Cùng với hình ảnh hàng dừa xanh gần gũi, quen thuộc, trái dừa từ lâu đã trở thành một loại trái đa dụng, chế phẩm từ dừa cơm dừa có mặt trong rất nhiều món ăn truyền thống trên khắp thế giới. Ngoài ra, có thể tận dụng mọi bộ phận từ lá đến thân dừa để phục vụ đời sống...
Cây dừa, tên khoa học là coco nucifera, có mặt trên trái đất từ thời tiền sử tại miền Melanesie, rồi sau đó trôi nổi dọc theo các bờ biển đến những vùng đất nhiệt đới mới. Dừa được Marco Polo mang về Châu Âu, được đặt tên là "trái quả của Pharaon"...
Cùi dừa và nước dừa mà chúng ta sử dụng thực chất là thuộc về "hạt" chứ không phải thuộc "trái". Là một loại cây ưa nắng, dừa có thể vươn tới chiều cao 20 mét, ra trái quanh năm kết thành từng chùm lớn. Người ta thường thu hoạch dừa "non" hoặc "bánh tẻ" để lấy nước giải khát và lấy cùi (cơm dừa) để ăn chơi. Trái dừa càng "già" thì cùi càng cứng và nước càng ngọt. Dừa sau khi hái có thể bảo quản được 10 ngày ở nhiệt độ và môi trường bình thường, trái càng "già" càng để được lâu.
Dừa là một loại trái có thành phần độc đáo bởi hàm lượng lipid vưột trội, hơn 35% của phần cơm ăn được, khi được sử dụng tươi (chứa khoảng 45% nước). Các glucid và protid chiếm ít hơn giữa 5,9 và 3,4% của tổng trọng lượng. Như vậy các chất béo cung cấp năng lượng thiết yếu là 353 Kcal - 1457 kjoule/100g (giá trị rất cao, cao hơn trái bơ). Chất béo trong dừa có thành phần đa số - khoảng 90% - là acid béo bão hòa. Trong số này có acid lauric, công thức C12.0 là trội hơn gần phân nửa tổng lượng chất béo của trái dừa. Các acid béo không bão hòa đơn (đặc biệt là acid oleic) chiếm 6-7% tổng lượng, các acid béo không bão hòa đa (đặc biệt là acid linoleic) chiếm khoảng 2-4%. Đặc biệt là dừa không chứa cholesterol.
Hàm lượng glucid của dừa không vượt quá 6 g/100g. Đa số là đường không chất khử (đặc biệt là saccharose) và một phần ít polyol (sorbitol, inositol...). các protein và thành phần azote (3-4 g/100g) được nhận định bởi một phần acid amin tự do quan trọng, như trong đa số các loại thực vật.
* Thành phần khoáng chất:
Có thể kể thêm về tỷ lệ khoáng chất cao theo thứ tự sau đây: dẫn đầu về potassium (380mg) và phosphor (104mg); là một trong những trái cung cấp magnesium tốt nhất (nước dừa chứa 23 mg/100g); sắt thì đạt đươc mức độ trung bình với 2,6mg/100g và sodium thì tương đối cao (22mg/100g) đối với một thực phẩm nguồn thực vật. Chúng ta cũng có thể ghi nhận thêm sự hiện diện của một số khoáng chất vi lượng khác và chỉ với 50g dừa chúng ta có thể phủ đầy 15% manganese, 8% đồng, 5% kẽm, 6% molybden, iốt và selenium cho nhu cầu hàng ngày của một người lớn.
* Thành phần vitamin:
Có sự khác biệt với các loại trái cây khác là hàm lượng viatamin C thấp (không vượt quá 3mg/100g); các vitamin nhóm B rất đa dạng và có thể cung cấp ngang hàng với những loại trái cây tươi khác; vitamin E có thể lên đến 0,7mg. Cơm dừa rất trắng, chắc chắn không có chứa sắc tố họ carotenoid. Dừa cũng là loại trái có nhiều chất xơ nhất: 9,5 g dạng tươi và 17g khi khô.
Các lipid có thành phần có ích cho sức khỏe con người có nhiều trong dầu dừa (chiết xuất từ cơm dừa) hay còn gọi là dầu coprah. Ở nhiệt độ 25-27oC, từ dầu lỏng sẽ hình thành một lớp rắn trắng gần như trung tính, ít nhạy cảm với oxy hóa.
Nước dừa rất mát, dùng để chế biến các thức uống giải khát (có nơi còn làm rượu vang) hoặc cho vào các món kho, om... Nước cốt dừa (ép từ cơm dừa xay nhỏ)có độ béo và thơm được sử dụng nhiều trong chế biến các món mặn (cà ri, hầm, canh) lẫn món ngọt (chè, kem, bánh). Đối với một người lớn thì chỉ cần 50g nước cốt dừa là có thể cung cấp khoảng 7-9% calori tổng quát trong ngày. Cơm dừa có thể bổ xung rất tốt nhu cầu về chất xơ (nhất là dừa nạo) và do dễ dàng hấp thụ nên rất có hiệu quả trong việc kích thích hoạt động của đường ruột.
Nước dừa tươi là thức uống giải khát quen thuộc. Nhưng có một số người gặp hiện tượng bải hoải, rũ người, khó chịu sau khi uống. Do vậy, cần phải biết uống nước dừa đúng cách, không nên lạm dụng (ngày uống hơn 3 - 4 trái và uống liên tục nhiều ngày). Theo kinh nghiệm dân gian, uống nước dừa không đúng cách sẽ bị một số phản ứng như:
- Đi ngoài trời nắng nóng, đến khi về nhà, vì khát nước nên uống quá nhiều nước dừa sẽ bị "trúng" với các triệu chứng: ớn lạnh, đầy bụng, hâm hấp sốt hoặc sốt cao.
- Trước cuộc thi đấu thể dục thể thao, nếu uống nước dừa quá nhiều, sẽ làm cho tay chân "rũ nước", giảm sức dẻo dai và phản xạ lanh lẹ cần thiết.
Khi uống nước dừa để giải khát, nên thêm ít muối để điều hoà. Nước dừa ép với rau má cũng là một thức uống giải khát, thanh nhiệt, tiêu độc, nhuận gan rất tốt.