Chúa Nhật II Mùa Chay Năm C

Lời Chúa Trong Giờ Kinh Gia Ðình
Prepared for Internet by Vietnamese Missionaries in Asia


Bài Ðọc I: St 15, 5-12. 17-18
"Thiên Chúa đã thiết lập giao ước với Abraham".
Trích sách Sáng Thế.
Trong những ngày ấy, Thiên Chúa dẫn Abram ra ngoài và nói với ông: "Ngươi hãy ngước mắt lên trời, và nếu có thể được, hãy đếm các ngôi sao". Rồi Chúa nói tiếp: "Miêu duệ của ngươi sẽ đông đảo như thế". Abram tin vào Thiên Chúa, và vì đó ông được công chính.
Và Chúa lại nói: "Ta là Chúa, Ðấng dẫn dắt ngươi ra khỏi thành Ur của dân Calđê, để ban cho ngươi xứ này làm gia nghiệp". Abram thưa rằng: "Lạy Chúa là Thiên Chúa, làm sao con có thể biết con sẽ được xứ đó làm gia nghiệp?" Chúa đáp: "Ngươi hãy bắt một con bò cái ba tuổi, một con dê cái ba tuổi, một con cừu đực ba tuổi, một con chim gáy mái và một con bồ câu non". Abram bắt tất cả những con vật ấy, chặt ra làm đôi, đặt phân nửa này đối diện với phân nửa kia; nhưng ông không chặt đôi các con chim. Các mãnh cầm lao xuống trên những con vật vừa bị giết, song ông Abram đuổi chúng đi. Lúc mặt trời lặn, Abram ngủ mê; một cơn sợ hãi khủng khiếp và u tối bao trùm lấy ông.
Khi mặt trời đã lặn rồi, bóng tối mịt mù phủ xuống, có một chiếc lò bốc khói và một khối lửa băng qua giữa những phần con vật bị chia đôi. Trong ngày đó, Chúa đã thiết lập giao ước với Abram mà nói rằng: "Ta ban xứ này cho miêu duệ ngươi, từ sông Ai-cập cho đến sông Eu-phrát".
Ðó là lời Chúa.

Mừng Sinh Nhật





HUẤN DỤ CỦA ĐỨC GIÁM MỤC GIÁO PHẬN

Trong cuộc tĩnh tâm thường niên 2013

Chúng ta đang cùng với Giáo Hội hoàn vũ bước đi trên lộ trình thiêng liêng của Năm Đức Tin đã khai mạc vào ngày 11 tháng 10 năm 2012 và sẽ bế mạc vào lễ Chúa Kitô Vua vũ trụ, ngày 24 tháng 11 năm 2013. Cách riêng đối với giáo phận Qui Nhơn chúng ta thì đây là năm củng cố đức tin của mọi thành phần dân Chúa để làm cơ sở đẩy mạnh công cuộc truyền giáo đã bắt đầu từ gần 400 năm qua, vào năm 1618, với các vị thừa sai dòng Tên. Chúng ta hy vọng rằng đến năm 2018, khi cử hành Năm Thánh giáo phận mừng 400 năm đón nhận Tin Mừng, sẽ có một đoàn chiên đông đảo được qui tụ về từ khắp mọi nẻo đường trong ba tỉnh Quảng Ngãi, Bình Định và Phú Yên.

Để niềm hy vọng của chúng ta biến thành hiện thực, mọi thành phần dân Chúa trong giáo phận phải cộng tác với ơn Chúa bằng sự nỗ lực không ngừng, hy sinh tận tụy, và có nhiều sáng kiến. Nhưng tất cả những điều đó sẽ không đem lại kết quả nếu không được phối hợp và điều hành bởi các vị chủ chăn trong giáo phận, từ giám mục đến các linh mục. Sau đây xin được chia sẻ với quí cha một số điều đáng quan tâm như sau:

Tin kinh khủng tại VN

  Xin kính chuyển cho mọi người cùng xem. Ghê quá!
 Chuyển lại cả nhà bản tin sau đây mới nhận được của giáo sư Sun Tran để mọi người biết mà đề phòng, đặc biệt bà con ở Việt Nam cần biết mà cảnh giác để khỏi đưa đỉa (leech) từ trong bánh và thức ăn của Trung Quốc vào trong người!



           TIN CHÍNH XÁC !

XIN KHẨN BÁO ĐẾN QUÝ VỊ: CẦN THÔNG BÁO CHO THÂN NHÂN BIẾT VỀ NGUỒN TIN NÓNG BỎNG, CHÍNH XÁC SAU ĐÂY:  Tôi vừa nhận được tin từ người nhà ở Sài Gòn cho biết đọc tin trên báo Công An TP, nên tôi thử đi mua ngay một bao bánh DO DO (một loại bánh bít qui cho trẻ em, rẻ tiền). Về nhà, bỏ bánh này vào trong nước, qua ngày hôm sau thấy nở ra lúc nhúc cả bầy giống như con lăng quăng màu trắng, nhưng qua ngày hôm sau chúng trở thành màu đen, lúc đó thấy rõ là bầy ĐỈA, rất khủng khiếp...

Từ lâu chúng ta thấy nhiều tin tức và hình ảnh tụi Tàu sang mua ĐỈA từ Việt Nam, đem về xấy khô say ra trộn vào bột làm bánh xuất sang Việt Nam... và bây giờ thấy rõ là sự thật...Chúng ta phải hết sức cẩn thận, đề cao cảnh giác trước sự thâm độc cùng cực của tụi Tàu, cái gì đã man nhất trên đời chúng cũng dám làm hết !
 ==> Mời bạn đọc thêm một bản tin sau:Sốc: Bánh kẹo Trung Quốc phát hiện có đỉa
http://www.womenshealthvn.com/diendan/chia-se-kinh-nghiem/suc-khoe/soc-banh-keo-trung-quoc-phat-hien-co-dia


6 tệp đính kèm — Tải xuống tất cả tệp đính kèm   Xem tất cả ảnh   Chia sẻ tất cả hình ảnh  
image001.jpg
58K   Xem   Chia sẻ   Tải xuống  
image006.jpg
9K   Xem   Chia sẻ   Tải xuống  
image007.jpg
11K   Xem   Chia sẻ   Tải xuống  
image001.jpg
58K   Xem   Chia sẻ   Tải xuống  
image006.jpg
9K   Xem   Chia sẻ   Tải xuống  
image007.jpg

Tân giáo hoàng sẽ là một người Phi Châu, Canada hay Nam Mỹ?

Trần Mạnh Trác2/11/2013

Lời công bố từ chức bất ngờ gây xúc động cho toàn thế giới cuả đức Giáo Hoàng Benedict XVI đã lập tức tạo ra nhiều đồn đóan về vị giáo hoàng tương lai.Trong danh sách 'ngắn' cuả giới truyền thông Âu Mỹ, 6 vị cao 'điểm' nhất gồm có 2 vị từ Phi Châu, cũng là 2 vị đứng đầu danh sách, tiếp theo là vị Hồng Y cuả Canada, và 3 vị sau là từ nước Ý và Argentina:

-DHY Peter Kodwo Appiah Turkson, Ghana

-DHY Francis Arinze, Nigeria

-DHY Marc Ouellet, Canada

-DHY Angelo Scola, Ý

-DHY Leonardo Sandi, Argentina

-DHY Gianfranco Ravasi, Ý

Trong 'danh sách dài', có nghĩa là tuy có nhiều khả năng, nhưng không chắc chắn lắm vì những lý do ngoại vi thí dụ như đó là một người Mỹ hoăc chưa có đủ kinh nghiệm, thì người ta phải kể đến DHY Timothy Dolan cuả New York và DHY Tagle cuả Manila Phi Luật tân.

Cả hai vị kể trên vì còn rất trẻ nên được người ta gọi đùa là vị Giáo Hoàng trong Tương Lai 'nếu không kỳ này thì cũng kỳ khác'.









Sau đây là sơ lược về 6 vị Hồng Y đang dẫn đầu:

-DHY Peter Kodwo Appiah Turkson: Là vị Hồng Y đầu tiên cuả nước Ghana, 64 tuổi, thông thạo 6 thứ tiếng và hiểu biết 2 cổ ngữ Latin và Hy Lạp. Ngài từng du học tại Mỹ và lấy bằng thần học tại đại chủng viện Anthony-on-Hudson Seminary ở Rensselaer, New York. Hiện nay ngài là chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về Công lý và Hoà bình.

Ngài từng tuyên bố 'bao cao su' tuy không phải là giải pháp cho nạn SIDA (AIDS), nhưng nếu người vợ hay chồng đang sống chung thủy mà lỡ người phối ngẫu mắc bệnh, thì có thể dùng nó.

-DHY Francis Arinze: Người vùng Eziowelle, Nigeria, nay đã 80 tuổi. Tuy cha mẹ là người theo đạo thần tiên cuả Phi Châu, nhưng ngài đã được gửi đi học tại trường cuả Công Giáo và xin nhập đạo lúc 7 tuổi. Ngài làm linh mục năm 1958, du học và tốt nghiệp ngành Giáo Dục tại Institute of Pedagogy ở London Anh quốc. Trong thời gian làm giám mục ngài đã chứng kiến tận mắt cảnh tương tàn nồi da sáo thịt cuả cuộc nội chiến Nigeria, ngài được ĐGH John Paul II bổ nhiệm vào chức chủ tịch Hội đồng Giáo hoàng về đối thoại Liên tôn.

Ngài nổi danh là một nhà ngoại giao giỏi, một vị hồng y đã nói về ngài như sau:" điều tốt đẹp về DHY là việc ngài có thể nói lên những điều khó nói mà không làm phật lòng người khác và luôn với một nụ cười trên môi."

Tuy nhiên cái tài ngoại giao đó đôi khi cũng không làm đẹp lòng tất cả mọi người được, dù là trong giới Công Giáo. Thí dụ hồi năm 2000, ngài đã bị la ó ngay tại trường đại Học Công Giáo Georgetown University ở Washington khi ngài so sánh đồng tính với ly dị và ngoại tình đang làm tổn thương cho gia đình.

Thăng Hồng Y năm 1985, ngài 'suýt nữa' trở thành giáo hoàng kỳ bầu cử vừa qua nhưng đã thua phiếu đức đương kim Benedict XVI. Năm nay đã 80 tuổi, ngài không có nhiều hy vọng, tuy nhiên nếu ngài hoặc DHY Turkson được chọn thì đây sẽ là vị giáo hoàng đầu tiên cuả Phi Châu sau 1500 năm vắng bóng trên ngai.

-DHY Marc Ouellet: Cựu tổng giám mục Quebec, Canada, đang là bộ trưởng Bộ Giám Mục. Người ta cho rằng ngài có một lối suy nghĩ giống hệt như đức giáo hoàng Benedict nhưng có lợi thế là có nhiều kinh nghiệm làm việc với Mỹ Châu La Tinh và có nhiều kinh nghiệm đối phó với những vấn đề xã hội cuả Phương Tây.

Với một nhân cách lôi cuốn, và số tuổi 64 cuả ngài được mọi người đánh giá là 'vừa đúng' để làm giáo hoàng.

-DHY Angelo Scola: Nhà sử học Matthew Bunson từng cho rằng ĐHY Scola là "một bộ óc siêu việt cuà nước ý, là người có thể thực hiện cái ước mơ cuả giáo hoàng Benedict là đem lại sự nồng nhiệt với đạo Công Giáo tại âu Châu". DHY Scola, 60 tuổi, hiện là tổng giám mục cuả Milan, xuất thân trong giới lao động với người cha là tài xế xe tải chở hàng, ngài tốt nghiệp 2 bằng tiến sĩ về Triết Lý và Thần Học và đang giảng dậy môn Thần Học tại viện John Paul II Institude về Hôn Nhân và Gia đình. Ngài được coi là một chuyên gia về các vấn đề liên tôn giữa Công Giáo và Hồi Giáo.

Mặc dù có địa vị cao trong hai hệ thống quyền bính cuả Vatican và hàm lâm viện, ngài vẫn luôn luôn kêu gọi giáo hội cần phải làm nhiều hơn nữa cho xã hội bên ngoài và chủ trương phải dựa vào căn bản cuả Công đồng Vatican 2 mà theo ngài là một trụ mốc trong giòng lịch sử cuả giáo hội. Ngài than phiền rằng giáo hội chưa làm đủ để có sự thông cảm với xã hội, ngài từng nói trong năm 2005 rằng:" Một trong những hiểu lầm là vì giáo hội thường dựa vào 'luân lý' thay vì dùng 'lý luận' để thuyết phục người ta...đây là một nhược điểm cuả chúng ta"

-DHY Leonardo Sandi: Nhiều người ở Châu Mỹ Latin đang đánh cá trên DHY Sandi, một nhà ngoại giao cuả Vatican và chủ tịch cuả Hội đồng giáo hội Công Giáo đông phương. Nếu làm giáo hoàng thì ngài sẽ là vị giáo hoàng đầu tiên cuả Nam Mỹ, là một nơi gọi là trọng tâm cuả khối Công Giáo toàn cầu vì có đến 42% tổng số người Công Giáo sống tại đây.

DHY Leonardo Sandri, 69 tuổi, sinh trưởng tại Argentina và từng giữ nhiều trách nhiệm ở hai quốc gia Argentina và Mexico. Ngài hiện là nhân vật số 2 trong Phủ Quốc Vụ Khanh.

Nhà sử học Matthew Bunson viết về ngài như sau: "Ngài ưa thích cầu nguyện, được mọi người trên thế giới quí mến và ngài rất thông hiểu về các vấn đề có tính cách toàn cầu nhờ có sẵn những kinh nghiệm ngoại giao."

-DHY Gianfranco Ravasi: 69 tuổi là một người Ý mới thăng chức hồng y năm 2010, hiện là chủ tịch Hội đồng Giáo Hoàng về Giáo Dục.

Ngài nổi tiếng là uyên bác và có tài ngoại giao, ngài cũng là một học giả cuả hội kinh thánh ở Roma.

Ngài không hề làm giám mục cho một tổng giáo phận bao giờ, cho nên nhiều người nghĩ rằng đó là một nhược điểm khó vượt qua, tuy nhiên ông John Allen, một ký giả chuyên môn về giáo hoàng, viết rằng: "Ngài thông minh đến nỗi, nếu gộp chung các hồng y vào với nhau mà lựa chọn giống như cách người ta lựa lúa trong một cái bát, thì chắc chắn ngài sẽ là một hạt luá được chọn vòng đầu".

Vì là một nhân vật trong hệ thống hành chánh cuả Vatican (Curia) cho nên ngài có lợi thế là đã từng gặp gỡ tất cả các hồng y, dù cho đó là một vị hồng y ở một vùng xa xôi không ai biết.

Bà Tiến sĩ Evelyn Billings, người tiên phong trong việc điều hòa sinh sản tự nhiên, qua đời ở tuổi 95


Sáng ngày 16/02/2013, Tổ chức Woomb Quốc tế đã đưa ra thông cáo báo chí cho hay Bà Tiến sĩ Evelyn Livingston Billings, người sáng lập tổ chức Woomb Quốc tế đã qua đời vào lúc 6 giờ sáng (giờ miền Đông nước Úc) ở tuổi 95 sau một cơn bệnh nhẹ.

Bà Tiến sĩ Lyn cùng với chồng bà, Tiến sĩ John Billings, đã lập nên Phương pháp điều hòa khả năng sinh sản theo tự nhiên mang tên của họ (Phương pháp Billings). Các nghiên cứu của bà trên các bà mẹ nuôi con bằng sữa mẹ và phụ nữ gần mãn kinh đã tạo ra một đóng góp lớn cho công cuộc này. Trong suốt nửa thế kỷ, họ đã đi vòng quanh thế giới để giảng dạy và cổ võ cho Phương pháp của mình trong sự thành tín với lời kêu gọi của Đức Giáo Hoàng Phaolô VI để "người nam (và người nữ) của khoa học (và) thầy thuốc vâng phục lời mời gọi của Chúa và hoạt động như là người giải thích trung tín kế hoạch của ngài".

Bà là tác giả của cuốn sách bán chạy nhất về thể loại phi tiểu thuyết The Billings Method (Phương pháp Billings), xuất bản lần đầu tiên vào năm 1980. Cuốn sách này đã được tái bản 16 lần với 7 phiên bản mới hoặc được sửa đổi, bổ sung. Phiên bản sửa đổi hoàn toàn mới nhất được công bố vào năm 2011. Cuốn sách này, được xuất bản bằng 22 ngôn ngữ, làm cho Phương pháp Billings mang một cái tên gia đình và mang lại hy vọng cho hàng triệu cặp vợ chồng trên toàn thế giới.

Là người bạn riêng của ba vị Giáo hoàng, vào năm 2003, bà Lyn đã được Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II phong tước Nữ hiệp sự của Thánh Gregory Cả (Dame Commander of St Gregory the Great) và bà đã là một thành viên tích cực của Học viện Giáo hoàng vì Sự sống. Bà đã được công nhận tiến sĩ danh dự từ nhiều trường đại học trên khắp thế giới trong đó có Tiến sĩ danh dự của Đại học Tor Vergata ở Rôma vào năm 2005. Năm 2002, ông bà tiến sĩ John và Evelyn Billings cùng được vinh danh là Bác sĩ Công giáo quốc tế của năm do Liên đoàn Quốc tế các Hiệp hội Y tế Công giáo công bố. Các cặp vợ chồng ở hơn 100 quốc gia đã làm chứng cho công việc tuyệt vời của người phụ nữ vị tha này và chồng bà. Riêng ở Trung Quốc, nơi họ đào tạo hàng ngàn người để giảng dạy Phương pháp của họ, tỷ lệ phá thai giảm đáng kể đã được cho là công việc của họ.

Bà sống lâu hơn nhờ 8 trong 9 người con, 39 người cháu và 31 chắt.

Lã Thụ Nhân

Những sự kiện chung quanh việc Đức Bênêđíctô XVI từ nhiệm

Vũ Văn An2/11/2013

1. Bộ giáo luật năm 1983 đã dự trù trường hợp Đức Giáo Hoàng từ chức (Ðiều 332 # 2): “Nếu xảy ra trường hợp Ðức Thánh Cha từ chức, thì để được hữu hiệu, sự từ chức phải được tự do và được bày tỏ cách hợp thức nhưng không cần được ai chấp nhận.”

2. Trong cuộc phỏng vấn của Peter Seewald năm 2010, khi trả lời câu hỏi về nạn lạm dụng tình dục đang làm rung động Giáo Hội hồi ấy, Đức Bênêđíctô XVI cho hay đấy không phải lúc để “bỏ chạy”, “không phải là lúc để từ chức”. Và ngài hêm: “người ta có thể từ chức trong thời điểm yên hàn hoặc khi thấy mình không còn kham nổi”. Seewald đã nhân dịp đó, hỏi thẳng ngài: “Nghĩa là ngài cho rằng có thể từ chức trong một hoàn cảnh nào đó?”. Ngài thẳng thắn trả lời: “Đúng. Khi một giáo hoàng hiểu rõ, mình không còn khả năng về thể lý, tâm lý và tinh thần để cáng đáng nhiệm vụ được giao phó nữa, thì vị đó có quyền từ chức, và trong một số hoàn cảnh vị đó có nhiệm vụ phải từ chức”.