Chöông trình
CANH THÖÙC GIAÙNG SINH 2012
Giaùo xöù Kim Chaâu


1.     Vũ chào mừng: Giáng Sinh Về
2.     Lời khai mạc (Cha sở)
3.     Lời dẫn nhập
4.     Hoạt cảnh Địa Đàng và Sa Ngã
5.     Đơn ca “Vườn Địa Đàng” N&L Trầm Hương
6.     Hoạt cảnh Apraham
7.     Hợp ca “Bên bờ sông Babylon”
8.      Hoạt cảnh bên bờ sông Babylon
9.       Hoạt cảnh ngôn sứ Isaia
10.         M úa: Ngước trông  trời cao ( Quý Sr hướng dẫn)
11.          Hoạt cảnh truyền tin
12.           Đơn ca, múa phụ họa “Từ lúc Mẹ nói lời XIN VÂNG” N&L Trầm Hương
13.           Hoạt cảnh “Thăm viếng”
14.          Tam ca “Cùng Mẹ lên đường”  N&L Trầm Hương
15.            HC Đi tìm nhà trọ
16.           Đơn ca “Quán trọ đêm đông” 
17.           Múa: Tiếng hát Thiên Thần
18.            Hoạt cảnh mục đồng  
19.           Múa “Mục đồng” 
20.                Đơn ca “Trời đêm Bêlem” N&L Đỗ Vi Hạ
21.           Tiết mục nhảy Pipop “ Niềm tin Chúa giáng sinh”
22.                 Đơn ca “Đêm Noel”  N&L Xuân Thảo
23.       Tứ ca “Đêm thánh vô cùng”
24.       Hợp ca: Đêm bình an
25.       Tiết mục nhảy (các em họ Chánh Thạnh)
26.       Noel về
27.       Lời kết.
28.       Rước kiệu Hài Đồng.

           Chương trình canh thức giáng sinh năm nay được dàn dựng công phu và được sự cộng tác của nhiều người trong cũng như ngoài giáo xứ. Xin quý anh chị em được phân công trong các tiết mục sớm hoàn thành tốt công việc của mình để đại lễ Giáng Sinh năm được diễn ra trong trang nghiêm sốt sắng.
          Xin quý anh chị bỏ ra chút ít thời gian để sớm hoàn thiện chương trình. Tối Chúa Nhật thứ 2 Mùa Vọng sẽ diễn ra đợt tổng duyệt đợt I, tối Chúa nhật thứ 3 Mùa Vọng sẽ diễn ra đợt tổng duyệt đợt II.
          Xin Chúa chúc lành và trả công vô cùng cho các anh chị em cộng tác viên.
                                                                   Kim châu,  ngày 28 tháng 11 năm 2012
                                                                                                  Ý kiến cha sở

Thứ Sáu sau Chúa Nhật 32 Quanh Năm


Bài Ðọc I: (Năm I) Kn 13, 1-9
"Nếu họ đã có thể truy tầm càn khôn, sao họ lại không nhận thấy Chúa tể Càn khôn".
Trích sách Khôn Ngoan.
Khờ dại thay tất cả những người không chịu nhận biết Chúa, và cả những người không biết căn cứ vào các sự vật hữu hình để tìm hiểu Ðấng Tự Hữu, và không chú ý đến các công trình để biết ai là Ðấng Hoá công. Nhưng họ kể lửa, gió, khí thiêng, bầu trời đầy tinh tú, nước lũ, mặt trời, mặt trăng là những thần minh bá chủ hoàn cầu. Nếu họ say mê vẻ đẹp của các vật đó mà kể chúng là chúa tể, thì phải biết rằng: Ðấng quản trị các vật đó còn tốt đẹp hơn bội phần, vì chính Ðấng tác sinh thiện mỹ, đã tạo thành mọi vật đó. Hoặc nếu họ ngạc nhiên về năng lực và kỳ công của những tạo vật đó, thì do đó họ phải hiểu rằng Ðấng đã tạo thành các vật đó, còn có quyền lực hơn nhiều, vì do sự cao sang tốt đẹp của tạo vật mà người ta có thể nhìn biết Ðấng tạo dựng mọi loài.

Thứ Năm sau Chúa Nhật 32 Quanh Năm


Bài Ðọc I: (Năm I) Kn 7, 22 - 8, 1
"Sự khôn ngoan là phản ảnh của ánh sáng vĩnh cửu, là tấm gương vẹn tuyền của uy quyền Thiên Chúa".
Trích sách Khôn Ngoan.
Trong sự khôn ngoan có tinh thần sáng suốt, thánh thiện, duy nhất, đa diện, tinh vi, lợi khẩu, linh động, tinh tuyền, chắc chắn, dịu dàng, phục thiện, sâu sắc, bất khuất, hào hiệp, nhân đạo, đại lượng, vững tâm, bền chí, vững chắc, bình thản, làm được mọi sự, kiểm soát hết thảy, thấu suốt mọi thần trí, những kẻ thông minh, những người thanh sạch và những người tế nhị. Sự khôn ngoan linh hoạt hơn mọi chuyển động, và vì trong sạch, nên thấu nhập mọi nơi.
Sự khôn ngoan là hơi thở của quyền năng Thiên Chúa, và là sự phát xuất tinh tuyền của vinh quang Thiên Chúa toàn năng; bởi thế không vật ô uế nào đụng tới được; sự khôn ngoan là phản ảnh của ánh sáng vĩnh cửu, là tấm gương vẹn tuyền của Uy quyền Thiên Chúa, và là hình ảnh lòng từ nhân của Người.
Tuy duy nhất, nhưng sự khôn ngoan có thể làm mọi sự, và dù bất biến, nhưng có thể canh tân mọi loài. Qua các thế hệ, sự khôn ngoan lan tràn trên các tâm hồn thánh thiện, làm cho các tâm hồn trở nên bạn hữu và tiên tri của Thiên Chúa.
Vì Chúa không yêu mến ai nếu không phải là kẻ ở với sự khôn ngoan. Khôn ngoan xinh đẹp hơn mặt trời, trổi vượt mọi tinh tú, và so với ánh sáng, nó còn trổi vượt hơn, vì ánh sáng có lúc phải nhường chỗ cho bóng tối, nhưng ngay cả gian ác cũng không thắng nổi sự khôn ngoan.
Vậy sự khôn ngoan đã lan tràn mạnh mẽ từ bờ cõi này đến bờ cõi kia, và hướng dẫn mọi loài cách khôn khéo.
Ðó là lời Chúa.

Ðáp Ca: Tv 118, 89. 90. 91. 130. 135. 175
Ðáp: Thân lạy Chúa, cho tới đời đời, lời Chúa vẫn còn đó (c. 89a).
Xướng: 1) Thân lạy Chúa, cho tới đời đời kiếp kiếp, lời Chúa vẫn còn đó như cõi trời cao. - Ðáp.
2) Ðời nọ sang đời kia, còn mãi lòng trung thành của Chúa, Ngài đã kiến tạo địa cầu, nó còn đứng vững trơ trơ. - Ðáp.
3) Theo chỉ dụ Chúa, vũ trụ luôn luôn tồn tại, vì hết thảy vạn vật đều phải phục vụ Ngài. - Ðáp.
4) Sự mạc khải lời Ngài soi sáng, và dạy bảo những người chưa kinh nghiệm. - Ðáp.
5) Xin tỏ cho tôi tớ Ngài thấy long nhan hiền hậu, và dạy bảo con những thánh chỉ của Ngài. - Ðáp.
6) Nguyện cho hồn con được sống để khen ngợi Chúa, và xin các sắc dụ của Chúa phù trợ cho con. - Ðáp.

* * *

Bài Ðọc I: (Năm II) Plm 7-20
"Xin anh tiếp nhận nó không phải như một người nô lệ, nhưng như một người anh em rất thân mến".
Trích thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi cho Philêmon.
Anh thân mến, tôi rất đỗi vui mừng và an ủi, vì lòng bác ái của anh, vì hỡi anh, nhờ anh mà tâm hồn các thánh được hài lòng.
Bởi đó, dầu trong Ðức Giêsu Kitô, tôi có đủ quyền để truyền cho anh điều phải lẽ, nhưng tôi thà nại vào đức bác ái mà nài xin anh thì hơn, vì anh cũng như tôi. Phaolô già nua, và hiện đang bị cầm tù vì Ðức Giêsu Kitô, tôi nài xin anh cho Ônêsimô, đứa con tôi đã sinh ra trong xiềng xích. Xưa kia nó là người vô ích cho anh, nhưng hiện nay, nó lại hữu ích cho cả anh và tôi nữa, tôi trao lại cho anh. Phần anh, anh hãy đón nhận nó như ruột thịt của tôi.
Tôi cũng muốn giữ nó lại để thay anh mà giúp đỡ tôi trong lúc tôi bị xiềng xích vì Tin Mừng. Nhưng vì chưa biết ý anh, nên tôi không muốn làm gì, để việc nghĩa anh làm là một việc tự ý, chứ không vì ép buộc. Vì biết đâu nó xa anh một thời gian để rồi anh sẽ tiếp nhận nó muôn đời, không phải như một người nô lệ, nhưng thay vì nô lệ, thì như một người anh em rất thân mến, đặc biệt đối với tôi, huống chi là đối với anh, về phần xác cũng như trong Chúa.
Vậy nếu anh nhận tôi là bạn hữu, thì xin anh hãy đón nhận nó như chính mình tôi vậy. Nếu nó đã làm thiệt hại cho anh điều gì, hay mắc nợ anh, xin anh hãy tính vào sổ của tôi. Chính tôi là Phaolô đây, tôi tự tay viết là tôi sẽ thanh toán, trừ phi tôi kể ra cho anh hay rằng chính anh mắc món nợ với tôi. Hỡi anh, thật thế. Nhờ anh tôi sẽ được hân hoan trong Chúa: anh hãy làm cho tôi được thoả lòng trong Chúa.
Ðó là lời Chúa.

Ðáp Ca: Tv 145, 7. 8-9a. 9bc-10
Ðáp: Phúc thay con người được Thiên Chúa nhà Giacóp phù trợ (c. 5a).
Xướng: 1) Thiên Chúa trả lại quyền lợi cho người bị áp bức, và ban cho những kẻ đói được cơm ăn. Thiên Chúa cứu gỡ những người tù tội. - Ðáp.
2) Thiên Chúa mở mắt những kẻ đui mù, Thiên Chúa giải thoát những kẻ bị khòm lưng khuất phục, Thiên Chúa yêu quý các bậc hiền nhân, Thiên Chúa che chở những khách kiều cư. - Ðáp.
3) Thiên Chúa nâng đỡ những người mồ côi quả phụ, và làm rối loạn đường nẻo đứa ác nhân. Thiên Chúa sẽ làm vua tới muôn đời. Sion hỡi, Ðức Thiên Chúa của người sẽ làm vua tự đời này sang đời khác. - Ðáp.

* * *

Alleluia: 2 Tx 2, 14
Alleluia, alleluia! - Thiên Chúa đã dùng Tin Mừng mà kêu gọi chúng ta, để chúng ta được chiếm lấy vinh quang của Ðức Giêsu Kitô, Chúa chúng ta. - Alleluia.

Phúc Âm: Lc 17, 20-25
"Nước Thiên Chúa ở giữa các ông".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Khi ấy, những người biệt phái hỏi Chúa Giêsu "Khi nào nước Thiên Chúa đến", thì Người đáp lại rằng: "Nước Thiên Chúa không đến để cho người ta quan sát, và người ta sẽ không nói được: "Này nước trời ở đây hay ở kia". Vì nước Thiên Chúa ở giữa các ông". Chúa lại phán cùng các môn đệ rằng: "Sẽ có ngày các con ước ao thấy được một ngày của Con Người mà không được thấy. Người ta sẽ bảo các con: "Này Người ở đây và này Người ở kia", các con chớ đi đến và đừng tìm kiếm. Vì như chớp sáng loè từ chân trời này đến phương trời kia thế nào, thì Con Người cũng sẽ đến trong ngày của Người như vậy. Nhưng tiên vàn Người phải chịu đau khổ nhiều, và bị dòng dõi này xua đuổi".
Ðó là lời Chúa.

Suy Niệm:
Ðức Giêsu nói với người Do Thái "Triều Ðại Thiên Chúa đang ở giữa các ông". Ngài muốn nói tới triều đại Thiên Chúa chính là sự hiện diện của Ngài.
Ðể nhận ra Nước Thiên Chúa, nhận ra sự hiện diện của Ðức Giêsu, chúng ta không thể dùng giác quan tự nhiên, mà phải nhìn với con mắt đức tin. Chúng ta tin rằng Nước Trời hiện diện ngay trong cuộc sống trần gian này, ngay trong tâm hồn chúng ta. Vì thế cuộc sống trần gian này, ngay trong tâm hồn chúng ta. Vì thế cuộc sống của chúng ta sẽ là bằng chứng sống động cho sự hiện diện của Nước Trời.

Cầu Nguyện:
Lạy Chúa Giêsu, xin Chúa luôn hướng dẫn chúng con. Xin cho chúng con biết nhìn ra Chúa hiện diện và đồng hành với chúng con trên đường đời. Dù có gặp khó khăn trở ngại, chúng con không sợ, vì có sức mạnh của Chúa. Ðể cuộc sống của chúng là lời loan báo Tin Mừng Nước Chúa cho anh em. Amen.

CHÚA NHẬT 31 TN B


Một cha tuyên úy của một nhà tù thời trước kể chuyện: Cha quy tụ các tù nhân có đạo lại; Cha thường xuyên giúp đỡ họ chia sẻ lời Chúa và cầu nguyện theo Tin Mừng, thay vì đọc kinh hay giảng đạo. Họ thường chọn những đoạn Tin Mừng, Lời Chúa nói về lòng yêu thương nhân hậu của Chúa. Như đoạn Tin Mừng nói về người Samaritanô thương người, cứu giúp kẻ bị cướp đánh bỏ nửa sống nửa chết bên đường, hoặc dụ ngôn đứa con hoang đàng bụi đời trở về với người cha già khoan dung, hay những đoạn Tin Mừng tương tự về tình yêu của Thiên Chúa và lòng bác ái thương người. Sau đó họ im lặng suy gẫm Kính Thánh, rồi chia sẻ với nhau về cách thực hành Lời Chúa trong cuộc sống thường ngày của mỗi người.
            Tối hôm ấy, trời đông giá lạnh như cắt da cắt thịt, có một tù nhân lần đầu tiên tham dự buổi cầu nguyện và chia sẻ Lời Chúa. Trong đám bạn tù ở phía đối diện có một anh tù chỉ mặc có chiếc áo mỏng dánh đang run lập cập, các anh tù khác hầu hết có áo ấm và quấn thêm cái mền. Trong lúc mọi người bàn luận giới luật yêu thương: Yêu Chúa và Yêu Người.
“Thương người như Chúa thương ta
Thương người cho xứng con Cha trên trời
Thương người như thể thương thân
Một mai rồi sẽ đến lần ta đây”.
            Người tù mới dự lần đầu, vừa có áo ấm, vừa có mền khoát. Anh ta đứng lên, tiến đến gần bạn tù đang lạnh run kia, và choàng chiếc mền của mình cho anh ta.
            Cử chỉ không lời của người tù sống và thực hành Lời Chúa làm cho mọi người để ý và gieo một ấn tượng cụ thể cho cả nhóm tù có đạo, hơn tất cả những lý thuyết đang chia sẻ, và từ hôm ấy, trại giam lần lần được cải hóa: lương thiện, yêu thương và đùm bọc nâng đỡ nhau hơn.
            Thưa ACE, cử chỉ của người tù ấy làm sáng tỏ điểm quan trọng mà chính Chúa Giêsu đã đề cập trong bài phúc âm hôm nay: Yêu Chúa và yêu người là giới răn trọng nhất.
            Mến Chúa và yêu người phải luôn luôn đi đôi với nhau như một tờ bạc có hai mặt. tờ bạc mà chỉ có một mặt thì chẳng mua được gì. Muốn mua lấy nước Thiên đàng mà chỉ yêu Chúa thôi thì cũng không được. Không chỉ đọc kinh, cầu nguyện, nhà thờ lễ nghĩa mà được lên Thiêng đàng, không biết hành động yêu thương với những người sống bên cạnh mình là một thiếu sót nặng. Thánh Jn Tông đồ đã nhấn mạnh điều nầy: “Nếu ai nói mình mến Chúa (Lạy Chúa con kính mến Chúa) mà lại đi thù ghét ACE mình, kẻ ấy là một tên nói láo. Bỡi vì nó không thể yêu mến Chúa mà nó không thấy, đang khi anh chị em nó thấy được, thì nó lại không thể yêu thương.” Chính Chúa Giê su đã truyền cho chúng ta lệnh nầy: “Ai yêu mến Thầy thì cũng phải yêu mến anh chị em mình”(1Jn.4,20)
            Thưa anh chị em, các bậc hướng dẫn đường thiêng liêng, tu đức nói rằng: “Lệnh truyền của Chúa Giê su buộc ta yêu Chúa và yêu người đồng thời. Nếu không yêu người, thì dầu có sốt sắng, đạo đức bên ngoài , không bao lâu họ cũng chẳng yêu mến Chúa được, chẳng bao lâu họ cũng sẽ lẩn tránh việc tiếp xúc với Thiên Chúa và với linh hồn bất tử của họ. Có một câu châm ngôn rất phổ biến để diễn tả chân lý này: Tôi tìm linh hồn tôi, tôi đâu thấy được. Tôi đi tìm Chúa, thì Chúa ẩn mặt, nhưng khi đi tìm tha nhân, thì tôi lại gặp được cả ba.
            Cho nên bí quyết để gặp Chúa và gặp được chính mình là tìm đến và yêu thương người thân cận. Mà thực tế bi đát thay, người thân cận trước hết lại ở ngay trong gia đình, thì nhiều người lại không yêu thương được. Gặp chuyện bực mình đâu ở ngoài đường, về nhà trút hết bực nhọc, giận dữ trên đầu vợ con, chồng con. Người trong nhà mà không yêu thương được, thì không thể yêu thương người ngoài được. Ngược lại, nếu biết yêu thương nhau trong gia đình, thì mới yêu thương được người khác nữa. Trong nhà mà thù hận nhau, giành giật cấu xé, đánh đạp chửi rủa, thì chắc chắn bên ngoài người ta chỉ có thủ thế, khi chưa có cơ hội bùng nổ.
            Như vậy, bài Phúc âm hôm nay mời gọi anh chị em mỗi người hãy tự hỏi: “Mình đã dành tình thương cho những người trong gia đình như thế nào? Nếu anh chị em tự trả lời: “Chưa mặn mà lắm”, là chắc chắn chưa có lòng yêu người, với láng giềng, bà con hàng xóm. Mà nếu chúng ta không thể yêu người mặn nồng, thì thưa anh chị em, chắc chắn chưa yêu mến Chúa thật sự. Ngược lại, trong gia đình, mọi người biết yêu quý nhau , thì dễ dàng yêu người lân cận, láng giềng và dễ dàng yêu mến Chúa.
            Cách đây không lâu, tại Texas, tờ báo Dallas Tin Sáng (Dallas Morning News) có đăng một lá thư của một thiếu phụ, nhân cái chết của bà mẹ đẻ, nội dung như sau: “Mẹ tôi sống gần chỗ tôi. Việc tôi giành chút thời gian để chăm sóc mẹ già như: pha một bình trà, một tách sữa, lẽ ra là việc dễ dàng và tự nhiên. Thế nhưng, tôi thường lấy làm nặng nề và cằn nhằn…Khi nói chuyện với mẹ, tôi thường lạnh nhạt, vội vã. Bây giờ mẹ tôi chết, tôi mới thấy thẹn lương tâm và xấu hổ. Thế giới nầy đầy những đứa con giống tôi. Tôi hy vọng viết lên điều nầy để những người con như tôi, rút ra bài học sớm”
            Tội nghiệp các cha mẹ già bên Tây bên Mỹ, nhưng  bên “ta”, giáo xứ mình liệu con cái, cha mẹ sống với nhau có khá hơn không? Nhất là sau khi cha mẹ chết, người ta còn thấy thẹn lượng tâm, xấu hổ và hối tiếc không? Còn chúng ta, những người trong gia đình chết, chúng ta có còn nhớ thương cầu hồn xin lễ, nhất là trong tháng các đẳng, cho ông bà cha mẹ đã qua đời không? Không cầu hồn xin lễ cho người nhà đã qua đời, thì làm gì cầu hồn xin lễ cho người ngoài, vì yêu Chúa và yêu người được.
            Thưa  anh chị em, Mến Chúa và Yêu Người còn phải thể hiện lo lắng và yêu thương phần hồn của người ta nữa. Vì phần linh hồn mới vĩnh cửu, còn phần xác chỉ là đời tạm. Hội thánh lập ra tháng các đẳng là để thúc giục chúng ta cứu vớt các linh hồn; cứu vớt ông bà cha mẹ đã qua đời đang đau khổ, quằn quại trong luyện ngục; cứu vớt linh hồn con cái, anh chị em, thân bằng quyến thuộc.
            “ Thương người như thể thương thân. Một mai rồi sẽ đến ngày ta đây”
            Chúa Giê su đã phán: “Ai yêu mến Thầy thì giữ lời Thầy,  và Cha Thầy và Thầy sẽ đến và ở lại với người ấy” (Ga 14,23)
                                                                                    Linh mục J.M Nguyễn Hoàng Trí
           

Thứ Ba sau Chúa Nhật 30 Quanh Năm



Bài Ðọc I: (Năm I) Rm 8, 18-25
"Các tạo vật ngóng trông sự mạc khải của con cái Thiên Chúa".
Trích thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Rôma.
Anh em thân mến, tôi nghĩ rằng những đau khổ ở đời này không thể sánh với vinh quang sắp tới sẽ được mạc khải cho chúng ta. Vì chưng các tạo vật ngóng trông sự mạc khải của con cái Thiên Chúa. Các tạo vật đã phải tùng phục cảnh hư ảo, không phải vì chúng muốn như vậy, nhưng vì Ðấng đã bắt chúng phải tùng phục, với hy vọng là các tạo vật sẽ được giải thoát khỏi vòng nô lệ sự hư nát, để được thông phần vào sự tự do vinh hiển của con cái Thiên Chúa.
Vì chúng ta biết rằng cho đến bây giờ, mọi tạo vật đều rên siết và đau đớn như người đàn bà trong lúc sinh con. Nhưng không phải chỉ có các tạo vật, mà cả chúng ta nữa, là những kẻ đã được hưởng ơn đầu mùa của Thánh Thần, chúng ta cũng rên rỉ trong mình chúng ta khi ngóng chờ phúc làm nghĩa tử của Thiên Chúa và ơn cứu độ thân xác chúng ta.
Vì chưng nhờ niềm cậy trông mà chúng ta được cứu độ. Nhưng hễ nhìn thấy điều mình hy vọng thì không phải là hy vọng nữa. Vì ai đã thấy điều gì rồi, đâu còn hy vọng nó nữa? Nhưng nếu chúng ta hy vọng điều chúng ta không trông thấy, chúng ta sẽ kiên tâm trông đợi.
Ðó là lời Chúa.

Ðáp Ca: Tv 125, 1-2ab. 2cd-3. 4-5. 6
Ðáp: Chúa đã đối xử đại lượng với chúng tôi (c. 3a).
Xướng: 1) Khi Chúa đem những người Sion bị bắt trở về, chúng tôi dường như người đang mơ, bấy giờ miệng chúng tôi vui cười, lưỡi chúng tôi thốt lên những tiếng hân hoan. - Ðáp.
2) Bấy giờ dân thiên hạ nói với nhau rằng: Chúa đã đối xử với họ cách đại lượng. Chúa đã đối xử đại lượng với chúng tôi, nên chúng tôi mừng rỡ hân hoan. - Ðáp.
3) Lạy Chúa, xin hãy đổi số phận của tôi, như những dòng suối ở miền nam. Ai gieo trong lệ sầu, sẽ gặt trong hân hoan. - Ðáp.
4) Thiên hạ vừa đi vừa khóc, tay mang thóc đi gieo; họ trở về trong hân hoan, vai mang những bó lúa. - Ðáp.

* * *

Bài Ðọc I: (Năm II) Ep 5, 21-33
"Mầu nhiệm này thật lớn lao; trong Ðức Kitô và trong Hội Thánh".
Trích thư Thánh Phaolô Tông đồ gửi tín hữu Êphêxô.
Anh em thân mến, anh em hãy phục tùng nhau trong sự kính sợ Ðức Kitô. Người vợ hãy phục tùng chồng mình, như đối với Chúa: vì chồng là đầu người vợ, như Ðức Kitô là đầu Hội Thánh: chính Người là Ðấng Cứu Chuộc thân thể mình. Nhưng như Hội Thánh phục tùng Ðức Kitô thể nào, thì người vợ cũng phục tùng chồng mình trong mọi sự như vậy.
Hỡi những người làm chồng, hãy yêu thương vợ mình, như Ðức Kitô yêu thương Hội Thánh và phó mình vì Hội Thánh để thánh hoá Hội Thánh, khi Người dùng nước và lời hằng sống rửa sạch Hội Thánh, ngõ hầu bày tỏ cho mình một Hội Thánh vinh quang, không vết nhơ, không nhăn nheo, hay phải điều gì khác tương tự, nhưng thánh thiện và vẹn tuyền.
Cũng thế, người chồng phải yêu thương vợ mình như chính thân mình. Ai yêu thương vợ mình, là yêu thương chính mình. Vì không ai ghét thân xác mình bao giờ, nhưng nuôi dưỡng và nâng niu nó, như Ðức Kitô đối với Hội Thánh: vì chúng ta là chi thể của thân xác Người, do xương thịt Người. "Bởi thế, người ta lìa bỏ cha mẹ mình mà kết hợp với vợ mình: và cả hai nên một thân xác". Mầu nhiệm này thật lớn lao, tôi muốn nói về Ðức Kitô và Hội Thánh. Dù sao, mỗi người trong anh em hãy yêu vợ như bản thân mình, còn vợ thì hãy kính sợ chồng.
Ðó là lời Chúa.

Ðáp Ca: Tv 127, 1-2. 3. 4-5
Ðáp: Phúc thay những bạn nào tôn sợ Thiên Chúa (c. 1a).
Xướng: 1) Phúc thay những bạn nào tôn sợ Thiên Chúa, bạn nào ăn ở theo đường lối của Người. Công quả tay bạn làm ra, bạn được an hưởng, bạn được hạnh phúc và sẽ gặp may. - Ðáp.
2) Hiền thê bạn như cây nho đầy hoa trái, trong gia thấy nội cung nhà bạn, con cái bạn như những chồi non của khóm ô liu, ở chung quanh bàn ăn của bạn. - Ðáp.
3) Ðó là phúc lộc dành để cho người biết tôn sợ Thiên Chúa. Nguyện Thiên Chúa từ Sion chúc phúc cho bạn, để bạn nhìn thấy cảnh thịnh đạt của Giêrusalem, hết mọi ngày trong đời sống của bạn. - Ðáp.

* * *

Alleluia: Tv 118, 34
Alleluia, alleluia! - Lạy Chúa, xin giáo huấn con, để con tuân cứ luật pháp của Chúa và để con hết lòng vâng theo luật đó. - Alleluia.

Phúc Âm: Lc 13, 18-21
"Hạt cải mọc lên và trở thành một cây to".
Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô theo Thánh Luca.
Khi ấy, Chúa Giêsu phán rằng: "Nước Thiên Chúa giống như cái gì? Và Ta sẽ so sánh nước đó với cái gì? Nước đó giống như hạt cải mà người kia lấy gieo trong vườn mình. Nó mọc lên và trở thành một cây to, và chim trời đến nương náu trên ngành nó".
Người lại phán rằng: "Ta sẽ so sánh Nước Thiên Chúa với cái gì? Nước đó giống như tấm men mà người đàn bà kia lấy bỏ vào ba đấu bột, cho tới khi tất cả khối đều dậy men".
Ðó là lời Chúa.

Suy Niệm:
Sự phát triển của Nước Thiên Chúa được ví như một hạt cải: tuy hạt nhỏ bé nhưng được nảy mầm và lớn lên phi thường. Cũng vậy, như nắm men vùi vào ba đấu bột, nắm men có sức mạnh làm dậy tất cả đấu bột. Hạt cải và nắm men nhỏ bé, nhưng đưa đến kết quả ngoài sức tưởng tượng. Nước Thiên Chúa cũng có sức mạnh để phát triển, làm sung mãn và biến đổi được tất cả như vậy.

Cầu Nguyện:
Giáo Hội, từ một nhúm nhân là Mười Hai vị Tông Ðồ làm nền tảng, ngày nay đã lan rộng ra khắp năm châu bốn bể. Giáo Hội đã dâng lên Thiên Chúa bao vị thánh, bao mẫu gương thiện hảo đang làm biến đổi thế giới.
Xin Chúa giúp mỗi người chúng con ý thức từng lời nói, hành động nhỏ bé của chúng con, để như men, như hạt cải được lớn lên cho Nước Trời mau lan rộng trong tâm hồn mọi người. Amen.


VĂN THƯ HƯỚNG DẪN HƯỞNG ƠN TOÀN XÁ TRONG NĂM ĐỨC TIN TẠI GIÁO PHẬN QUI NHƠN

TÒA GIÁM MỤC QUI NHƠN
116 Trần Hưng Đạo, Tp. Qui Nhơn, tỉnh Bình Định, Việt Nam
Tel: 056-3824360; Fax: 056-3828955; Email: vptgmqn@yahoo.com
 


Kính gởi: Quý linh mục, tu sĩ, chủng sinh
và anh chị em giáo dân trong gia đình giáo phận Qui Nhơn.

Anh chị em thân mến,

Theo nghị định được công bố vào ngày 05 tháng 10 năm 2012 với chữ ký của Đức Hồng Y Manuel Monteiro de Castro, Chánh án Tòa Ân Giải tối cao, và Đức Giám mục Krysztof Nykiel, Chánh lục sự, Đức Thánh Cha Bênêđíctô XVI ưu ái ban ơn toàn xá cho toàn thể cộng đồng dân Chúa trong Năm Đức Tin. Việc ban ơn toàn xá có hiệu lực từ ngày khai mạc đến ngày bế mạc Năm Đức Tin, tức là từ ngày 11 tháng 10 năm 2012 đến ngày 24 tháng 11 năm 2013.



Ơn toàn xá sẽ đem lại lợi ích lớn lao, trước hết để cuộc sống của các tín hữu đạt đến sự thánh thiện ở mức cao nhất qua việc thanh tẩy tâm hồn. Đồng thời, do lòng Chúa thương xót, ơn toàn xá tha các hình phạt tạm vì tội, và có thể nhường lại cho các tín hữu đã qua đời. Để hưởng ơn toàn xá, các tín hữu phải thành tâm sám hối, xưng tội, rước lễ và cầu nguyện theo ý Đức Giáo Hoàng, vào những dịp sau đây:

1. Khi tham dự ít nhất 3 bài giảng về truyền giáo, hoặc 3 bài học về các văn kiện Công Đồng và sách Giáo Lý của Hội Thánh Công Giáo, tại nhà thờ hay bất kỳ nơi nào khác thích hợp.

2. Khi hành hương đến các nơi sau đây:

a. Toàn giáo phận   :  Nhà thờ Chính Tòa Qui Nhơn
                                   Trung tâm Thánh Thể và Thánh Mẫu giáo phận (Ghềnh Ráng)
b. Hạt Quảng Ngãi  :  Nhà thờ Quảng Ngãi (mới)
                                   Mộ tử đạo tại Bầu Gốc (giáo xứ Bầu Gốc)
c. Hạt Bình Định    :   Nhà thờ Gò Thị (Kính Thánh Anrê Kim Thông)
                                   Nhà thờ Vĩnh Thạnh (Kính Thánh Stêphanô Thể)
d. Hạt Phú Yên      :   Nhà thờ Tuy Hòa
                                  Nhà thờ Mằng Lăng (Kính Á Thánh Anrê Phú Yên)


Cuộc hành hương gồm việc tham dự một cử hành phụng vụ tại các nơi ấy hoặc ít là ở lại một thời gian thích hợp để cầu nguyện và suy niệm đạo đức, kết thúc bằng kinh Lạy Cha, kinh Tin Kính (theo bất kỳ bản kinh hợp pháp nào), và khẩn cầu Đức Trinh Nữ Maria hoặc các Thánh Tông Đồ, các Thánh Bổn Mạng.
         
3. Khi tham dự thánh lễ trọng hay phụng vụ các giờ kinh, và đọc kinh Tin Kính trong những dịp sau đây:
- Ngày lễ khai mạc và bế mạc Năm Đức Tin tại giáo phận và giáo xứ.
- Ngày lễ trạm tại các Giáo Hạt.
- Ngày lễ bổn mạng của các giáo xứ.

4. Vào một ngày tùy chọn trong Năm Đức Tin, nếu lấy tinh thần đạo đức đến viếng giếng rửa tội hoặc nơi mình chịu phép rửa tội và tuyên xưng lại lời hứa rửa tội bằng bất kỳ hình thức hợp pháp nào.
      
Các tín hữu vì bệnh tật hoặc những lý do hợp pháp khác không thể ra khỏi nơi cư trú, vẫn có thể hưởng ơn toàn xá nếu hiệp thông với các tín hữu khác đọc kinh Lạy Cha, kinh Tin Kính và những kinh nguyện khác phù hợp với các ý hướng của Năm Đức Tin, đồng thời dâng lên Chúa những đau khổ và âu lo trong cuộc sống của mình.
 

Tòa Giám Mục Qui Nhơn, ngày 14.10.2012
 
+ Matthêô Nguyễn Văn Khôi
Giám Mục giáo phận Qui Nhơn

Chúa Nhật 27 Thường Niên Năm B Hãy Sống Khắng Khít


Phúc Âm: Mc 10, 2-12
"Sự gì Thiên Chúa đã kết hợp, loài người không được phân rẽ".
Khi ấy, những người biệt phái đến gần và hỏi thử Chúa Giêsu rằng: "Người ta có được phép ly dị vợ mình chăng?" Người đáp: "Môsê đã truyền cho các ông thế nào?" Họ thưa: "Môsê cho phép làm giấy ly dị và cho ly dị". Bấy giờ Chúa Giêsu đáp lại: "Chính vì sự cứng lòng của các ông, mà Môsê đã viết ra điều luật đó. Nhưng lúc khởi đầu cuộc sáng tạo, Thiên Chúa đã dựng nên một người nam và một người nữ. Bởi đó người nam sẽ lìa cha mẹ để luyến ái vợ mình, và hai người sẽ nên một huyết nhục. Như thế, họ không còn là hai mà là một huyết nhục. Vậy sự gì Thiên Chúa đã kết hợp, loài người không được phân rẽ".
Về đến nhà, các môn đệ lại hỏi Người về điểm đó. Và Người bảo các ông: "Ai bỏ vợ mình và lấy vợ khác, thì phạm tội ngoại tình đối với người vợ trước. Và người nữ bỏ chồng và lấy chồng khác, thì cũng phạm tội ngoại tình".
{Bấy giờ người ta đưa những trẻ nhỏ đến cùng Chúa Giêsu để Người đặt tay trên chúng, nhưng các môn đệ khiển trách họ. Thấy vậy, Chúa Giêsu bất bình và bảo các ông rằng: "Hãy để các trẻ nhỏ đến cùng Thầy, đừng ngăn cản chúng, vì nước Thiên Chúa là của những người giống như chúng. Thầy bảo thật các con: Ai không đón nhận nước Thiên Chúa như trẻ nhỏ, sẽ không được vào nước đó". Rồi Người ôm chúng, đặt tay ban phép lành cho chúng.}

Suy Niệm:
Chúa Nhật XXVII Thường Niên Năm B
Khởi nguyên 2,18-24; Hipri 2,9-11; Marcô 10,2-16
Trong các Chúa nhật thường niên, phụng vụ thường đọc cho chúng ta nghe một cách liên tiếp các đoạn chính yếu trong một sách Tin Mừng. Năm nay, chúng ta đọc sách Tin Mừng theo thánh Marcô, và lần trước chúng ta đã đọc xong chương 9 thì hôm nay chúng ta bắt đầu nghe sang chương 10, mà chúng ta sẽ đọc tiếp trong các Chúa nhật sau.
Rồi để làm sáng tỏ bài Tin Mừng, phụng vụ chọn một đoạn Cựu Ước có khả năng hướng lòng chúng ta về mạc khải của Ðức Yêsu để chúng ta thấy chính Người đã đến không phải để xóa bỏ nhưng để kiện toàn và hoàn tất luật cũ hay đạo cũ và mọi lời tiên tri trong Cựu Ước. Chẳng hạn hôm nay bài sách Khởi nguyên đã được chọn vì bài Tin Mừng. Ðức Yêsu đã gợi lại một câu trong sách Khởi nguyên, thì phụng vụ đọc cho chúng ta nghe chính đoạn sách ấy để giúp chúng ta dễ hiểu lời Tin Mừng hơn. Ðồng thời chúng ta cũng sẽ thấy chính Ðức Yêsu sẽ làm cho bài sách Khởi nguyên thêm giá trị.
Cuối cùng bài Thánh Thư được chọn để dạy chúng ta biết sống đạo một cách cụ thể, theo như các tông đồ đã chỉ bảo cho giáo dân của các ngài. Không tất nhiên tư tưởng bài Thánh Thư phải ăn khớp với bài Tin Mừng. Phụng vụ thường chỉ muốn đọc cho chúng ta nghe hết thư này sang thư khác. Chẳng hạn lần trước chúng ta đã đọc hết thư Yacôbê, thì kể từ Chúa nhật này và liên tiếp trong nhiều Chúa nhật thường niên sau này chúng ta được nghe đọc thư Hipri, nói rằng của thánh Phaolô nhưng có lẽ chỉ là của một tác giả hoặc môn đệ thân cận của ngài và thấm nhiễm tinh thần của ngài. Ðoạn thư trích hôm nay không liên ý trực tiếp với giáo huấn của bài Tin Mừng và bài sách Khởi nguyên. Nhưng tuy nói về những vấn đề khác nhau, cả ba bài Kinh Thánh vẫn bổ túc làm cho huấn giáo của Chúa nhật này thêm phong phú.
Chúng ta sẽ thấy bài Tin Mừng và bài sách Khởi nguyên nói đến nỗi an ủi mật thiết trong tương quan giữa người nam và người nữ. Nhưng sánh sao được với niềm an ủi và thắm thiết giữa Ðức Kitô và môn đệ Người, mà bài thư Hipri hôm nay gợi lên? Chúng ta hãy lần lượt đọc lại những bài Thánh Kinh ấy.

1. Nam Nữ Là Một
Bài sách Khởi nguyên hôm nay là một trong những bản văn rất quý hóa trong kho tàng tư tưởng của loài người. Người ta chỉ có thể chê khi đọc hời hợt và tưởng rằng bản văn đó mới được viết ngày hôm qua, ở giữa thời đại khoa học này. Ngược lại, nếu nhớ rằng nó đã khai sinh cách đây vào khoảng ba nghìn năm và do một ngọn bút ở một dân tộc ít văn hóa, người ta sẽ phải kinh ngạc và tự hỏi làm sao tác giả có thể viết ra những tư tưởng thâm thúy như vậy. Có cả một kho tàng khôn ngoan, tâm lý và sáng suốt trong những lời văn này.
Con người được mô tả như là một hữu thể cần hiệp thông và thông cảm. Nó không thể sống cô đơn cho dù đang ở giữa một cảnh bồng lai tiên cảnh như nơi địa đàng. Nó cũng không thể thỏa mãn với sự bầu bạn của mọi thứ động vật. Tác giả thật khéo ám chỉ loài người và loài vật cũng chỉ là một giống động vật khi ông nói Adong nhìn các giống vật và thấy chúng đều là "sinh vật", nghĩa là cũng giống như ông là loài có sinh khí. Tuy nhiên lập tức ông cũng nhận ngay ra địa vị "linh ư vạn vật của mình" khi tác giả viết: Adong đặt tên cho từng loài, để tỏ ra địa vị ưu việt của ông... "Nhưng con người vẫn không gặp được sự trợ giúp nào tương đối". Adong chưa tìm được vật nào giống như mình để cảm thông và làm đầy đời sống cho mình. Nói cách khác, ông cảm thấy chưa đầy đủ dù có cả vũ trụ và vạn vật ở dưới quyền. Ông muốn và cần có một ai như mình nhưng lại khác mình và bổ khuyết cho mình.
Thượng đế đã can thiệp. Thiên Chúa không để con người cô đơn. Tác giả sách Thánh dùng hình ảnh bình dân để diễn tả sự can thiệp này. Yavê đưa Adong vào một giấc hôn mê, Người rút một xương sườn của ông, lắp thịt vào, làm ra người nữ và đem giới thiệu với ông. Vừa nhìn thấy, Adong đã kêu lên: phen này, nàng là xương tự xương tôi, thịt tự thịt tôi, nàng là Ishsha: (đàn bà) vì đã được rút ra từ Ish: (đàn ông).
Rõ ràng tác giả đã xây dựng hình ảnh từ "nguyên tự" và từ quan niệm bình dân lấy sự giống nhau về xương thịt để nói lên sự giống nhau về bản chất. Tức là tác giả muốn khẳng định đàn bà cũng là "người" như đàn ông và giữa nam nữ có một sự mật thiết bù đắp cho nhau. Tư tưởng của ông tiến bộ hơn người đồng thời rất xa, vì sau ông nhiều thế kỷ, ở nhiều nơi người ta vẫn chưa nhìn nhận sự bình đẳng và đồng loại giữa nam và nữ. Và với câu sau, "người đàn ông sẽ bỏ cha mẹ và khắng khít với vợ mình và chúng sẽ nên một thân xác", ông làm cho độc giả thấy tình gia đình phu phụ keo sơn đến mức nào.
Dù sao cách nói của ông vẫn có nhiều hình ảnh và có thể làm người ít học lấy hình ảnh làm thực tại. Họ đâu có biết sách Khởi nguyên ở đoạn trước đã viết về nam nữ như sau: "Thiên Chúa đã dựng nên loài người theo hình ảnh mình. Là nam là nữ, Người đã dựng nên chúng". Vậy, điều mà ở đây tác giả nói một cách đơn sơ, tổng hợp nhưng vẫn đề cao sự bình đẳng và đồng loại giữa nam và nữ, thì ở chương sau ông đã dùng hình ảnh để nói lên một cách dễ hiểu hơn. Chúng ta quý cả hai lối trình bày và sung sướng được nghe nói đến những nét thâm thúy nơi con người.
Tuy nhiên ở đây phụng vụ không muốn lưu ý chúng ta về việc nam nữ đồng loại và bình đẳng cho bằng việc họ thu hút nhau, bù đắp cho nhau và khắng khít với nhau, để dẫn chúng ta sang bài Tin Mừng.

2. Không Ðược Ly Dị
Chúng ta không hiểu rõ hoàn cảnh vì sao các Biệt phái lại chọn vấn đề rẫy vợ để thử Ðức Yêsu. Họ muốn thử gì? Ðể xem ý kiến của Người về vấn đề ly dị ư? Không chắc ở thời đó vấn đề có sôi bỏng như ở thời ta không, cho dù luật Rôma bấy giờ cũng cho ly dị và tâm tư đạo đức của người Dothái có vẻ không rõ ràng. Ðúng hơn, họ muốn gài bẫy Người, để xem Người có kính trọng luật Môsê không? Nhưng luật này nói thế nào? Họ chỉ có thể trích được một câu trong sách Thứ luật (24,1) cấm lấy lại một người đàn bà đã bị rẫy và nói đến việc viết ly thư, chớ không có chỗ luật nào nói rõ về việc được phép ly dị... Chính các Biệt phái cũng phải nhận rằng Môsê chỉ cho phép viết ly thư chứ không ra lệnh phải làm việc này. Dựa vào chỗ đó, Ðức Yêsu làm cho họ hiểu rằng: vì lòng dạ lì lợm của họ mà Môsê đã phải cho phép như vậy. Ðó là một nhượng bộ bất đắc dĩ, không thể kéo dài mãi mãi. Nước Thiên Chúa đã đến rồi; con người phải dùng sức mạnh mà vào; người ta phải trở về với Thiên Chúa và lệnh truyền của Người. Thế mà từ nguyên thủy nam nữ đã khắng khít với nhau và đàn ông đã bỏ cả cha mẹ mình để nên một thân thịt với bạn mình. Ðức Yêsu giải thích việc đó là ý của Thiên Chúa muốn phối hợp hai người lại với nhau, và không ai được phép phân ly nữa. Về nhà, Người còn dạy rõ: không ai được rẫy vợ mình để cưới vợ khác. Ai làm như vậy sẽ phạm tội ngoại tình.
Thánh Marcô không nói đến phản ứng của Biệt phái khi nghe Ðức Yêsu trả lời, vì đứng về quan điểm luật họ còn biết nói gì nữa? Nhưng đối với con người thời nay, có lẽ phán quyết của Người còn cần được tìm hiểu thêm. Người ta có thể đưa ra ý kiến này, ý kiến khác về vấn đề ly dị. Phụng vụ hôm nay chỉ xin chúng ta suy nghĩ về bài sách Khởi nguyên và đoạn Phúc Âm hôm nay để thấy việc vợ chồng khắng khít với nhau là một cái gì nằm sâu trong bản chất nam nữ mà Thiên Chúa đã dựng nên từ nguyên thủy. Ðó là ý muốn của tạo hóa và của bản tính con người. Nếu điều này có lúc khó chấp nhận, thì chúng ta hãy đọc tiếp đoạn Phúc Âm trên.
Thánh Marcô nói đến việc Ðức Yêsu yêu quý trẻ nhỏ và dạy chúng ta phải đón lấy Nước Trời như một trẻ nhỏ. Câu nói này có thể có hai nghĩa. Hoặc là người ta phải đơn sơ như trẻ nhỏ khi đón nhận Nước Trời, không xét nét, không do dự vì trẻ nhỏ cho gì chúng cũng lấy. Hoặc là người ta phải coi Nước Trời như hồng ân tốt đẹp, tinh sạch mà người ta phải đón lấy như đón một trẻ nhỏ. Bất cứ hiểu theo nghĩa nào, người ta cũng có thể dùng Lời Chúa nói đây để giúp mình chấp nhận luật không ly dị nói trên, vì rõ ràng đấy là ý Chúa, là Nước Trời đến với chúng ta mà chúng ta phải đón lấy như trẻ nhỏ. Chúng ta cũng có thể dùng bài Thánh Thư để khuyến khích mình thêm vì tác giả thư Hipri, tuy nói đến một vấn đề khác, nhưng cũng sẽ chỉ muốn chúng ta bắt chước Chúa mà có tinh thần hòa hợp.

3. Hãy Sống Khắng Khít
Tác giả nhắc lại việc Ðức Yêsu đã ngang qua thống khổ tử nạn mà được vinh quang huy hoàng. Trong chốc lát và theo một diện nào đó Người đã tỏ ra như thua các Thiên Thần vì hình dạng khổ nạn của Người. Nhưng đó là ý nhiệm mầu của Thiên Chúa. Người muốn Ðức Kitô phải chịu khổ đau như vậy để kiện toàn bản chất con người chúng ta. Người muốn hướng dẫn số đông nhân loại lên phúc vinh quang nên đã dùng thống khổ hạ Ðức Kitô xuống thân phận tôi đòi tội lỗi như mọi người để khi Người được triều thiên ban tặng thì cả nhân loại được chia phần vinh quang của Người.
Như vậy, ở đây tác giả thư Hipri đã nhấn mạnh đến sự khắng khít giữa Ðức Kitô và loài người trong mầu nhiệm tử nạn phục sinh. Có thể nói vì muốn được loan báo Danh Chúa cho anh em và ngợi khen Thiên Chúa giữa cộng thể loài người mà Ðức Kitô đã phải đồng hóa và nên một với loài người trong đau khổ. Người không để lại cho chúng ta một tấm gương khắng khít hòa hợp và hiệp nhất sao? Người đang kêu gọi chúng ta không những kết hiệp bất khả phân ly với Người mà còn với nhau nữa. Người đang khuyến khích riêng các gia đình đang gặp khó khăn đó.
Mầu nhiệm Thánh Thể của Người mà chúng ta cử hành bây giờ thật sự nói lên điều này. Ðức Kitô chấp nhận sự chết là hình phạt của mọi người để đưa mọi người lên phúc vinh quang. Người kêu gọi chúng ta mật thiết kết hợp với Người. Và đồng thời Người sẽ thêm cho chúng ta sức mạnh kết hợp với nhau như các chi thể trong một thân thể. Với ơn của Người, chúng ta sẽ lướt thắng mọi khó khăn trong tương giao xã hội và đặc biệt trong quan hệ gia đình, để khi mến Chúa nhiều, chúng ta cũng đoàn kết yêu thương nhau nhiều, không phải chỉ bằng cảm tình và lời nói hoặc lời cầu nguyện, mà bằng việc làm, hy sinh, cố gắng; như vậy đạo tốt sẽ làm đẹp đời. Và chúng ta sẽ thấy đời người thật đáng sống khi có ơn Chúa.

400 người tham dự Thượng Hội đồng Giám Mục thế giới kỳ thứ 13



400 người tham dự Thượng Hội đồng Giám Mục thế giới kỳ thứ 13.
Vatican (Vat. 5/10/2012) - Tổng cộng có 400 người tham dự Thượng Hội đồng Giám Mục thế giới kỳ thứ 13 sẽ tiến hành từ chúa nhật 7 tháng 10 đến 28 tháng 10 năm 2012 về chủ đề "Tái truyền giảng Tin Mừng để thông truyền đức tin Kitô".
Trong cuộc họp báo sáng ngày 5 tháng 10 năm 2012, Ðức Tổng Giám Mục Nikola Eterovic, người Croát, Tổng thư ký Thượng Hội đồng Giám Mục, cho biết trong số 400 người vừa nói có 262 nghị phụ, con số đông đảo chưa từng có trong lịch sử các Thượng Hội đồng Giám Mục. Trong số này có 103 vị từ Âu Châu, 63 từ Mỹ châu, 50 từ Phi châu, 39 từ Á châu và 7 vị từ Úc châu. Có 182 nghị phụ do các Hội đồng Giám Mục và Hiệp Hội các Bề trên Tổng quyền dòng nam bầu lên và được Ðức Thánh Cha phê chuẩn. Hội đồng Giám Mục Việt Nam có hai Giám Mục đại biểu tham dự là Ðức Cha Giuse Nguyễn Năng, Giám Mục Phát Diệm, và Ðức Cha Giuse Vũ Duy Thống, Giám Mục Phan thiết.
Xét về thứ bậc các nghị phụ có 6 Thượng Phụ, 49 Hồng Y, 3 Tổng Giám Mục trưởng của các Giáo Hội Công Giáo Ðông phương, 71 Tổng Giám Mục, 120 Giám Mục và 14 Linh Mục.
Ðức Thánh Cha là Chủ tịch của Thượng Hội đồng Giám Mục; ngài đã bổ nhiệm 3 vị Hồng y theo lượt thay ngài để chủ tọa các khóa họp, đó là Ðức Hồng Y Gioan Thang Hán, Giám Mục Hongkong, Ðức Hồng Y Francisco Robles Ortega, Tổng Giám Mục Guadalajara bên Mêhicô, và Ðức Hồng Y Laurent Monsengwo Pasinya, Tổng Giám Mục Kinshasa, thuộc Cộng hòa dân chủ Congo.
Vị Tổng tường trình viên của Công nghị này là Ðức Hồng Y Donald Wuerl, Tổng Giám Mục Washington, Hoa Kỳ, và vị Tổng thư ký đặc biệt của Công nghị Giám Mục này là Ðức Cha Pierre-Marie Carré, Tổng Giám Mục giáo phận Montpellier bên Pháp.
Tham dự công nghị còn có 45 chuyên gia và 49 dự thính viên nam nữ. Các chuyên gia gồm các Linh Mục, nữ tu và giáo dân, hầu hết là các giáo sư đến từ năm châu, có nhiệm vụ trợ giúp Ðức Hồng Y Tổng tường trình viên và Ðức Tổng Giám Mục Tổng thư ký đặc biệt của Công nghị Giám Mục này.
Các dự thính viên có quyền phát biểu nhưng không có quyền bỏ phiếu trong Thượng Hội đồng Giám Mục. Trong số các vị có Ông Carl Anderson, người Mỹ, thủ lãnh Hội Hiệp sĩ Colombo, nhiều Bề trên Tổng quyền các dòng tu như dòng các Sư huynh La San, dòng nữ tu thừa sai bác ái của Mẹ Têrêsa Calcutta, dòng Nữ Tỳ Thánh Tâm Chúa Giêsu, dòng Con Ðức Mẹ Phù Hộ, chị Maria Voce, Chủ tịch Phong trào Focolare, Tổ Ấm, v.v..
Có các Ðại biểu Anh em, đại diện cho 15 Giáo Hội và Cộng đoàn Giáo Hội chưa hiệp thông trọn vẹn với Giáo Hội Công Giáo, trong số này đặc biệt có Ðức Thượng Phụ Bartolomaios I, Giáo chủ Chính Thống Constantinople kiêm Giáo chủ danh dự chung của toàn Chính Thống giáo, và Ðức Tổng Giám Mục Rowan Williams, của Giáo phận Canterbury, Giáo chủ Liên hiệp Anh giáo. Hai vị sẽ dự thánh lễ Ðức Thánh Cha chủ sự ngày 11 tháng 10 năm 2012 để khai mạc Năm Ðức Tin, kỷ niệm 50 năm khai mạc công đồng. Riêng Ðức giáo chủ Anh giáo cũng sẽ lên tiếng tại Công nghị.
Sau cùng có 3 vị được mời đặc biệt, đó là thầy Alois, Tu viện trưởng tu viện đại kết Taizé bên Pháp, Mục sư Lamar Vest, Chủ tịch Hội Kinh Thánh Hoa Kỳ, và Ông Werner Arber, Giáo sư môn vi sinh học tại Trung tâm Sinh học thuộc đại học Bâle, Thụy Sĩ kiêm Chủ tịch Hàn lâm viện khoa học của Tòa Thánh.
Cũng có 32 Linh Mục trợ giúp các nghị phụ và 30 thông dịch viên. Tổng cộng có 400 người dự Thượng Hội đồng Giám Mục thế giới thứ 13.
Ðức Tổng Giám Mục Eterovic cũng nói rằng trong 3 tuần họp, Thượng Hội đồng Giám Mục sẽ có 23 phiên khoảng đại và 8 phiên họp nhóm. Ngay trong cuộc họp đầu tiên, các nghị phụ sẽ được phân thành 12 nhóm nhỏ tùy theo ngôn ngữ chính của Công nghị Giám Mục này. Các vị sẽ họp để chọn điều hợp viên và tường trình viên của nhóm liên hệ.
Về phương pháp, Ðức Tổng Giám Mục cho biết mỗi nghị phụ được phát biểu 5 phút trong phiên họp khoáng đại, và trong các phiên họp ban chiều từ 6 đến 7 giờ, mỗi vị không được nói quá 3 phút. Các dự thính viên và đại biểu anh em không được nói quá 4 phút.

G. Trần Ðức Anh, OP
(Radio Vatican)