có thể vượt quá tình yêu chính mình”. Một lần nữa, chính trị lại xuất hiện rồi. "Chắc chắn. Bản thân tôi vẫn nghĩ: chủ nghĩa gọi là tự do không hạn chế chỉ làm người mạnh mạnh hơn và người yếu yếu hơn và loại bỏ những người bị loại bỏ hơn cả. Ta cần tự do lớn lao, không kỳ thị, không mị dân và thật nhiều yêu thương. Ta cần các qui luật hành xử và nếu cần, sự can thiệp trực tiếp của nhà nước để sửa sai các bất bình đẳng không thể nào chịu được nữa”. Thưa Đức Thánh Cha, chắc chắn ngài là người có đức tin lớn lao, được ơn thánh tác động, được sinh động hóa bởi ước mong muốn phục hồi một Giáo Hội mục vụ, truyền giáo được đổi mới chứ không trần đời nữa. Nhưng do cách ngài nói năng và do điều tôi hiểu được, ngài là và sẽ là một vị giáo hoàng cách mạng. Nửa là Dòng Tên, nửa là người của Thánh Phanxicô, một phối hợp có lẽ chưa từng có trước đây. Và rồi, ngài còn thích “The Betrothed” của Manzoni, Holderlin, Leopardi và nhất là Dostoevsky, phim "La Strada" và "Prova d'orchestra" của Fellini, "Open City" của Rossellini và cả cuốn phim của Aldo Fabrizi nữa. "Tôi thích các nghệ phẩm đó vì tôi từng xem chúng với cha mẹ tôi khi còn nhỏ”. Vâng ra thế đó. Tôi có được phép đề nghị hai cuốn phim mới phát hành gần đây không? Cuốn “Viva la libertà" và cuốn về Fellini của Ettore Scola. Tôi tin chắc ngài thích chúng. Về quyền lực, tôi xin thưa, ngài có biết khi 20 tuổi tôi đã trải qua một tháng rưỡi trong một cuộc tĩnh tâm với các cha Dòng Tên không? Lúc ấy, quân Quốc Xã đang hiện diện tại Rôma còn tôi thì trốn quân dịch. Tội ấy đáng tử hình. Các cha dòng Tên dấu chúng tôi với điều kiện phải linh thao suốt thời gian các ngài dấu chúng tôi. "Nhưng đâu có thể đứng linh thao cả tháng rưỡi phải không?” Ngài hỏi thế, ngạc nhiên và thích thú. Tôi sẽ kể cho ngài nghe thêm vào lần sau. Chúng tôi ôm nhau. Cùng leo một cầu thang ngắn để ra cửa. Tôi thưa với Đức Giáo Hoàng: ngài không cần tháp tùng tôi nhưng ngài tỏ dấu gạt đi. “Chúng ta cũng sẽ thảo luận vai trò phụ nữ trong Giáo Hội. Ông hãy nhớ rằng Giáo Hội (la chiesa) vốn là phái nữ. “Và nếu ông muốn, ta cũng có thể nói về Pascal. Tôi muốn biết ông nghĩ gì về linh hồn cao cả này. “Xin chuyển phép lành của tôi tới mọi người trong gia đình ông và xin họ cầu nguyện cho tôi. Hãy nghĩ tới tôi, nghĩ tới tôi luôn”. Chúng tôi bắt tay nhau và ngài đứng đó với hai ngón tay nâng lên để chúc lành. Tôi vẫy tay với ngài từ cửa sổ. Đó là Đức Giáo Hoàng Phanxicô. Nếu Giáo Hội trở nên giống ngài và trở nên như lòng ngài mong ước, ta sẽ có một thay đổi có tính thời đại. (theo bản tiếng Anh của Kathryn Wallace)

Đức Cha Tôma Nguyễn Văn Tân - Giáo phận Vĩnh Long và Đức Cha Giuse Hoàng Văn Tiệm - Giáo phận Bùi Chu đã đột ngột qua đời


Chủ nhật - 18/08/2013 06:14
Đức Giám Mục TÔMA NGUYỄN VĂN TÂN ĐỘT NGỘT QUA ĐỜI
 
VietCatholic vừa nhận được tin Đức Cha Tôma Nguyễn Văn Tân (Giám mục Chánh tòa Giáo phận Vĩnh Long) đã qua đời đột ngột cách đây ít phút, lúc 21h00 tối ngày 17/08/2013, do bị đột quị, hưởng thọ 72 tuổi.

Ngài sinh ngày 27/12/1940 tại Đại Phước, Càng Long tỉnh Trà vinh thuộc họ đạo Bãi Xan, Giáo phận Vĩnh Long. Ngài được thụ phong Linh mục ngày 21/12/1969 tại Nhà thờ Chánh tòa Vĩnh Long ở tuổi 29.
Sáng ngày 10/05/2000, Tòa Thánh Vatican loan báo quyết định của Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II bổ nhiệm ngài làm Giám mục phó Giáo phận Vĩnh Long. Ngài được Đức Cha Giacôbê Nguyễn Văn Mầu tấn phong Giám mục tại Vĩnh Long ngày 15/08/2000 cùng 2 vị phụ phong là Đức Cha Phêrô Nguyễn Soạn và Đức Cha Raphael Nguyễn Văn Diệp. Ngài chọn khẩu hiệu Giám mục là "Ambulate in Dilectione" (nghĩa là: "Hành trình trong Đức Ái").

Ngày 03/07/2001 ngài kế vị theo Giáo Luật và trở thành Giám mục Chánh tòa Giáo phận Vĩnh Long.

Cũng trong sáng ngày hôm nay, Đức Cha Giuse Hoàng Văn Tiệm, SDB (Giám mục Chánh tòa Giáo phận Bùi Chu) cũng qua đời vì bị nhồi máu cơ tim.

Như vậy là, trong một ngày 17/08/2013 có đến 2 vị Giám mục Chánh tòa đương chức của Giáo Hội Công Giáo tại Việt Nam đã được Chúa gọi về.

Xin anh chị em, trong niềm tin tưởng vào Đức Kitô Phục Sinh, hiệp ý cầu nguyện cho linh hồn Đức Cha Tôma.
Nguồn tin: vietcatholic.net

THÁNH LỄ TẠ ƠN 50 NĂM GIÁO HỌ BÌNH ĐỊNH


Trọng kính Đức Cha
Trọng kính Cha Hạt  Trưởng
Trọng Kính Cha sở
Trọng kính quý Cha đồng tế, quý Thầy, quý Ân nhân, quý khách cùng toàn thể bà con giáo dân.
            Hôm nay, ngày 15/08/2013 tại nhà thờ giáo họ nhỏ bé của chúng con được Cha hạt trưởng cùng quý cha về thăm và đồng tế thánh lễ Tạ Ơn nhân dịp ngôi thánh đường tròn 50 năm và mừng lễ Mẹ Hồn Xác Lên Trời bổn mạng giáo họ. Sự hiện diện của Cha hạt trưởng, Cha sở, quý Cha đồng tế là niềm hân hoan cho giáo họ chúng con.

BÁO CÁO TỔNG KẾT NĂM HỌC 2012-2013 KHỐI GIÁO LÝ GIÁO XỨ KIM CHÂU

CHÚA KI-TÔ HÔM QUA – HÔM NAY VÀ MÃI MÃI



            Kính thưa Cha sở, cha Bề Trên dòng Giuse
            Kính thưa quý Thầy, quý sơ
            Kính thưa quý biện chức, quý ân nhân.
            Kính thưa công đoàn dân Chúa trong giáo xứ.
            Trước hết, chúng con tri ân cảm tạ Thiên Chúa đã lo liệu cho chúng con có một môi trường sống tốt đẹp, được tham gia Thánh Lễ hàng ngày, được học Giáo lý hàng tuần và được dạy dỗ chu đáo đề ngày càng thăng tiến hơn trong đức tin. Đến nay, khối giáo lý của giáo xứ đã đi hết chặng đường của năm học 2012-2013. Được sự cho phép của Cha sở, chúng con tổ chức lễ Tổng kết khóa học nhằm nhìn lại những điểm được và chưa được để rút ra bài học kinh nghiệm cho công tác giáo lý trong thời gian tới.
            Năm học qua, số thiếu nhi  theo học các lớp giáo lý khoảng 320 em, trong tổng số 14 lớp (12 lớp học buổi sáng và 2 lớp học buổi chiều). Chia ra 1 lớp Đồng cỏ non, 3 lớp Sơ cấp, 3 lớp Căn bản, 5 lớp Kinh thánh và 2 lớp Vào đời.
            Về giáo lý viên có tổng cộng 20 người, trong đó bao gồm:
<!--[if !supportLists]-->-         <!--[endif]-->Cha sở
<!--[if !supportLists]-->-         <!--[endif]-->Cha dòng
<!--[if !supportLists]-->-         <!--[endif]-->Thầy sở
<!--[if !supportLists]-->-         <!--[endif]-->3 Sr Mến Thánh Giá
<!--[if !supportLists]-->-         <!--[endif]-->14 giáo lý viên là giáo dân. Trong đó Phò an có 2 người (chị Ngọc và chị Trương), Chánh Thạnh 1 người ( anh Tuyến), Hòa Cư 1 người (anh Bảy), Bình Định 1 người (anh Khanh), Kim Châu 9 người (các chị Thánh Hương, Kim Trâm, Kim Ngọc, Từ Ngọc và các anh Bảy, Ảnh, Nguyện, Thi, Tạo, Lập).
Kính thưa quý Cha, kính thưa cộng đoàn.
Thời gian qua, được sự soi sáng, hướng dẫn của Chúa Thánh Thần, sự đồng hành và chăm sóc của quý Cha, quý Thầy, quý Sơ, sự cầu nguyện và hổ trợ của quý phụ huynh, quý ân nhân, công tác giáo lý của giáo xứ mặc dù gặp nhiều khó khăn nhưng hoạt động có nề nếp và tương đối ổn định. Hoạt động tiểu biểu nhất là trong năm qua, Cha sở tổ chức cho anh chị em GLV được theo học khóa Cao đẳng sư phạm Giáo lý, để nâng cao trình độ và kỷ năng giáo lý, giúp việc soạn giảng đạt kết quả tốt hơn. Về thiếu nhi, rất nhiều hoạt động bổ ích được tổ chức. Tiêu biểu như tổ chức khóa thêm sức với 130 được lãnh Bí Tích nầy và một khóa rước lễ vỡ lòng với 33 em. Tổ chức thành công ngày vui trung thu với chủ đề “NGÀY HỘI TRĂNG RẰM”, cho các em thiếu nhi có sân chơi bổ ích, tổ chức thành công đêm Diễn Nguyện Giáng Sinh đầy ý nghĩa và một kỳ Hội Trại, hội chợ, văn nghệ, trò chơi…tưng bừng kéo  dài 2 ngày 1 đêm với sự tham gia của 7 giáo xứ bạn. Ngoài ra, nhiều thiếu nhi còn tích cực tham gia các phong trào khác trong giáo phận như: dự thi giáo lý cấp giáo hạt, dự thi giải văn thơ Đặng Đức Tuấn… Các hoạt động ấy đã bồi dưỡng  Đức tin của chúng con và khơi dậy nơi chúng con niềm hăng say phấn khởi trong việc dạy cũng như học giáo lý, gắn bó hơn với tập thể, có ý thức đóng góp sức mình vào công việc chung của giáo xứ… Nhờ vậy, ngày càng có nhiều thiếu nhi siêng năng hơn, đi lễ, rước lễ sốt hơn và học giáo lý ngày càng chuyên chăm hơn. Cuối năm học qua, có 49 em thiếu nhi xuất sắc được cha sở khen tặng, trong đó có 14 giải Nhất, 16 giải Nhì, và 19 giải Ba.
            Những việc đã làm được trên đây là kết quả sự quan tâm ưu ái của Cha sở, quý Cha, quý Thầy, quý Sơ, sự hỗ trợ đắc lực của quý vị phụ huynh và sự nỗ lực của anh chị em GLV cùng chăm lo công tác giáo dục đức tin cho các em. Thay mặt ban giáo lý,  chúng con xin bày tỏ nơi đây lòng tri ân chân thành quý cha cùng cộng đoàn, xin Chúa tuôn đổ muôn vàn Thánh Ân cho quý Cha cùng cộng đoàn, để mọi công đức của  quý Cha và cộng đoàn sinh hoa quả tốt đẹp nơi cuộc sống đạo của giới trẻ chúng con.
            Tuy nhiên, do nhiều nguyên nhân khác nhau, một số bạn trẻ tron chúng con chưa là gương sáng cho bạn bè và mọi người trong môi trường xung quanh… Xin quý Cha, quý Thầy, quý Sơ cùng cộng đoàn tiếp tục chăm lo, nâng đỡ, hỗ trợ và cầu nguyện nhiều cho công việc dạy và học giáo lý của giáo xứ ngày càng thăng tiến và gặt hái được những thành quả tốt đẹp hơn đặc biệt trong Năm Đức Tin này. Trong năm học mới, các anh chị GLV tìm tòi đổi mới cách giảng dạy cho sinh động hơn, tạo cho các em bầu khí vui tươi hào hứng hơn nữa trong giờ học giáo lý. Xin quý bậc phụ huynh quan tâm hơn nữa đến việc học giáo lý hàng tuần và tham dự Thánh lễ hàng ngày của con em mình, để Chúa biến đổi các em ngày một ngoan hơn, tốt hơn, trở thành niềm hãnh diện của gia đình, giáo hội và xã hội mai sau.
            Chúng con xin chân  thành cảm ơn!