GIẢI VIẾT VĂN ĐƯỜNG TRƯỜNG 2015 BẢN TIN 01

GIẢI VIẾT VĂN ĐƯỜNG TRƯỜNG 2015
BẢN TIN 01


Thưa quý độc giả và quý tác giả,
Giải Viết Văn Đường Trường đang được tổ chức là một nỗ lực khiêm tốn mang theo một số ước vọng cụ thể:
- Tạo sân chơi cho các bạn trẻ (dưới 40 tuổi) tập viết truyện ngắn và rèn luyện ngòi bút qua cuộc thi kéo dài 6 năm (năm 2015 này là năm thứ 3).
- Tập hợp những truyện ngắn tốt có nội dung Kitô giáo để giới thiệu, tổ chức in ấn và xuất bản trong một tủ sách văn học Công giáo.
- Tổ chức gặp gỡ các tác giả nhân ngày trao giải để những người cầm bút có dịp tiếp xúc quen biết nhau, cùng nhau thảo luận trao đổi và hướng đến một định hướng chung và cách làm việc chung cho văn học Công giáo.
- Lễ trao giải hằng năm được tổ chức vào buổi chiều lễ Thánh Matthêu, bổn mạng giới cầm bút, 21-9, và tiếp nối bằng cuộc hành hương kỷ niệm sinh nhật của nhà thơ Hàn Mạc Tử vào hôm sau, 22-9. Những người cầm bút ở những nơi khác nhau không về dự được đều có thể hiệp thông cầu nguyện từ xa. Hy vọng với một nhịp sinh hoạt đều đặn hằng năm như thế, sẽ tăng thêm cảm hứng cho những người có khát vọng dâng tài năng văn thơ của mình để ca tụng Thiên Chúa và phục vụ Hội Thánh, rồi dần dần có thể trở thành một ngày hội ngộ truyền thống của giới cầm bút Công giáo.
Ước mong quý độc giả và các cây bút truyện  ngắn ở khắp nơi tích cực vận động để có thêm nhiều tác giả hưởng ứng và tiếp tục tham gia cuộc thi.
Xin mời xem Bản Thể Lệ Giải Viết Văn Đường Trường đính kèm cuối bản tin này.
Xin trân trọng giới thiệu 7 tác phẩm dự thi đầu tiên mới được chọn qua vòng sơ tuyển. Một số bài không lọt qua vòng loại do chưa phải là truyện ngắn (chỉ mang dạng chia sẻ tâm tình, tùy bút hoặc kể chuyện), do kết cấu và hành văn lủng củng, chưa thống nhất ý tưởng, hoặc do lấy lại câu chuyện từ một truyện nào đó (phóng tác chứ không phải là sáng tác). Nếu quý độc giả phát hiện bài nào chỉ là phóng tác, xin vui lòng cho Ban Tổ chức được biết.
Các bạn tham gia dự thi, nếu muốn làm giàu kinh nghiệm viết truyện ngắn, nên vào Google và gõ: “Cách viết truyện ngắn”. Có nhiều bài chia sẻ có thể đáp ứng nhu cầu rèn luyện kỹ thuật viết truyện ngắn của bạn.
Xin chân thành cám ơn các trang truyền thông Công giáo đang hỗ trợ giới thiệu và cổ vũ chương trình này, cám ơn quý tác giả đã gửi bài tham gia và cám ơn quý độc giả đang quan tâm theo dõi. Nguyện xin Thiên Chúa giàu lòng thương xót chúc lành cho tất cả chúng ta.

Qui Nhơn, ngày 01-12-2014
Thay lời Ban Tổ chức


Linh mục TRĂNG THẬP TỰ

LỜI RU GIÁNG SINH VÀ GIẢI TRUYỆN NGẮN 2015

Thưa quý vị và các bạn,


Trong bầu khí đón mừng Lễ Chúa Giáng sinh đang đến, cùng với lời cầu chúc ơn thánh, niềm vui, an bình và hạnh phúc, chúng tôi xin mời quý vị và các bạn thưởng thức những lời ru của mẹ hiền nơi đường link dưới đây. Chúng tôi xin gửi cả quyển sách trong file đính kèm để tiện dụng cho các gia đình.

Đồng thời chúng tôi tha thiết xin quý vị và các bạn giúp giới thiệu Bản tin số 1 về cuộc thi Giải Viết Văn Đường Trường 2015 cũng đính kèm đây. Xin vui lòng chuyển bản tin qua email thật rộng rãi. Những vị nào có blogs hoặc facebook xin tận tình giúp đỡ. Cuộc thi nay đã tiến sang năm thứ ba. Chúng tôi ước mong mọi bạn trẻ Công giáo đều có thể biết đến và tham gia, để từ đó phát hiện những tài năng văn chương ở khắp các giáo phận. Xin chân thành cám ơn quý vị và các bạn.
Nguyện xin Chúa Hài Đồng chúc lành cho tất cả chúng ta.
TM Ban Tổ chức Cuộc thi
Lm Trăng Thập Tự (Võ Tá Khánh)

Đúng 9 tháng ngày mất của Cha Gioakim thân yêu

Tâm tình người ở lại 

TÂM TÌNH NGƯỜI Ở LẠI


 

Trong cuộc đời có những cảnh chia li mà người ra đi có vẻ nhẹ nhàng nhưng người ở lại thì nặng trĩu một nỗi buồn đau thương tiếc. Sự qua đời đột ngột của cha Gioakim Maria Nguyễn Hoàng Trí, linh mục chánh xứ Kim Châu, vào sáng ngày 24 tháng 03 năm 2014, là một cuộc chia li như thế. Cha từ giã cõi đời một cách thanh thản và cũng hết sức bất ngờ, không một lời trăn trối, khiến cho đàn con sững sốt, bàng hoàng... Dưới đây là tâm tình của một giáo dân Kim Châu hướng về cha Gioakim Nguyễn Hoàng Trí nhân kỉ niệm giáp một trăm ngày ngài về cõi sống đời đời.

Bước vào tuổi xưa nay hiếm với bề dày bốn mươi hai năm linh mục (1972-2014), cha Gioakim Nguyễn Hoàng Trí đã chăm sóc đoàn chiên của Chúa bằng nhiều phương thế hữu hiệu khác nhau, đặc biệt là các bài giảng trong Thánh Lễ hàng ngày. Nét độc đáo trong từng bài giảng của cha là vừa bình dân, dễ hiểu lại vừa có tính triết lý, gợi nhiều suy ngẫm sâu xa, thể hiện một kiến thức uyên thâm, một vốn sống phong phú, một sự tha thiết của tâm hồn và khả năng lập luận chặt chẽ, thuyết phục. Nghe cha Gioakim giảng, ta thường thấy trong đó như có lời nhắn nhủ cho riêng mình và gia đình mình. Vì vậy mà có sức lay động mạnh mẽ. Hàng nghìn bài giảng dọc theo chiều dài cuộc đời linh mục, như mưa dầm thấm lâu, đã hâm nóng biết bao tâm hồn nguội lạnh; dẫn về ràn chiên biết bao con người lầm lạc; làm thức tỉnh biết bao kẻ mải mê trong những sự vui thú chóng qua hay bị lôi cuốn trong vòng xoáy của những lo toan cơm áo gạo tiền… Tư tưởng đúng đắn trong các bài giảng của cha giúp cho nhiều quan niệm sai lầm được sửa chữa, nhiều thiếu sót được bổ sung, cách sống lệch lạc được chỉnh đốn còn những tấm gương đạo đức thì được khuyến khích, phát huy và ngày càng thăng tiến. Nhờ lời giảng dạy thấu lí đạt tình cộng với sự thúc đẩy, động viên, nhắc nhở thường xuyên của cha, số người xưng tội rước lễ hàng tháng ngày càng tăng, số người tội lỗi bê tha quay về và được tha thứ ngày càng nhiều... Rõ ràng, qua các bài giảng của mình, cha đã gửi đến cộng đoàn tín hữu những thông điệp quan trọng làm kim chỉ nam hướng dẫn con người vững tâm bước đi giữa biển hoang mang nghi ngại trong cuộc hành trình dài là cuộc đời. Thiết nghĩ, những thông điệp đầy tâm huyết ấy của cha đã quá đủ để thay cho lời trăng trối cuối cùng trong giờ sau hết. Có lẽ vì thế mà khi Chúa gọi, cha đã âm thầm lặng lẽ ra đi, để lại trong lòng đoàn con bao tiếc nuối nghẹn ngào!

Như vậy, các bài giảng đã trở thành công cụ đắc lực góp phần đem lại hiệu quả cho công tác mục vụ của cha Gioakim lúc sinh thời. Các bài giảng ấy lại được minh họa cụ thể, sinh động bằng chính đời sống thực tế của ngài.

Điểm nổi bật đầu tiên trong đời sống ấy là tinh thần cầu nguyện. Cha đã tận dụng gần như tất cả thời gian trong ngày để cầu nguyện. Buổi sáng, cha thường quì trước Cung thánh, thinh lặng trong nhiều tiếng đồng hồ. Buổi chiều, cha luôn luôn cùng với cộng đoàn suy niệm sự thương khó Chúa Giêsu và xin lòng thương xót Chúa vào lúc mười lăm giờ hàng ngày. Ngoài ra, chiều thứ Năm hàng tuần và sáng Chúa Nhật đầu tháng, cha tổ chức cho cộng đoàn được chầu Mình Thánh Chúa một cách nghiêm trang, sốt sắng. Nhìn người cha đã tuổi cao sức yếu nhưng sẵn sàng quỳ hàng giờ để chủ sự việc chầu Thánh Thể và hai tay dang thật thẳng suốt thời gian lần chuỗi Lòng thương xót, ai cũng cảm phục. Chắc rằng, lòng mến Chúa và tâm tình nguyện ngắm thẳm sâu đã trở thành động lực tinh thần to lớn khiến đôi chân của cha trở nên vững vàng, và đôi tay như không hề biết mỏi.

Một hoạt động khác được cha quan tâm đặc biệt là củng cố và phát triển các hội đoàn. Dựa vào đặc điểm, tình hình riêng của từng tập thể, cha Gioakim đã chọn cách hỗ trợ, nâng đỡ phù hợp nên mang lại kết quả tốt đẹp. Sau đây là những ghi nhận về công việc nổi bật mà cha Gioakim đã thực hiện trong một số cộng đoàn tiêu biểu.

Giáo xứ có một tập thể biện chức nhiệt tình làm việc trong Ban hành giáo theo nhiệm kì ba năm. Công tác bầu Ban hành giáo trước mỗi nhiệm kì được cha chuẩn bị hết sức công phu, từ việc tổ chức bảy ngày cầu nguyện trong toàn giáo xứ đến hai vòng bầu phiếu kín, kết thúc bằng buổi Lễ Tuyên thệ long trọng, đầy ý nghĩa, do Đức Giám Mục chủ tế đã khơi dậy trong lòng các vị biện chức niềm tự hào được ơn gọi phục vụ và để lại nhiều xúc động, tin yêu trong cộng đoàn. Nhờ đó, tập thể các vị Biện chức dù khác nhau về trình độ và tính cách nhưng giống nhau ở tinh thần hăng say phục vụ; và vì vậy đã trở thành cánh tay nối dài của cha trong việc chăm sóc các linh hồn.

Bên cạnh Hội đồng giáo xứ, một tập thể khác được cha gần gũi, động viên, nâng đỡ là các anh chị giáo lí viên và khối giáo lí. Đối với công tác giáo lí, cha vừa là người tổ chức, vừa là giáo lí viên, lại cũng là người đồng hành, sẵn sàng chia ngọt sẻ bùi với tập thể... Với tư cách là người tổ chức, cha điều hành, nhắc nhở hoạt động dạy – học giáo lí một cách khoa học, nề nếp với thái độ vừa nghiêm khắc vừa khoan dung. Nghiêm khắc khi một bạn trẻ không vâng lời, sống thiếu văn hóa, làm gương xấu cho bạn khác…; khoan dung trước những trường hợp mắc lỗi nặng, lặp lại nhiều lần nhưng cuối cùng biết ăn năn thành khẩn.... Hai thái độ tưởng như mâu thuẫn nhau ấy lại đều xuất phát từ tinh thần trách nhiệm và đều là biểu hiện của tình yêu thương. Vì vậy, cha luôn được khối giáo lí kính trọng và quý mến... Là giáo lí viên, cha soạn bài, dạy học cách nghiêm túc và hiệu quả. Các lớp do cha phụ trách như lớp Giáo lí Hôn nhân (dạy tuần hai buổi), lớp Cao đẳng Giáo lí cho giáo lí viên (dạy sáng Chúa nhật) đều học tập chuyên cần, có nề nếp, chu đáo... Đối với Khối Giáo lí, cha còn là nhà tài trợ, sẵn sàng chi những khoản tiền lớn khi cần thiết. Mặc dù sống tinh thần khó nghèo với những bữa ăn đạm bạc, tận dụng những chiếc áo cũ đã bạc màu, sứt chỉ để mặc thường ngày, cha vẫn bỏ ra hàng chục triệu đồng mỗi năm để tổ chức Hội chợ nhân dịp lễ Chúa Thánh Thần Hiện xuống, bổn mạng giới trẻ và nhiều hoạt động sôi nổi, bổ ích khác cho riêng khối giáo lí như tổ chức cho giáo lí viên đi tham quan học tập; các em thiếu nhi cắm trại, văn nghệ, vui chơi... và được nhận những phần thưởng giá trị trong ngày Lễ Tổng kết mỗi khóa học... Riêng Câu lạc bộ sáng tác văn thơ Công giáo của giới trẻ giáo xứ Kim Châu, tuy mới thành lập (20/10/2013) nhưng nhận được ở cha sự động viên khích lệ lớn lao. Mặc dù quỹ thời gian hạn hẹp, cha vẫn luôn sắp xếp để tham gia các buổi sinh hoạt của Câu lạc bộ và cổ vũ các em. Nhìn màu tóc bạc trắng của cha nổi bật giữa những mái đầu xanh mướt của các cháu thiếu nhi, ai cũng cảm động. Nhiều đại biểu được mời tỏ ra rất ấn tượng trước hình ảnh một vị linh mục cao tuổi tham gia Câu lạc bộ sáng tác của thiếu nhi nhiệt tình đến mức hiện diện từ đầu đến cuối mỗi buổi sinh hoạt với thái độ vui vẻ, hòa đồng; ai đã một lần chứng kiến chắc không thể nào quên.

Nhiều tập thể khác trong giáo xứ như Legio, cộng đoàn Cùng Theo Chúa (CTC) v.v... cũng nhờ công lao của cha mà ngày càng phát triển cả về chất lẫn về lượng.

Năm 2003, Curia Kim Châu được thành lập với 02 Presidia. Đến nay (2014), Curia Kim Châu đã phát triển lên 12 Presidia. Với tư cách là linh giám của Curia, cha luôn quan tâm sâu sát, chỉ đạo các Presidia sinh hoạt đều đặn, có chất lượng và làm công tác tông đồ ngày càng hiệu quả hơn. Nhờ sự hướng dẫn của cha linh giám Gioakim, các hội viên Legio Kim Châu đã đến với những nơi bất hòa, những cảnh đời bất hạnh, những người bất toại, ốm đau hoặc gặp khó khăn, thử thách đến mức làm chao đảo đức tin... giúp cho nhiều sự xung đột được hòa giải, nhiều nỗi đau được xoa dịu, những thờ ơ lạnh nhạt được hâm nóng lên... Mới đây (2013), cha Giaokim cùng với Curia Kim Châu đã tích cực hỗ trợ việc thành lập hai Curia khác: Curia Gò Thị (với 6 Presidia) và Curia Tây Sơn (7 Presidia). Cha Gioakim và Curia Kim Châu cũng đã góp phần quan trọng trong việc chuẩn bị thành lập Curia Phù Mỹ, nơi quản xứ, cũng là nơi an nghỉ cuối cùng của linh mục Đặng Đức Tuấn (1806-1874), một Tinh hoa Công giáo ái quốc thế kỉ XIX.

Nếu Legio tạo điều kiện thuận lợi để giáo dân hoạt động tông đồ thì CTC là môi trường đặc biệt để học hỏi, chia sẻ và sống Lời Chúa giữa đời. Tháng 7/2002, cộng đoàn CTC Kim Châu được thành lập. Đây là tập thể được Chúa Thánh Thần soi sáng, hoạt động và được cha Gioakim hết lòng hết sức ủng hộ, động viên, chăm lo giúp đỡ mọi mặt để ngày càng thăng tiến. Nhờ cha Gioakim, việc tập huấn, thờ phượng, sinh hoạt chia sẻ Lời Chúa được thực hiện theo định kỳ hàng tuần, hàng tháng, giúp các thành viên CTC ngày càng hiểu đúng, hiểu rõ và thấm thía ý nghĩa của Lời Chúa mỗi ngày. Đối với CTC, cha Gioakim là động lực mạnh mẽ, là vị linh hướng nhiệt tình, sáng suốt, giúp cộng đoàn thực hiện ngày càng trọn vẹn linh đạo thiêng liêng làThánh hóa bản thân và gia đình đồng thời loan báo Tin Mừng cho thế gian bằng chính cuộc sống chứng nhân của mình.

Hướng về cha Gioakim Nguyễn Hoàng Trí, không thể không nhắc đến một hoạt động nổi bật, sáng ngời trong cuộc đời linh mục của cha. Đó là chăm lo cho Ơn Gọi linh mục và tu sĩ. Công việc quan trọng và thiêng liêng này được cha chuẩn bị từ xa bằng việc tập hợp các thiếu nhi đạo đức, gương mẫu, có ý muốn dâng mình cho Chúa thành một tập thể các em dự tu. Vào đây, các em được cha Gioakim trực tiếp dạy dỗ, trau dồi kiến thức giáo lí, tập sống đời tu đức khó nghèo, khiết tịnh, vâng lời ngay từ khi còn bé với phương châm “Không thành công thì cũng thành nhân, không nên việc thì cũng nên người”. Được rèn cặp, thử thách một thời gian nhất định, những người trẻ đủ điều kiện sẽ được cha giới thiệu, đỡ đầu để dâng mình cho Chúa. Cha làm việc này một cách cần mẫn, kiên trì nhưng lặng lẽ suốt thời gian dài nên đến nay rất khó lập được một danh sách cụ thể hoặc thống kê bằng số liệu chính xác. Chỉ biết rằng quý vị linh mục và tu sĩ được cha Gioakim bảo trợ, giúp đỡ ở nhiều giáo xứ khác nhau như Tuy Hòa, Sông Cạn, Kiên Ngãi, Phú Hữu, Kim Châu, Trung Ái, Vườn Vông, Nam Bình, Gò Thị, Ngọc Thạnh, Chánh Tòa...kể cả một số giáo phận khác như Phan Rang, Cam Ranh, Sài Gòn cũng có một số linh mục, tu sĩ được cha Gioakim giúp đỡ. Ngoài 02 thầy đang học tại Đại Chủng viện Sao Biển Nha Trang là con đỡ đầu của cha Gioakim,  quý vị linh mục, tu sĩ khác được cha bảo trợ, giúp đỡ thuộc nhiều hội dòng như dòng Ngôi Lời, dòng Mến Thánh Giá (Quy Nhơn, Nha Trang), dòng Phaolô thành Chartres, dòng Phan Sinh FMM, dòng Nữ tu Trợ thế Thánh Tâm Chúa Giêsu, dòng Đức Bà Truyền giáo v.v… Quả thật, cha Gioakim Nguyễn Hoàng Trí là một trong những linh mục có công lao rất lớn trong việc Bảo trợ cho Ơn Gọi. Như con ong chăm chỉ làm việc để gom từng tí mật ngọt cho đời, như cây nến chịu tiêu hao để đem lại ánh sáng cho trần gian, cha âm thầm cống hiến hết sức mình để làm phong phú thêm số người phục vụ Vườn Nho của Chúa. Nay cuộc đời cha đã khép lại rồi nhưng công đức của cha lại mở ra qua sự kế tục xứng đáng của quý cha và quý tu sĩ nam nữ từng là con đỡ đầu hoặc từng được cha Gioakim giúp đỡ. Những đóng góp to lớn của cha Gioakim về hoạt động Bảo trợ Ơn Gọi đã khiến người ở lại phải ngưỡng mộ, tri ân...
 
Hướng về cha Gioakim Nguyễn Hoàng Trí cũng là suy ngẫm về một cuộc đời đáng kính được kết dệt bằng một chuỗi dài những đóa hoa hi sinh phục vụ. Hi sinh hết mình cho Chúa, phục vụ hết tình vì đoàn chiên Chúa trao. Với tấm lòng quảng đại, yêu thương, cha chăm sóc linh hồn tín hữu theo một cách rất riêng. Cha không giải tội theo giờ giấc định sẵn mà luôn luôn vui vẻ đón nhận hối nhân khi họ cần đến, không kể thứ, ngày, sáng, trưa hay chiều tối. Những người đau ốm, liệt lào luôn được cha thăm viếng, trao Của Ăn Đàng, ban Bí tích Xức dầu, an ủi động viên hết sức chân tình bằng tấm lòng đồng cảm sâu xa, giúp họ bình an trong lòng và vui vẻ chấp nhận đau đớn nơi thân xác vì yêu mến Chúa. Giáo xứ có người qua đời, cha đến dâng lễ tại tư gia với đầy đủ nghi thức tẩm liệm. Sau đó, theo thời gian thuận tiện, sẽ di quan đến nhà thờ cử hành Thánh lễ An táng. Với lễ Tẩm liệm tại nhà người quá cố, cha tổ chức cho cộng đoàn dâng Của Lễ Tinh Tuyền là chính Mình-Máu Chúa Kitô để cầu nguyện một cách hiệu quả; đồng thời, mang đến cho tang quyến một sự diễm phúc và niềm an ủi lớn lao ngay lúc họ lâm vào tình cảnh đau buồn, bối rối cao độ. Qua đó, tạo ra bầu không khí vừa thiêng liêng vừa ấm cúng trong sự chia sẻ chan chứa tình liên đới, yêu thương khiến cho anh em ngoài Kitô giáo cũng cảm thấy thiện cảm, mến mộ… Đối với người hoạn nạn, khó khăn, không phân biệt lương giáo, cha luôn sẵn lòng giúp đỡ một cách nhiệt tình bằng cách này hoặc cách khác. Ai đến với cha Gioakim cũng vui mừng nhận được một điều tốt đẹp nào đó về tinh thần hoặc vật chất từ đôi tay rộng mở của cha... Đối với thiếu nhi, cha là người ông hiền từ, người cha gương mẫu, người thầy tận tụy, một lòng một dạ mong muốn các em trở thành những Kitô hữu tốt, những nắm men trong bột, những ngọn đèn sáng giữa đời. Đối với mọi người, cha luôn là người bạn chân thành, cởi mở, thân thiện, khiêm nhường. Trong giao tiếp hàng ngày, cha thường xưng mình là “em” dù người đối thoại thua kém mình cả tuổi tác lẫn địa vị. Tiếp xúc với cha, ta nhận ra ở ngài hình ảnh một vị mục tử tuy nghiêm khắc, chu đáo nhưng cũng rất dễ gần, dễ chịu, dễ mến.

 Nay cha Gioakim không còn nữa! Trong lễ An táng, có nhắc đến một lời nhận định sâu sắc: “Người chết chỉ thật sự chết khi không còn ai nhớ đến nữa”. Cha Gioakim Nguyễn Hoàng Trí từ giã cõi đời đã để lại trong lòng đoàn con nỗi buồn đau thăm thẳm, nỗi nhớ tiếc khôn nguôi. Hình ảnh thân thương của người cha hiền chắc chắn không bao giờ mờ phai trong tâm trí mọi người. Công lao khó nhọc của cha nhất định sẽ tiếp tục sinh hoa kết quả cho đời và sẽ trường tồn mãi với thời gian. Vì vậy, tuy cha đã mất nhưng vẫn còn, đã chết nhưng bất tử. Câu ngạn ngữ phương Tây “Một ngày làm được nhiều việc, giấc ngủ sẽ ngon lành; một đời làm được nhiều việc, cái chết sẽ bình thản” thật đúng với cha Gioakim. Trong bài giảng Thánh lễ An táng ngày 26/3/2014 tại Kim Châu, Đức Giám Mục Matthêô cũng đã nhận xét về cha Gioakim: “...Một dấu chấm đã hoàn tất cuộc đời của ngài: một dấu chấm trọn nói lên rằng cuộc đời của ngài đã trọn vẹn ý nghĩa”. “Trọn vẹn ý nghĩa”, bởi cha đã thực hiện Thiên Chức Linh Mục một cách toàn tâm toàn ý, lấy hi sinh phục vụ làm niềm vui, làm lẽ sống. Cha đã chọn con đường tận hiến và đã hoàn thành một cách xuất sắc. Vì vậy, đến cuối đời, cha chẳng có gì phải ân hận hay hối tiếc. Cha ra đi một cách an lành, thanh thản. Gương mặt ngài như phảng phất niềm vui của người lữ khách đã về đến Thiên Đàng vĩnh phúc, nơi quê nhà mà mình hằng mong ước…

Phút trải lòng về cha Gioakim xin được khép lại bằng một đoạn ca từ thấm đẫm cảm xúc mà mỗi lần hát lên để cầu nguyện cho cha, nhiều người trong chúng con không cầm được nước mắt:

Xin dâng lên Ngài trọn niềm cậy trông
Xin dâng lên Ngài cuộc sống hy vọng
Suốt một đời hằng luôn tín trung.
Xin Chúa đón nhận người con thân yêu
Nay ra đi rồi, chỉ ước một điều:
Chúa sẽ ban Hạnh Phúc Thiên Triều...


Phêrô Bùi Văn Thi (Gx. Kim Châu)










Tác giả bài viết: Phêrô Bùi Văn Thi (Gx. Kim Châu)
Nguồn tin: Gpquinhon.org

THƯ GỞI ĐỨC CHA

Kính gởi: Đức cha Matthêu Giám mục       
                         Giáo phận Qui Nhơn
Chúng con, toàn thể bà con giáo dân thuộc họ đạo Bình Định nhỏ bé đồng kính xin Đức Cha cũng như Cha chính xứ Kim Châu xem xét lại và cho phép họ đạo Bình Định chúng con tiếp tục có được Thánh lễ đêm 24 Giáng Sinh theo truyền thống xưa nay.
   Kính thưa Đức Cha .
Nhà thờ Bình Định được xây dựng Năm 1963 do cha Anrê Nguyễn Hoàng Nhu là Cha xứ , thời kỳ này chiến tranh loạn lạc mất an ninh , nhưng Cha vẫn cử hành một số Thánh lễ tại nhà thờ này,  trong đó có đại lễ Giáng Sinh vào đêm 24. 
    Khi chiến tranh kết thúc Cha Giacôbê Đặng Công Anh , cùng bà con giáo dân  bàn bạc làm lễ  để giữ Nhà Thờ, mặc dù có lắm khó khăn bởi chính quyền địa phương nhưng Cha vẫn kiên trì với những thỉnh nguyện thư để được dâng lễ tại nhà thờ nhỏ bé của giáo họ chúng con. Vì nằm ngay trên trục đường gần các cơ quan hành chính của thị trấn lúc bấy giờ nên việc xin dâng thánh lễ quả nan giải. Chúa không để con cái mình đói khát Lương Thực Hằng Sống, ngoài việc có được Thánh lễ đêm 24 Giáng Sinh, giáo họ chúng con có thêm Thánh lễ vào các chiều Chúa Nhật. Ý Chúa thật nhiệm mầu!  Từ đó Nhà thờ Bình Định chúng con có Thánh lễ Chúa Nhật thường xuyên , kể cả một số Thánh lễ lớn trong năm.
       Năm 2001 Cha Gioankim Nguyễn Hoàng Trí về làm Cha sở, Cha tiếp tục củng cố, duy trì đồng thời Cha còn tăng thêm Thánh Lễ từ thứ hai cho đến thứ sáu hàng tuần, để bà con giáo dân siêng năng đến với Chúa. Có lần cha nói: "Giáo dân không đến với Chúa thì mình đem Chúa đến cho giáo dân". Một linh mục đạo đức thánh thiện là thế, chủ chăn nhân lành phải hết mình vì đoàn chiên là thế. Cha đã làm sáng danh Chúa và sinh ích cho nhiều linh hồn.
      Sau khi cha Gioakim qua đời, chúng con hân hoan đón mừng cha sở mới Cha Gioakim Huỳnh Công Tân, và mọi việc đã có ít nhiều thay đổi. Vấn đề chúng con muốn trình bày là việc Cha quyết định hủy bỏ Thánh lễ đêm 24 Giáng Sinh của Giáo họ mà xưa nay các Cha sở tiền nhiệm vẫn làm với lý do:  Tất cả tập trung về nhà mẹ (Nhà thờ Kim Châu)  vào lúc 21giờ đêm. Chúng con nhiều lần trình bày với Cha sở nhưng câu trả lời vẫn là: " Ý tôi đã quyết, không thay đổi được nữa". Tổ chức Thánh lễ cũng cần xét đến yếu tố thuận tiện cho người tham dự. Nhất là liên quan đến phần rỗi linh hồn. Chiếu theo Bộ Giáo luật 1983 điều 1752, và cũng là điều quan trọng nhất trong bộ Giáo luật "Phải giữ lẽ công bình theo giáo luật và đặt trước mắt luật tối cao trong Giáo Hội, đó là phần rỗi các linh hồn"
      Kính thưa Đức Cha, chúng con không xin cha sở tiền, vì nhiều người thường nói đi tu làm gì ra tiền, chúng con không xin cha sở làm thánh lễ chay, xét theo khía cạnh nào đó như thế mất phép công bằng và phải trả lẽ trước mặt Chúa. Vì nhu cầu phần rỗi các linh hồn, chúng con chỉ xin cha sở tiếp tục dâng Thánh lễ đêm 24 Giáng Sinh như các đời cha sở tiền nhiệm đã làm. 
      Kính thưa Đức Cha, sở dĩ các Cha sở tiền nhiệm cử hành lễ đêm 24 Giáng Sinh hàng năm vì hai lý do: 
1. Tạo điều kiện cho những người lớn tuổi, những người đau ốm trong giáo họ.
2. Tạo điều kiện cho những người đi trước về coi nhà cho những người đi sau tham dự tại nhà thờ chính. 
    Cho nên việc tham dự thánh lễ Giáng Sinh là điều không thể bỏ, theo Bộ Giáo Luật 1983 điều 1246 triệt 1 có ghi: " Ngày Chúa Nhật, tức này cử hành mầu nhiệm vượt qua, do truyền thống của các thánh tông đồ, phải được giữ trong toàn thể Giáo Hội, như ngày lễ trọng nguyên khởi bắt buộc. Ngoài ra còn phải giữ các ngày lễ sinh nhật Chúa Giêsu, lễ Hiển Linh, lễ Chúa Lên Trời..." 
Thưa Đức Cha, nguyện vọng của họ đạo chúng con như thế chính đáng hay bất chính? Vì phần rỗi linh hồn, chúng con khẩn nguyện xin Đức Cha!
       Ngoài việc mưu cầu phần rỗi linh hồn, việc cử hành Thánh lễ đêm 24 tại nhà thờ Bình Định như một hình thức truyền giáo. Bản chất của Giáo Hội là truyền giáo, một ngày Giáo Hội không truyền giáo, Giáo Hội không còn là chính mình. Sống trong con thuyền Giáo phận chúng con ý thức được vai trò của mình trên con thuyền ấy. Để kỷ niệm 400 Tin Mừng đến với Giáo phận, Đức Cha đã lên chương trình 10 chuẩn bị, 6 năm chuẩn bị xa và 4 năm chuẩn bị gần, trong đó việc truyền giáo giữ vai trò quan trọng trong việc chuẩn bị này.

     Thưa Đức Cha,  họ đạo chúng con nhỏ bé, giáo dân ít, lương dân thì nhiều. Sống chung quanh nhà thờ là những bà con không có đức tin, không biết gì về Chúa, có biết cũng chỉ mập mờ. Việc dâng Thánh lễ đêm 24 Giáng Sinh tại Họ đạo chúng con cũng là một cách truyền giáo: họ có thể nhận biết Chúa qua việc chúng con tham dự thánh lễ, qua bài giảng của Cha sở, cũng như qua cách chúng con tiếp xúc với họ...Vì vậy, tất cả giáo dân trong giáo họ Bình Định chúng con kính mong Đức Cha, Cha chính xứ Kim Châu xem xét nguyện vọng chính đáng  hầu tiếp tục duy trì Thánh Lễ đêm 24 Giáng Sinh mà các Cha sở tiền nhiệm công khó gầy dựng.
          Nguyện xin Chúa Thánh Linh xuống tràn đầy ơn thánh trên Đức Cha , Cha sở.
          Chúng con đồng cảm tạ !
                                              Bình Định ngày 20 tháng 11 năm 2014
                 ( Toàn thể bà con giáo dân họ đạo Bình Định đồng thỉnh nguyện )
                                     




THƯ ĐỨC GIÁM MỤC GIÁO PHẬN

thư ĐGM giáo phận gửi cộng đoàn dân Chúa về chương trình mục vụ năm 2014

Người đăng bài viết: BTTVHQN
GỬI CÁC LINH MỤC, TU SĨ NAM NỮ, CHỦNG SINH
VÀ ANH CHỊ EM GIÁO DÂN
TRONG GIA ĐÌNH GIÁO PHẬN QUI NHƠN
VỀ CHƯƠNG TRÌNH MỤC VỤ NĂM 2014


Anh chị em thân mến,
1. CON ĐƯỜNG TÂN PHÚC-ÂM-HÓA mà chúng ta đang đi là lộ trình hướng về Năm Thánh giáo phận sẽ được cử hành vào năm 2018, kỷ niệm 400 năm giáo phận đón nhận Tin Mừng. Trong bức thư gửi toàn thể cộng đồng dân Chúa giáo phận Qui Nhơn nhân ngày cử hành Năm Đức Tin cho việc truyền giáo của giáo phận, 20.10.2013, tôi đã viết: “Trong hoàn cảnh hiện nay, giáo phận cần phải được “tân Phúc-Âm-hóa”, tức là cần phải đẩy mạnh công cuộc truyền giáo bằng một nhiệt tình mới, với những phương pháp mới và những cách diễn tả mới phù hợp với những hoàn cảnh mới. Mọi thành phần dân Chúa trong giáo phận đều phải tích cực tham gia. Cách riêng các linh mục đang làm công việc mục vụ tại các giáo xứ được giao cho mình không những chỉ quan tâm chăm sóc các tín hữu, mà còn phải đi đến với anh chị em lương dân đang sống chung quanh.”
2. Công cuộc tân Phúc-Âm-hóa phải bắt đầu từ mỗi gia đình, để một khi đã được Phúc-Âm-hóa, các thành phần trong gia đình sẽ có khả năng góp phần vào công trình Phúc-Âm-hóa xã hội. Phúc-Âm-hóa là loan báo Tin Mừng về tình yêu cứu độ của Thiên Chúa đối với con người, để mọi người vui mừng nhận biết mình được Thiên Chúa yêu thương và làm cho tình yêu ấy được lan tỏa đến những người đang sống trong đau khổ và những người chưa nhận biết Thiên Chúa là tình yêu. Gia đình vốn là cộng đoàn tình yêu, nhưng hiện nay tình yêu ngày càng vắng bóng trong các gia đình, nên gia đình cần được Phúc-Âm-hóa trước hết bằng cách gia tăng đức ái. Vì vậy, chủ đề mục vụ của giáo phận Qui Nhơn trong năm 2014 này là gia tăng đức ái trong đời sống gia đình để loan báo Tin Mừng tình thương. Việc gia tăng đức ái không dừng lại tại ngưỡng cửa gia đình, nhưng phải được mở rộng trong các quan hệ xã hội.
ĐỊNH HƯỚNG VÀ TINH THẦN

Sinh Viên Bình Minh - Xây Dựng Và Phát Triển


Người đăng bài viết: GPQN-
Bình Minh - Xây Dựng Và Phát Triển

Mỗi năm cứ đến ngày lễ kính trọng thể các Thánh Tử Đạo Việt Nam, nhóm SVCG Bình Minh – Qui Nhơn lại hân hoan tổ chức lễ truyền thống và văn nghệ mừng sinh nhật của nhóm. Năm  nay, sau 20 năm xây dựng và phát triển, nhóm đã có những bước trưởng thành vượt bậc để đón tuổi 21 thật ý nghĩa và thành công.

Thánh lễ truyền thống được cử hành trang nghiêm vào lúc 16h30 ngày 15/11/2014 tại nhà nguyện chủng viện Qui Nhơn do Đức Giám Mục Mattheo chủ tế cùng với Cha Linh hướng và các Cha đồng tế. Thánh lễ quy tụ khoảng hơn 100 sinh viên hiện đang học tập và làm việc trên địa bàn thành phố Quy Nhơn, cùng với sự hiện diện  của quý souer các hội dòng Mến Thánh Giá, quý souer Phao lô, quý souer hội dòng Nữ tỳ Chúa Giê su tình thương, các anh chị cựu, các bạn đại diện của các nhóm: SVCG Tin Yêu – Nha Trang, SVCG Bồ Câu Trắng – Buôn Mê Thuột và nhóm SVCG Quảng Ngãi. Trong Thánh lễ, Đức Giám Mục đã nhắc về các Thánh tử đạo Việt Nam cũng như những điều cần phải có ở một người sinh viên Công giáo trong cuộc sống cũng như trong học tập để có thể mang Chúa đến với mọi người.

Giờ Chúa Viếng Thăm

Thứ Năm sau Chúa Nhật 33 Mùa Thường Niên

(Lc 19,41-44)

Phúc Âm: Lc 19, 41-44
"Chớ chi ngươi hiểu biết sứ điệp mang hoà bình lại cho ngươi".
Khi ấy, Chúa Giêsu đến gần Giêrusalem, trông thấy thành thì Người khóc thương thành ấy mà rằng: "Chớ chi hôm nay ngươi hiểu biết sứ điệp mang hoà bình lại cho ngươi! Nhưng giờ đây, sứ điệp ấy bị che khuất khỏi mắt ngươi. Vì sẽ đến ngày quân thù đắp luỹ bao vây ngươi, xiết chặt ngươi tứ bề. Chúng sẽ tàn phá ngươi bình địa, ngươi cùng con cái ở trong thành. Chúng sẽ không để lại hòn đá nào trên hòn đá nào, vì ngươi đã không nhận biết giờ ngươi được thăm viếng".

Suy Niệm:
Giờ Chúa Viếng Thăm
Nhìn trong văn mạch, biến cố được nhắc đến trong Tin Mừng hôm nay, đi liền sau biến cố Chúa Giêsu tiến vào thành Giêrusalem. Nhưng không như bao lần khác, Chúa Giêsu vào thành Giêrusalem lần cuối cùng này để thực hiện cuộc Vượt Qua đem lại ơn cứu rỗi, hòa giải giữa con người với Thiên Chúa, và giữa con người với nhau. Ðây là giờ Thiên Chúa viếng thăm, giờ mang đến ơn cứu rỗi, tuy nhiên, những vị lãnh đạo Do thái tại Giêrusalem, như chúng ta sẽ thấy trong cuộc khổ nạn của Chúa, họ không những từ chối, mà còn xách động dân chúng chối bỏ Chúa, yêu cầu quan Philatô ra lệnh đóng đinh Chúa vào Thập giá và tha Baraba cho họ. Như thế, dù có sự nồng nhiệt hoan hô Chúa khi Ngài cỡi trên lưng lừa tiến vào thành thánh, thì sự nồng nhiệt đó cũng chỉ là thoáng qua, và Chúa Giêsu nhận thấy ơn cứu rỗi mà Ngài mang đến bị con người khước từ hơn là đón nhận.
Ðiều xẩy ra cho thành Giêrusalem cũng có thể xẩy đến cho mỗi người ở mọi thời: mỗi người đều có những giây phút hồng phúc được Chúa viếng thăm đem đến ơn lành. Theo quan niệm Kinh Thánh, giây phút Thiên Chúa viếng thăm là giây phút Ngài thực hiện lòng nhân từ. Thánh Luca đã nhấn mạnh ý nghĩa này trong hai bài thánh ca ở đầu sách Tin Mừng của Ngài, đó là bài ca của ông Dacaria và của Ðức Maria. Trong bài ca chúc tụng của mình, Dacaria đã nêu bật lòng nhân nghĩa của Thiên Chúa: chính vì lòng nhân nghĩa mà "Thái dương từ cao xanh khấng viếng thăm ta". Còn về phần mình, ý thức giờ Thiên Chúa viếng thăm đang xẩy ra không những cho bản thân, mà còn cho cả dân tộc và toàn thể nhân loại, Ðức Maria đã nhận định về ý nghĩa sâu xa của việc Thiên Chúa viếng thăm: "Lòng nhân nghĩa của Người suốt đời nọ đến đời kia, trên những kẻ kính sợ Người". Chỉ có một lý do cho cuộc viếng thăm của Thiên Chúa, đó là thể hiện lòng nhân nghĩa đối với những người được Ngài viếng thăm. Do đó, nếu không đón nhận giờ Chúa viếng thăm, con người không những gây thiệt hại cho chính mình, mà còn cho cả người khác nữa.
Xin Chúa cho chúng ta luôn biết lắng nghe tiếng Chúa cảnh tỉnh, đồng thời biết mở rộng tâm hồn đón nhận những giây phút ân sủng của Chúa để được sống an vui hạnh phúc.

Đức Phanxicô: nói về gia đình, không có chuyện bảo thủ hay cấp tiến, gia đình là gia đình

Đức Phanxicô: nói về gia đình, không có chuyện bảo thủ hay cấp tiến, gia đình là gia đình 
Vũ Văn An11/17/2014 

        Hôm nay 17 tháng Mười Một, tại Vatican, Đức Phanxicô đã khai mạc hội luận liên tôn về tính bổ túc nam nữ do Thánh Bộ Giáo Lý Đức tin và một số cơ quan đầu não của Tòa Thánh đứng ra tổ chức và phối hợp, với sự tham dự của nhiều đại diện các Giáo Hội anh em và đại diện các tôn giáo lớn trên thế giới. Trong diễn văn khai mạc, Đức GH nói rằng gia đình là một sự kiện nhân học, chứ không phải là một điều gì đó có tính ý thức hệ, nên không thể là bảo thủ hay cấp tiến được. Nói tới tính bổ túc nam nữ, ngài cho rằng nó không phải là một hạn từ buột miệng ra mà nói chơi được. Trái lại suy tư về nó là suy tư về chính các hòa điệu năng động hiện diện trong chính tâm điểm của mọi tạo vật. Hạn từ hòa điệu chắc chắn là một hạn từ quan yếu. Mọi tính bổ túc đều do chính Tạo Hóa tạo nên, do đó, Tác Giả hoà điệu đã thực hiện sự hòa điệu này. Ngài cho rằng tính bổ túc nam nữ là “gốc rễ của hôn nhân và gia đình. Vì gia đình đặt cơ sở trên hôn nhân là trường học đầu tiên nơi ta học cách đánh giá cao

Thế Giới Nhìn Từ Vatican 06/11 – 12/11/2014 : 25 năm sau sự sụp đổ của Bức Tường Bá Linh

Đức Giáo Hoàng Phanxicô bất ngờ đến quán ăn của khu công nghiệp để ăn trưa với công nhân



Hôm nay chủ quán và đầu

bếp hoàn toàn ngỡ ngàng

khi thấy Đức Thánh Cha

Phanxicô đã bất ngờ xuất

hiện để ăn trưa ngày thứ

Sáu với công nhân. Đây là

tiệm ăn bình dân dành cho

những công nhân lao động

mặc màu áo xanh và những

người lao công trong "khu

công nghiệp" nhỏ ở Vatican.

Bỗng dưng vào giờ ăn

chúng tôi thấy ngài xuất

hiện, tay cầm khay đứng

xếp hàng chờ đến nơi quầy

thức ăn để chọn những thứ

đã làm sẵn, và chúng tôi đã

may mắn được phục vụ

ngài. Anh Paini nói mà

BÁC ÁI TRONG TƯ TƯỞNG


Lm. Gioakim Huỳnh Công Tân
Chúa Giêsu luôn nhắc nhở các môn đệ: “Các con hãy
nên hoàn thiện như Cha các con ở trên trời”. Trong đời sống
Kitô giáo, chúng ta không thể nào đạt đến đỉnh trọn lành nếu
chúng ta không lấy đức mến Chúa, yêu người làm căn nguyên
cho mọi tư tưởng, lời nói và hành động của chúng ta. Vì chỉ có
giới luật yêu thương cao trọng nhất và vĩnh tồn trong ngày sau
hết.
Quả thực, đức mến sẽ tồn tại vì lẽ chính Thiên Chúa là

Thánh lễ an táng cha Gioakim Nguyễn Hoàng Trí


Đăng lúc: Thứ tư - 26/03/2014 15:18 - Người đăng bài viết: BTTVHQN

Vào lúc 8g thứ Tư ngày 26/3, Đức cha Matthêô đã đến Giáo xứ Kim Châu để dâng thánh lễ an táng cha Gioakim Nguyễn Hoàng Trí, cha sở Kim Châu, qua đời vào lúc 6g30 ngày 24/3. Cùng dâng thánh lễ đồng tế có cha Phêrô Nguyễn Vân Đông, Tổng đại diện Giáo phận Kon Tum, cha Tổng đại diện Phêrô Hoàng Kim và khoảng gần 100 linh mục trong và ngoài giáo phận cùng với sự hiện diện đông đảo các nam nữ tu sĩ, chủng sinh và giáo dân cũng như thân bằng quyến thuộc.

Trong bài giảng lễ, Đức cha Matthêô chia sẻ về cái chết dưới góc nhìn đức tin và đặc biệt là sự ra đi đột ngột của cha Gioakim dưới ánh sáng của Lời Chúa: “Thường thì mỗi cái chết đều tạo ra một khoảng trống rất lớn, nhưng khoảng trống do cái chết của cha Gioakim hôm nay đã được lấp đầy bằng sự hiện diện của quý cha, quý tu sĩ nam nữ, cộng đồng dân Chúa và những người thân trong gia đình, không những lấp đầy bằng sự hiện diện mà còn bằng đức tin dạt dào và lòng thương mến. Hơn nữa, khoảng trống này được lấp đầy bởi ánh sáng của Lời Chúa. Bài đọc thứ I trích sách Khôn Ngoan đã ca tụng những người đầu bạc là khôn ngoan, nhắc chúng ta nhớ đến mái tóc bạc phơ của cha Gioakim. Đoạn sách nói rằng: “Người lành dù có chết sớm vẫn được an nghỉ.  Người công chính nên hoàn thiện chỉ trong một thời gian ngắn, thì kể như đã hoàn tất một sự nghiệp lâu dài”. Như vậy, cuộc đời của người lành không được tính theo chiều dài của năm tháng mà được tính theo những công việc họ làm, hay đúng ra  là việc họ đáp lại tiếng gọi của Chúa, thực thi những gì Thiên Chúa mong muốn. Bài đọc thứ II trích thư thánh Phaolô đã mô tả cái chết, cách riêng cái chết của một linh mục, là một kết nối giữa chúng ta với Đức Kitô. Là một kitô hữu, chúng ta đã đi vào cái chết của Đức Kitô trước hết bằng bí tích rửa tội. Chúng ta đã chết đi con người cũ để sống con người mới. Một linh mục khi đón nhận chức thánh thì cũng đã chết đi con người trần gian để trở thành đồng hình đồng dạng với Đức Kitô. Cuối cùng, đoạn Tin Mừng nói đến những giờ phút xao xuyến trước giờ tử nạn, Đức Giêsu đã coi đó như là một giờ tôn vinh. Và tất cả những ai từng được kêu gọi bước theo Ngài thì giờ phút ấy cũng ở đó với Ngài. Chúng ta có thể áp dụng ý nghĩa này cho cha Gioakim, một linh mục đã tận tụy với Ngài suốt đời, đã trở nên đồng hình đồng dạng với Đức Kitô qua bí tích truyền chức thánh và từ đó luôn luôn ở với Ngài. Giờ đây chúng ta tin chắc rằng cha Gioakim đang thực sự ở với Thiên Chúa.”

Cuộc đời con người như một trang sách viết dở và Đức cha đã ví cuộc đời của cha Gioakim là sự nối tiếp của những dấu chấm câu trong trang sách đó cho đến cái chết là dấu chấm trọn cuối cùng. “Có những cuộc đời kết thúc bằng dấu chấm than khi trong đời có nhiều điều đáng tiếc. Có cuộc đời kết thúc bằng dấu chấm hỏi khi trong đời có nhiều nghi vấn. Cha Gioakim đã kết thúc cuộc đời bằng dấu chấm trọn sau khi đã trải qua những dấu phẩy, thậm chí những dấu chấm phẩy. Dấu phẩy đầu tiên là khi cha được gọi vào chủng viện Làng Sông. Tiếp đến là những dấy phẩy khác qua những giai đoạn phân cách cuộc đời của ngài để tiến lên từng bước trên hành trình theo Chúa. Và cách đây 4 năm, cũng trong thời gian mùa Chay này, ngài đã vạch một dấu chấm khi bị một cơn bạo bệnh tưởng rằng không qua khỏi, nhưng may thay cuối cùng đó chỉ là một dấu chấm phẩy. Cách đây 2 ngày, một dấu chấm đã hoàn tất cuộc đời của ngài: một dấu chấm trọn nói lên rằng cuộc đời của ngài đã trọn vẹn ý nghĩa. Trong đoạn Tin Mừng hôm nay, Chúa Giêsu nói: “Đã đến lúc Con Người được tôn vinh”. Chúng ta nhìn lại của đời của cha Gioakim để tôn vinh một vị linh mục của giáo phận Qui Nhơn chúng ta, một vị linh mục hoàn toàn vâng theo ý Chúa”.

Sau thánh lễ, mọi người tiễn đưa linh cửu của cha Gioakim đến nơi an nghỉ cuối cùng là nghĩa địa các linh mục ở Làng Sông, đoàn tụ cùng với những bậc đàn anh đi trước trong chức linh mục. Nhìn lại cuộc đời của cha Gioakim, mọi người đều nhìn nhận ngài là một linh mục gắn bó với  Thánh Thể, một linh mục hòa đồng chia sẻ và là một linh mục tha thiết với ơn gọi.  69 năm cuộc đời, 42 năm linh mục, cái chết của cha Gioakim là một mất mát lớn đối với giáo phận. Giáo xứ Kim Châu mất đi một mục tử nhân lành và gia đình mất đi một người  thân yêu đáng mến. Mùa Chay là thời gian Giáo Hội mời gọi mọi người cùng tham dự vào cái chết của Đức Kitô để được cùng phục sinh với Ngài, dưới nhãn quan này thì cái chết của cha Gioakim không phải là mất mát nhưng là sự ra đi cần thiết để nhận lãnh một điều lớn lao hơn. Trong niềm tin vào mầu nhiệm khổ nạn và phục sinh của Đức Kitô, xin Chúa thương đón nhận tôi tớ Ngài là linh mục Gioakim được vào hưởng vinh phúc muôn đời và xin lau khô những giọt nước mắt tiếc thương vì sự ra đi của cha Gioakim.

 
 
























































Tác giả bài viết: BTTVH
Nguồn tin: Gpquinhon.org