7
giờ
sáng Chúa Nhật
ngày 30 tháng 6, Đức
cha Matthêô đã đến
Giáo xứ
Kim Châu để
cử
hành thánh lễ
Chúa Nhật,
đồng
thời
chủ
sự
nghi thức
tuyên thệ
và nhậm
chức
của
tân Hội
đồng
giáo xứ
Kim Châu. Đây là một
giáo xứ
kỳ cựu
của
giáo phận
với
các 9 giáo họ:
Kim Châu, Chánh Thạnh,
Bình Định,
Hòa Cư, Phò An, Đập Đá, Khánh Lễ, Dương
Lăng, Thạnh
Danh, với
tổng
số
664 gia đình và 2.709 giáo dân. Nơi đây có nhà dòng Thánh Giuse (nay là Dòng
SVD – Ngôi Lời)
được
cố
Gioan Khâm (Jean Sion) thuộc
Hội
Truyền
giáo Hải
ngoại
Paris sáng lập
và được
Tòa Thánh phê chuẩn
vào ngày 30/5/1931. Tháng 7 năm 1932, Nhà Mẹ được
chuyển
từ
Nhà Đá về
Kim Châu, tọa
lạc
tại
cơ sở mua lại của
các Sư Huynh Lasan gần nhà thờ Kim Châu, xưa
là nền
Xã Tắc.
Mở đầu thánh lễ, Đức cha mời gọi cộng đoàn cầu nguyện cho 63 người được mời gọi đảm nhận những chức vụ trong giáo xứ, cọng tác với cha sở trong công việc điều hành giáo xứ. Xin cho họ được trở thành những gương mẫu xứng đáng, những con chim đầu đàn trong hành trình về với Chúa.
Phần lớn thời gian trong bài giảng lễ, Đức cha Matthêô đã chia sẻ về con người chức việc, những thái độ và tâm tình cần phải có: “Khi ông Môisen dẫn đưa người Do Thái từ Ai Cập về Đất Hứa, một đoàn người đông đảo như vậy thì trong cuộc sống chắc chắn có rất nhiều tranh chấp. Và ngày nọ qua ngày kia, ông Môisen phải ngồi để dàn xếp những vụ kiện tụng từ sáng cho đến tối. Một hôm, cha vợ của ông đã đến thăm và thấy cảnh này, ông mới khuyên chàng rể Môisen hãy tìm kiếm trong dân những người có uy tín, khôn ngoan, đạo đức và đầy Thần Khí để giao việc cho họ, người thì phụ trách 100 người, người thì 1.000 người. Như vậy, họ sẽ tự giải quyết lấy những việc nhỏ còn mình sẽ giải quyết những việc lớn. Và như thế con số 70 người đã được hình thành để cùng với Môisen cai trị dân chúng. Con số 70 cũng được lập lại trong Tin Mừng, đó là số người được Chúa Giêsu chọn cùng với 12 môn đệ để làm công việc truyền giáo. Hôm nay, Giáo xứ Kim Châu cũng có con số 70 rất tròn trịa: 63 chức việc mới và 7 người cũ, mặc dù không còn làm việc nhưng là những cố vấn khôn ngoan để giúp đỡ cho ban chức việc mới thi hành nhiệm vụ của mình. Là những người được kêu gọi để tiếp tay với cha xứ trong việc phục vụ giáo xứ thì đâu phải tự nhiên mà có thể làm được. Ở ngoài đời, ngành nghề nào cũng phải được đào tạo, chúng ta cũng vậy. Là một chức việc thì trước hết phải có ơn Chúa, sau nữa là được huấn luyện. Chúa Giêsu cũng đã huấn luyện các môn đệ của Ngài như thế. Lời Chúa hôm nay giúp chúng ta có cái nhìn về việc huấn luyện của Chúa để làm công tác tông đồ. Trong Tin Mừng, Chúa Giêsu đi qua xứ Samari và không được đón nhận, tông đồ Gioan đã xin lửa từ trời xuống để tiêu diệt họ. Đó là thái độ vẫn thường có trong chúng ta, một thái độ ỷ chức ỷ quyền. Chúa đã sửa lại ngay lập tức bằng cách nói rằng Ngài đến để cứu sống chứ không phải để giết chết. Làm người chức việc cũng vậy, không thể ỷ lại vào chức quyền mà hành động theo ý mình muốn mà phái có đức ái. Chúa Giêsu muốn các môn đệ luôn đối xử với người khác bằng đức mến, đức ái như trong bài đọc thứ II. Đó là bài học đầu tiên mà Chúa Giêsu đã dạy các môn đệ ngày xưa cũng như cho ban chức việc ngày hôm nay. Bài học thứ hai là Chúa Giêsu sống nay đây mai đó, không có một nơi gối đầu. Địa chỉ của Ngài không nhất thiết là một chỗ nào, một số nhà nào. Địa chỉ của Ngài là trên đường và cuối cùng là trên cây Thập Giá. Qua đó, Ngài dạy cho những kẻ theo Ngài chấp nhận sự bất ổn, bỏ đi những tiện nghi, chấp nhận hy sinh để phục vụ Thiên Chúa và tha nhân. Bài học thứ ba là khi được Chúa Giêsu kêu gọi thì có người xin về chôn cất cha trước đã. Dĩ nhiên, nếu cha anh chết và đang nằm đó thì Chúa Giêsu sẽ cho anh về nhà ngay vì đức hiếu thảo. Nhưng đàng này câu nói của anh ngụ ý rằng cha anh đang sống và anh xin về nhà phụng dưỡng cha cho đến khi ông chết thì sẽ theo Chúa ngay. Anh dằng co giữa hai bổn phận. Và Chúa Giêsu dạy rằng những khi có hai bổn phận xung khắc với nhau, một là bổn phận chăm sóc cho gia đình, hai là lo việc của Chúa, thì lúc ấy Chúa mời gọi chúng ta hy sinh những tương quan gia đình để lo phục vụ Chúa. Đó là những điều mà chúng ta có thể áp dụng cho ban chức việc. Người chức việc nào cũng có gia đình và những bổn phận chăm sóc gia đình, nhưng có những lúc chúng ta cần hy sinh một số những việc làm trong gia đình để lo phục vụ cộng đoàn giáo xứ. Khi có hai công việc cần phải làm trong một lúc thì phải ưu tiên chọn công việc chung, công việc của Chúa. Chúa nói ai cầm cày mà còn quay lại sau lưng thì không xứng đáng là người môn đệ. Khi ngôn sứ Elia muốn chọn cho mình một người kế vị, ông đã chọn Êlisa, một người đang cày cặp bò thứ mười hai trong thửa ruộng. Êlisa đã vui lòng đáp lại lời mời gọi của Êlia nhưng xin về từ giã cha mẹ trước đã. Sau đó Êlisa đã quay trở lại và giết con bò đang cày để làm thịt, lấy cày làm củi nấu để đãi Êlia và dân làng. Sau đó, ông dứt khoát ra đi làm nhiệm vụ ngôn sứ. Hình ảnh bẻ chiếc cày làm củi để nấu con bò đãi khách, đó là một thái độ dứt khoát. Người chức việc sau khi được chọn thì cũng đừng quay lại sau lưng. Trước hết là không quay lại sau lưng chính mình, với những yếu đuối, những khuyết điểm của mình. Đừng từ chối vì cho rằng mình không xứng đáng hay bận việc nọ việc kia. Tất cả điều đó là quá khứ, bây giờ hiện tại và tương lai đang trước mắt. Đã cầm cày thì đừng quay trở lại sau lưng về nhưng yếu đuối của mình…”
Cuối thánh lễ, đại diện tân Hội đồng giáo xứ ngỏ lời cám ơn Đức cha, cha sở và các cha đồng tế, bày tỏ sự lo âu khi đảm nhận trách nhiệm mới. Đức cha đã an ủi cũng như khích lệ tinh thần rằng: “Trong lời của vị đại diện có nhiều chữ “lo âu” và “lo lắng” được lập đi lập lại, điều đó cũng là điều phải lẽ. Nhưng mà có lẽ chúng ta nên bỏ chữ “âu” và “lắng” để giữ lại chữ “lo”, từ nay chỉ “lo” việc của Chúa để giáo xứ ngàu càng tốt đẹp hơn”.
Với 63 thành viên, trong đó có 3 nữ chức việc, Hội đồng Giáo Xứ Kim Châu đã đạt số người kỷ lục trong giáo phận cho đến hiện nay. Tuy nhiên, với một thành phần hùng hậu như vậy, Giáo xứ không hề có ý ganh đua nhưng đã dồn hết những gì mình có để tự đặt cuộc với chính mình trong nỗ lực phát triển giáo xứ. Điều nó nói lên sự xác quyết về một tương lai tốt đẹp hơn dường như đang chờ sẵn trong tầm tay, bởi vì những gì không làm được với một ít người thì ta có có thể làm được với nhiều người cùng đồng một lòng một ý.
Mở đầu thánh lễ, Đức cha mời gọi cộng đoàn cầu nguyện cho 63 người được mời gọi đảm nhận những chức vụ trong giáo xứ, cọng tác với cha sở trong công việc điều hành giáo xứ. Xin cho họ được trở thành những gương mẫu xứng đáng, những con chim đầu đàn trong hành trình về với Chúa.
Phần lớn thời gian trong bài giảng lễ, Đức cha Matthêô đã chia sẻ về con người chức việc, những thái độ và tâm tình cần phải có: “Khi ông Môisen dẫn đưa người Do Thái từ Ai Cập về Đất Hứa, một đoàn người đông đảo như vậy thì trong cuộc sống chắc chắn có rất nhiều tranh chấp. Và ngày nọ qua ngày kia, ông Môisen phải ngồi để dàn xếp những vụ kiện tụng từ sáng cho đến tối. Một hôm, cha vợ của ông đã đến thăm và thấy cảnh này, ông mới khuyên chàng rể Môisen hãy tìm kiếm trong dân những người có uy tín, khôn ngoan, đạo đức và đầy Thần Khí để giao việc cho họ, người thì phụ trách 100 người, người thì 1.000 người. Như vậy, họ sẽ tự giải quyết lấy những việc nhỏ còn mình sẽ giải quyết những việc lớn. Và như thế con số 70 người đã được hình thành để cùng với Môisen cai trị dân chúng. Con số 70 cũng được lập lại trong Tin Mừng, đó là số người được Chúa Giêsu chọn cùng với 12 môn đệ để làm công việc truyền giáo. Hôm nay, Giáo xứ Kim Châu cũng có con số 70 rất tròn trịa: 63 chức việc mới và 7 người cũ, mặc dù không còn làm việc nhưng là những cố vấn khôn ngoan để giúp đỡ cho ban chức việc mới thi hành nhiệm vụ của mình. Là những người được kêu gọi để tiếp tay với cha xứ trong việc phục vụ giáo xứ thì đâu phải tự nhiên mà có thể làm được. Ở ngoài đời, ngành nghề nào cũng phải được đào tạo, chúng ta cũng vậy. Là một chức việc thì trước hết phải có ơn Chúa, sau nữa là được huấn luyện. Chúa Giêsu cũng đã huấn luyện các môn đệ của Ngài như thế. Lời Chúa hôm nay giúp chúng ta có cái nhìn về việc huấn luyện của Chúa để làm công tác tông đồ. Trong Tin Mừng, Chúa Giêsu đi qua xứ Samari và không được đón nhận, tông đồ Gioan đã xin lửa từ trời xuống để tiêu diệt họ. Đó là thái độ vẫn thường có trong chúng ta, một thái độ ỷ chức ỷ quyền. Chúa đã sửa lại ngay lập tức bằng cách nói rằng Ngài đến để cứu sống chứ không phải để giết chết. Làm người chức việc cũng vậy, không thể ỷ lại vào chức quyền mà hành động theo ý mình muốn mà phái có đức ái. Chúa Giêsu muốn các môn đệ luôn đối xử với người khác bằng đức mến, đức ái như trong bài đọc thứ II. Đó là bài học đầu tiên mà Chúa Giêsu đã dạy các môn đệ ngày xưa cũng như cho ban chức việc ngày hôm nay. Bài học thứ hai là Chúa Giêsu sống nay đây mai đó, không có một nơi gối đầu. Địa chỉ của Ngài không nhất thiết là một chỗ nào, một số nhà nào. Địa chỉ của Ngài là trên đường và cuối cùng là trên cây Thập Giá. Qua đó, Ngài dạy cho những kẻ theo Ngài chấp nhận sự bất ổn, bỏ đi những tiện nghi, chấp nhận hy sinh để phục vụ Thiên Chúa và tha nhân. Bài học thứ ba là khi được Chúa Giêsu kêu gọi thì có người xin về chôn cất cha trước đã. Dĩ nhiên, nếu cha anh chết và đang nằm đó thì Chúa Giêsu sẽ cho anh về nhà ngay vì đức hiếu thảo. Nhưng đàng này câu nói của anh ngụ ý rằng cha anh đang sống và anh xin về nhà phụng dưỡng cha cho đến khi ông chết thì sẽ theo Chúa ngay. Anh dằng co giữa hai bổn phận. Và Chúa Giêsu dạy rằng những khi có hai bổn phận xung khắc với nhau, một là bổn phận chăm sóc cho gia đình, hai là lo việc của Chúa, thì lúc ấy Chúa mời gọi chúng ta hy sinh những tương quan gia đình để lo phục vụ Chúa. Đó là những điều mà chúng ta có thể áp dụng cho ban chức việc. Người chức việc nào cũng có gia đình và những bổn phận chăm sóc gia đình, nhưng có những lúc chúng ta cần hy sinh một số những việc làm trong gia đình để lo phục vụ cộng đoàn giáo xứ. Khi có hai công việc cần phải làm trong một lúc thì phải ưu tiên chọn công việc chung, công việc của Chúa. Chúa nói ai cầm cày mà còn quay lại sau lưng thì không xứng đáng là người môn đệ. Khi ngôn sứ Elia muốn chọn cho mình một người kế vị, ông đã chọn Êlisa, một người đang cày cặp bò thứ mười hai trong thửa ruộng. Êlisa đã vui lòng đáp lại lời mời gọi của Êlia nhưng xin về từ giã cha mẹ trước đã. Sau đó Êlisa đã quay trở lại và giết con bò đang cày để làm thịt, lấy cày làm củi nấu để đãi Êlia và dân làng. Sau đó, ông dứt khoát ra đi làm nhiệm vụ ngôn sứ. Hình ảnh bẻ chiếc cày làm củi để nấu con bò đãi khách, đó là một thái độ dứt khoát. Người chức việc sau khi được chọn thì cũng đừng quay lại sau lưng. Trước hết là không quay lại sau lưng chính mình, với những yếu đuối, những khuyết điểm của mình. Đừng từ chối vì cho rằng mình không xứng đáng hay bận việc nọ việc kia. Tất cả điều đó là quá khứ, bây giờ hiện tại và tương lai đang trước mắt. Đã cầm cày thì đừng quay trở lại sau lưng về nhưng yếu đuối của mình…”
Cuối thánh lễ, đại diện tân Hội đồng giáo xứ ngỏ lời cám ơn Đức cha, cha sở và các cha đồng tế, bày tỏ sự lo âu khi đảm nhận trách nhiệm mới. Đức cha đã an ủi cũng như khích lệ tinh thần rằng: “Trong lời của vị đại diện có nhiều chữ “lo âu” và “lo lắng” được lập đi lập lại, điều đó cũng là điều phải lẽ. Nhưng mà có lẽ chúng ta nên bỏ chữ “âu” và “lắng” để giữ lại chữ “lo”, từ nay chỉ “lo” việc của Chúa để giáo xứ ngàu càng tốt đẹp hơn”.
Với 63 thành viên, trong đó có 3 nữ chức việc, Hội đồng Giáo Xứ Kim Châu đã đạt số người kỷ lục trong giáo phận cho đến hiện nay. Tuy nhiên, với một thành phần hùng hậu như vậy, Giáo xứ không hề có ý ganh đua nhưng đã dồn hết những gì mình có để tự đặt cuộc với chính mình trong nỗ lực phát triển giáo xứ. Điều nó nói lên sự xác quyết về một tương lai tốt đẹp hơn dường như đang chờ sẵn trong tầm tay, bởi vì những gì không làm được với một ít người thì ta có có thể làm được với nhiều người cùng đồng một lòng một ý.
Tác giả bài viết: BTTVHQN
Nguồn tin: Gpquinhon.org
Nguồn tin: Gpquinhon.org