Những trò chơi phạt vui, lý thú


1. Cao cẳng cùng cò
Số người bị phạt: Tùy ý (có thể một hoặc nhiều người cùng một lúc)
Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộng
Cách phat:
- Tập thể cùng hát “Con cò có cái cổ cao cao, có cái cẳng cong cong”
- Quản trò hô: Cò đâu? Cò đâu?
- Người bị phạt đáp: Cò đây! Cò đây!
- Quản trò: Cổ đâu?
- Người bị phạt: Cổ đây! (đưa cổ, đầu ra)
- Quản trò: Cẳng đâu?
- Người bị phạt: Cẳng đây! (đưa chân trái ra)
Người bị phạt tập trung thành một hàng dọc, chân phải co lên, người đứng sau cầm chân phải người đứng trước. Tập thể cùng nhảy lò cò quanh vòng tròn khi tập thể bắt đầu hát.

2. Múa đôi

Số người bị phạt: Tuỳ ý (hai hoặc nhiều người nhưng phải chẵn)
Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộng
Cách phạt: Hai người bị phạt bị bịt mắt, đứng mỗi người một góc. Quản trò bắt một bài hát vui, tất cả cùng hát. Trong khi đó, 2 người bị bắt vừa múa vừa tìm đến nhau. Khi nào tìm thấy thì sẽ được về chỗ.
Chú ý: Khi 2 người bị phạt càng đến gần nhau, người chơi sẽ hát to hơn, nhằm hướng dẫn họ dễ tìm ra nhau.

3. Gia đình nhà Gà

Số người bị phạt: Tùy ý (có thể một hoặc nhiều người cùng một lúc)
Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộng
Cách phạt: Người bị phạt xếp một hàng dọc, và ngồi xổm. Tập thể cùng hát bài “Đàn gà trong sân”, người bị phạt nhảy quanh vòng tròn, hai tay làm cánh gà vỗ đều; vừa nhảy vừa mô phỏng theo bài hát: “Gà mà biết gáy là con gà cha… Đi làng thang trong sân có con gà, có con gà”…

4. Bữa tiệc bò

Số người bị phạt: Tùy ý (có thể một hoặc nhiều người cùng một lúc)
Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộng
Cách phạt: Tập thể cùng nói “Bò nhúng dấm nhúng dấm, bò tùng xẻo tùng xẻo, bò lúc lắc lúc lắc”.
Người bị phạt đứng thành hàng dọc hoặc vòng tròn làm động tác sau:
- Nhún theo điệu câu nói “Bò nhúng dấm, nhúng dấm”.
- Lắc mông theo điệu câu nói “bò lúc lắc, lúc lắc”
- Lấy hai tay làm như xẻo mông “bò tùng xẻo, tùng xẻo”
Chú ý: Người bị phạt vừa đọc theo, vừa làm động tác, vừa đi quanh vòng tròn.
5. Vịt béo

Số người bị phạt: Tùy ý (có thể một hoặc nhiều người cùng một lúc)
Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộng
Cách phạt: Tập thể cùng hát theo thể tự do: “Đàn vịt bầu nó béo ghê. Nó xàng xê, xàng xê, xàng xê, xàng xê”
Người bị phạt xếp một hàng dọc hoặc vòng tròn, khi hát được cất lên thì người bị phạt cùng đi và làm động tác:
- Câu 1: đưa 2 tay lên vai và chân đi hình chữ bát
- Câu 2: đưa 2 tay vòng trước bụng
- Câu 3: đứng yên tại chỗ và lắc hông qua lại, cuối cùng thì nhảy qua lại

6. Vịt lạ kỳ

Số người bị phạt: Tùy ý (có thể một hoặc nhiều người cùng một lúc)
Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộng
Cách phạt: Người bị phạt đứng thành hàng dọc hay vòng tròn. Tập thể cùng hát bài hát “Một con vịt xòe ra hai cái cánh…”, người bị phạt đi kiểu khuỵu gối và múa theo lời bài hát. Sau mỗi câu, quản trò hô “vịt què”. Người bị phạt làm động tác gãy cánh và múa tiếp.
Chú ý:
- Quản trò có thể múa mẫu, cùng hát vỗ tay
- Quản trò có thể hô những động tác khó hơn. Ví dụ: “vịt béo”, “vịt xàng xê”
- Ai làm đúng, đẹp cho về trước. Ai làm chưa đẹp, tiếp tục phạt trò khác.

7. Chú mèo đáng yêu

Số người bị phạt: Tùy ý (có thể một hoặc nhiều người cùng một lúc)
Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộng
Cách phạt: Xếp thành hàng ngang trước tập thể. Tập thể cùng hát bài “Meo meo meo rửa mặt như mèo…”, người bị phạt làm các động tác của chú mèo trong bài hát: rửa mặt, liếm tay,…

8. Vịt đẻ trứng vàng

Số người bị phạt: Tùy ý (có thể một hoặc nhiều người cùng một lúc)
Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộng
Cách phạt: Tập thể cùng hát theo thể tự do “te te te – vịt đẻ, te te te – vịt ấp, te te te – vịt nở, te te te – vịt bay”.
Người bị phạt đứng theo hàng dọc hoặc vòng tròn, khi nghe hát thì hô “cạp cạp cạp…” và làm điệu bộ theo các động tác.
- Vịt đẻ: hai tay để sau mông
- Vịt ấp: hai tay để trước bụng
- Vịt nở: hai tay để trước mặt
- Vịt bay: hai tay giang ra hai bên

9. Âm vang Tây Nguyên

Số người bị phạt: Tùy ý (có thể một hoặc nhiều người cùng một lúc)
Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộng
Cách phạt: Người bị phạt được xếp thành hàng dọc hoặc vòng tròn
Tập thể cùng hát theo nhịp điệu “Cắc cùm cùm, cắc cùm cùm, cắc cum cum cùm cum” (hát nhiều lần từ chậm đến nhanh)
Hai tay người bị phạt đứng sau ôm eo người đằng trước, và làm động tác theo nhịp điệu của bài hát như: lắc mông, lắc eo, nhún lên, ngồi xuống, uốn éo,… Khi bài hát dừng chỗ nào, người bị phạt giữ nguyên động tác đó, không được nhúc nhích. Ai nhúc nhích sẽ bị phạt trò khác.
10. Chú ếch lông bông

Số người bị phạt: Tùy ý (có thể một hoặc nhiều người cùng một lúc)
Địa điểm phạt: Sân hoặc phòng rộng
Cách phạt: Tập thể cùng hát theo thể tự do:
“Ếch nhông nhông, ếch nhông nhông.
Ngựa ta phi như gió vượt qua đồi núi.
Ếch nhông nhông, ếch nhông nhông.
Ngựa ta phi như gió vượt qua núi đồi”.
Người bị phạt xếp hàng dọc hoặc vòng tròn. Khi bài hát được cất lên người bị phạt làm động tác sau: tập thể xuống tấn, hai tay như đang tưởng tượng cầm dây cương.
- Câu 1: đứng yên tại chỗ, hông lắc qua lại
- Câu 2: nhảy về phía trước
- Câu 3 và 4: giống như câu 1 và 2
Khi bài hát được lập lại lần 2 thì nhảy lui

Cao - Thấp - Dài - Ngắn
·        Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo
* Số lượng: 30 người trở lên, có thể chia nhiều nhóm
* Địa điểm: trong phòng, ngoài sân
* Thời gian: 5 -> 7 phút

Cách chơi: quản trò (hành động tay của mình) hô: Cao – Thấp – Dài – Ngắn. Người chơi làm theo lời quản trò, quản trò phải dần dần làm nhanh để người chơi dễ bị sai
** Chú ý: quản trò phải cho người chơi làm nháp 1 lần rồi mới bắt đầu
Tìm tác giả tác phẩm (thơ)

* Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo
* Số lượng: 30 người trở lên, chia nhiều nhóm
* Địa điểm: trong phòng, ngoài sân
* Thời gian: 5 -> 7 phút

Cách chơi:
Quản trò chia ra từ 1 -> 3 nhóm, quản trò sẽ đọc 1 đoạn của 1 bài thơ
Ví dụ: “Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ
Mặt trời chân lý chói qua tim”
Quản trò sẽ hỏi: 2 câu thơ này của ai – nhóm nào trả lời được thì cộng thêm điểm. Người chơi phải am hiểu thơ văn của dân tộc

Đố nghề

* Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo
* Số lượng: 30 người trở lên, chia nhiều nhóm
* Địa điểm: trong phòng, ngoài sân
* Thời gian: 5 -> 7 phút

Cách chơi: Quản trò chia người chơi ra thành 3 nhóm và mỗi nhóm cử 1 nhóm trưởng. Quản trò sẽ diễn tả hành động và nhóm trưởng có 2 phút để bàn với nhóm sau đó trả lời xem là nghề gì. Quản trò phải diễn tả 1 hành động ít nhất 3 lần, nhóm nào trả lời trước thì được thêm 1 điểm.

Thi tìm những con vật có từ láy
* Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo
* Số lượng: 30 người trở lên, chia nhiều nhóm
* Địa điểm: trong phòng, ngoài sân
* Thời gian: 5 -> 7 phút

Cách chơi: trong hội trường có bảng (nếu có). Quản trò chia ra làm 3 -> 4 nhóm, mỗi nhóm cử 1 bạn lên, quảntrò sẽ ra mật hiệu cho các bạn là “Tìm những con vật có từ láy”
Ví dụ: chuồn chuồn, bươm bướm, …

4 đội 1 lượt và 1 người viết con này xong chạy về cho người khác lên viết tiếp … Trong vòng 5 phút đội nào viết được nhiều con vật có từ láy nhiều nhất thì đội đó thắng cuộc.
 

Nói và làm ngược

* Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo
* Số lượng: 30 người trở lên, có thể chia nhiều nhóm
* Địa điểm: trong phòng, ngoài sân
* Thời gian: 5 -> 7 phút

Cách chơi: người chơi xếp thành vòng tròn
- Quản trò hô: “Các bạn hãy cười thật to”
- Người chơi phải làm ngược lại là: “Khóc thật nhỏ”
- Quản trò hô: “Các bạn hãy nhảy lên”
- Người chơi phải làm ngược lại: “Ngồi xuống đất”
Quản trò sẽ chỉ người trong vòng tròn và nói 1 hành động nào đó thì người chơi phải làm ngược lại. Quản trò có thể thể hiện bằng hành động không cần nói, nếu người chơi không làm ngược lại thì sẽ bị phạt
 

Đếm sao

* Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo
* Số lượng: 30 người trở lên, có thể chia nhiều nhóm
* Địa điểm: trong phòng, ngoài sân
* Thời gian: 5 -> 7 phút

Cách chơi: quản trò hát bài hát: “Một ông sao sáng, 2 ông sáng sao tôi đố anh chị nào từ 1 hơi đếm hết đến 10 ông sáng sao”. Người chơi được chỉ định sẽ đếm: 1 ông sao sáng, 2 ông sáng sao, 3 ông sao sáng, 4 ông sáng sao, …, 10 ông sáng sao – nếu như người chơi đếm không dứt 1 hơi thì sẽ bị phạt

Ngón tay nhúc nhích

* Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo
* Số lượng: 30 người trở lên, có thể chia nhiều nhóm
* Địa điểm: trong phòng, ngoài sân
* Thời gian: 5 -> 7 phút

Cách chơi: quản trò đưa 1 ngón tay lên và hát đếm: “Một ngón tay nhúc nhích nè (2 lần). Một ngón tay nhúc nhích nhúc nhích cũng đủ làm ta vui rồi” – Đưa hai ngón tay thì hát đếm thế 1 ngón thành 2 ngón
Một ngón tay ta hát 2 lần nhúc nhích, 2 ngón tay ta hát 4 lần nhúc nhích … cho đến hết bàn tay – nếu người chơi đếm thiếu thì sẽ bị phạt

Du lịch quanh thành phố

* Mục đích: tạo phản ứng nhanh, nhớ giỏi
* Số lượng: mỗi nhóm 5 -> 10 người, có từ 2 nhóm trở lên
* Ban tổ chức: 1 trọng tài hướng dẫn
* Vật dụng: mỗi nhóm 1 cây viết và giấy trắng
* Địa điểm: chơi trong phòng (có thể ngoài trời)

Cách chơi: trước mỗi nhóm là giấy và viết, sau khi có hiệu lệnh thứ tự từng người của nhóm lên liệt kê tên các con đường trong thành phố theo quy định: chữ đầu từ cuối của đường trước là chữ đầu của từ đầu con đường sau:
Thí dụ: - Đường Trần Hưng Đạo
            - Đường Đặng Văn Ngữ
            - Đường Nguyễn Thị Minh Khai
………………………………………………………
Thời gian dành cho 1 người là 1 phút. Nghe hiệu lệnh lên xuống, đội nào có số tên đường nhiều, đúng luật là đội đó thắng

** Chú ý: Chỉ áp dụng cho người chơi cùng cư trú tại một vùng (VD: áp dụng cho các bạn cùng đang sống tại TP. Hồ Chí Minh)

Xé giấy

* Mục đích: sự hiểu ý giữa các thành viên trong đội
* Số lượng: chia 2 đội (Nam – Nữ đều nhau)
* Vật dụng: những miếng giấy giống nhau
* Ban tổ chức: 1 người

Cách chơi: mỗi đội lần lượt cử 1 Nam 1 Nữ lên thực hiện. Nam + Nữ đứng xoay lưng lại với nhau – 2 người cầm 2 miếng giấy – sau đó 1 trong 2 người sẽ ra lệnh cho người kia gấp giấy rồi xé. Những người phía dưới (không tham gia) không được nhắc nhở cho đội mình, sau 1 thời gian như nhau đội nào có số đôi (giấy xé giống nhau) nhiều là đội đó thắng
Tìm tên bài hát

* Cũng tương tự các trò chơi trên – tuy nhiên trò chơi này có thể áp dụng trong 1 cuộc tập trung hội họp – phần thưởng sẽ áp dụng cho từng cá nhân

Cách chơi: mời 1 số bạn bước lên sân khấu xếp hàng ngang. Người điều khiển ra điều kiện: hãy tìm tên bài hát có từ (mẹ, xuân, hoa, tình, …) và hát lên 1 vài câu của bài hát đó. Trò chơi áp dụng luật (nốc ao) cho từng bạn 1 -> 2 người cuối cùng sẽ được lãnh giải vô địch

** Chú ý: các từ quy định: mẹ, xuân, hoa, tình, … phải viết trước để khách quan hơn.

Dàn nhạc giao hưởng

* Mục đích: vui tươi, tình cảm
* Số lượng: mỗi đội (nhóm) có 8 -> 12 người, ít nhất là 2 -> 3 đội (nhiều nhất 7 đội)
* Địa điểm: trong phòng rộng, sân bãi tập trung, trong xe, …
* Ban tổ chức: 1 -> 2 người

Cách chơi: người điều khiển hát lên 1 bài hát tập thể (tất cả đều thuộc), sau đó đặt tên các đội theo từng nốt nhạc (đồ – rê – mi – fa …). Tất cả hát chung bài hát tập thể – khi người điều khiển chỉ tay vào đội nào thì đội đó không được hát bằng lời mà chỉ được hát bằng vần nốt nhạc của đội mình (còn tất cả im lặng)

** Yêu cầu: âm điệu bài hát phải được liên tục, đội nào khi có tay người điều khiển chỉ vào mà hát sai – hát trật lỗi nhạc thì phải chịu phạt. Tương tự có thể chuyển thành hòa âm trống, kèn, đàn, …
Cuộc thi thử tài hiểu biết âm nhạc

* Mục đích: sự hiểu biết, suy đoán nhanh
* Số lượng: có nhiều đội (mỗi đội 10 người) – ngồi táchbiệt nhau trong phòng, trên xe, …
* Ban tổ chức: 1 người
* Vật dụng: phải soạn nội dung vào giấy để thi đố, ca
* Địa điểm: trong phòng

Cách chơi: người điều khiển hát lên 1 câu đầu hoặc câu cuối trong bài hát – sau 5 giây 2 đội xung phong trả lời và hát lại bài hát. Đội nào trả lời nhanh, đúng (tên bài hát – tên tác giả – hát lại bài hát đó) thì được 4 điểm, sai phần nào trừ điểm phần đó. Cuối cuộc thi cộng điểm các đội, đội nào có nhiều điểm thì đội đó thắng
Hát đối đáp
* Mục đích: vui tươi, sự am hiểu các bài hát Việt Nam
* Số lượng: chia 2 nhóm
* Địa điểm: trên xe hoặc trong phòng
* Quản trò: 1 người am hiểu về các bài hát làm trọng tài

Cách chơi: (nhiều nội dung)
- Hai bên thi hát về những convật
+ Chim: có tên loài chim
+ Cá: có tên loài cá
……………………………………
- Hát về những địa danh các Tỉnh, Thành phố trong cả nước
- Thi hát về mưa, đêm, biển, trời, …

** Chú ý: bên nào bí thì áp dụng luật nốc ao (đếm từ 1 đến 10) không tìm được bài hát là thua, không được hát các bài hát cấm lưu hành, các bài hát ngợi ca Lãnh tụ, Đảng

Hát giao duyên

* Mục đích: tạo vui vẻ, tạo mối tình cảm, am hiểu về âm nhạc
* Số lượng: chia 2 đội (có thể phân biệt Nam – Nữ)
* Địa điểm: trong phòng, trên xe, trong lán trại
* Ban tổ chức: 1 người hướng dẫn
* Chuẩn bị: 2 đội ngồi riêng biệt, cùng nhau tập hát bài: “Qua cầu gió bay bắc bộ” (Yêu nhau cởi áo ôi à cho nhau … về nhà dối rằng cha dối mẹ … a … ối … a rằng … a … í a … qua cầu … qua cầu … gió bay

Cách chơi: hai bên sẽ hát đối đáp nhưng có cải biên câu “cởi áo” thành những câu đồ vật mình có trên người: cởi nhẫn, cởi kiếng, cởi nón, … Hai bên hát thứ tự đối đáp bên nào bí (không tìm ra từ …) là bên đó thua. Các từ cải biên phải có các dấu kèm theo là: hỏi, ngã và sắc và không được giống nhau

Cùng sở thích

* Mục đích: tạo sự thoải mái, vui tươi, làm quen
* Địa điểm: trong phòng
* Vật dụng: một người 1 mảnh giấy trắng
* Ban tổ chức: 1 người hướng dẫn
* Số lượng: không hạn chế, chia thành 2 nhóm Nam – Nữ

Cách chơi: 2 nhóm ngồi riêng biệt, mỗi người sẽ ghi những sở thích của mình (trung thực) vào miếng giấy, gồm:
- Họ tên
- Cao, cân nặng
- Sở thích: Hoa, màu sắc, phim, ca nhạc, nhiếp ảnh, thể thao, …
- Nguyện vọng trở thành: kỹ sư, bác sĩ, ca sĩ, …

Sau đó gom vào 2 cái nón và trao đổi (của Nam cho Nữ – của Nữ cho Nam). Sau khi trao đổi các mảnh giấy được chia đều cho mọi người (chưa được mở ra xem). Sau đó thứ tự từng người một đứng lên giới thiệu về mình và mở giấy ra đọc những sở thích của mình. Ai có trùng sở thích và các điều kiện khác được quà của BTC
 

Tình yêu có lời
* Mục đích: vui tươi, lành mạnh, khôi hài, …
* Số lượng: 20 hoặc 40 người (đồng đều Nam – Nữ)
* Vật dụng: mỗi đội 5 miếng giấy nhỏ
* Ban tổ chức: 1 người hướng dẫn
* Địa điểm: trên xe, trong phòng

Cách chơi: chia Nam và Nữ ra 2 nhóm trong phòng, bên Nam sẽ cùng nhau bàn luận và ghi 5 câu hỏi (tỏ tình) vào 5 miếng giấy – bên Nữ sẽ ghi 5 câu (từ chối) vào 5 miếng giấy. Sau 10 phút 2 đội đổi giấy cho nhau, sau đó tuần tự đọc câu tỏ tình (bên Nữ đọc) – có thể bình chọn những câu hay nhất, xuất sắc nhất

** Chú ý: nếu số người ít có thể quy định mỗi người ghi một câu
 

Trăm nghe không bằng một thấy

* Mục đích: sự suy đoán
* Số lượng: không hạn chế
* Địa điểm: trong phòng
* Vật dụng: mỗi người 1 tờ giấy (có thể giống nhau)
* Ban tổ chức: 1 người quản trò nhanh nhẹn
* Chuẩn bị: mỗi người 1 tờ giấy cầm trên tay, cả người quản trò

Cách chơi: người quản trò sẽ hò, cầm giấy lên, gấp đôi dọc, gấp tiếp, gấp ngang, …, xé 1 góc đối diện. Sau khi xé, người quản trò quay lại đề nghị mọi người mở tờ giấy ra

** Chú ý: chắc chắn rằng sẽ có rất ít người có miếng giấy có những lỗ khuyết giống người quản trò. Sau đó mời 1 người lên làm hướng dẫn: có thể ra điều kiện ai giống mảnh giấy của người hướng dẫn, thì người đó được quà
Hỏi - Trả lời

* Mục đích: tạo sự vui tươi, hóm hỉnh, gần gũi
* Số lượng: 40 người (Nam, Nữ), chia làm 2 nhóm: nhóm Nam và nhóm Nữ
* Vật dụng: mỗi người 1 miếng giấy trắng nhỏ, 2 cái nón cho 2 nhóm
* Ban tổ chức: 1 người hướng dẫn
* Địa điểm: trong phòng, trên xe

Cách chơi: trên miếng giấy các bạn bên Nữ ghi 1 câu hỏi bất kỳ – còn bên Nam tưởng tượng ra 1 câu trả lời bất kỳ. Sau đó gom tất cả vào chiếc nón của nhóm mình – sau khi xong 2 nhóm cử ra 2 người lần lượt lên bốc câu hỏi – câu trả lời đọc lên cho mọi người nghe (lần sau có thể làm ngược lại: Nam hỏi – Nữ trả lời)
 

Cây sen
* Mục đích: rèn luyện phản ứng nhanh
* Số lượng: 20 -> 30 người, không chia đội
* Tổ chức: 1 quản trò
* Địa điểm: trong phòng

Cách chơi: người quản trò hô: “Nụ sen” – người chơi úp 2 lòng bàn tay lại tạo thành nụ sen. Người quản trò hô: “Hoa sen” – người chơi xòe 2 lòng bàn tay tạo dáng cong như bông hoa sen. Người quản trò hô: “Lá sen” – người chơi xòe thẳng bàn tay tạo thành lá sen. Người quản trò hô “Trái sen” – người chơi úp 2 bàn tay lại tạo thành trái …

Khi tất cả mọi người đã hiểu cách chơi, làm quen tay thì người quản trò quy định “làm theo lời nói của tôi chứ không làm theo hành động của tôi” – sau đó cuộc chơi diễn ra theo sự dẫn dắt của người quản trò (lời nói làm ngược động tác)

** Chú ý: người quản trò tinh mắt bắt phạt những người làm sai động tác để tạo không khí hấp dẫn lôi cuốn. Tương tự có thể chuyển thành nụ hoa, thì thụt, nắm mở …
 

Suy luận
* Mục đích: phát huy trí tưởng tượng, sự suy luận và tinh thần đồng đội
* Địa điểm: trong phòng, trên xe
* Tổ chức: 1 quản trò
* Số lượng: 20 người đến 30 người, chia thành 2 đội

Cách chơi: người quản trò chia số người chơi thành 2 đội (A và B), đồng thời chỉ định đội nào sẽ chơi trước
Đội A (được chỉ định trước) cử 1 người lên giao đáp án cho trọng tài (người quản trò): “Chúng tôi sẽ đố đội B về con gà” – sau đó đội A quay sang đội B kể 1 vài đặc điểm (giới hạn là 5 đặc điểm)

Thí dụ: Đố con gà – Nó là vật nuôi, nó có lông, nó có đuôi, …
Bên A kể ra 5 đặc điểm xong, sau 30 giây bên B phải trả lời (cử 1 người đại diện) và chỉ được trả lời 3 lần (tuỳ quy định). Nếu không đúng là thua

** Chú ý: chỉ lấy thông tin từ người đại diện, tránh tình trạng lộn xộn

Nếu thì
* Mục đích: tạo không khí vui tươi, thân mật
* Tổ chức: 1 quản trò điều khiển
* Địa điểm: chơi trong phòng học
* Số lượng: không hạn chế, chia 2 đội nam và nữ

Cách chơi: Nam, nữ ngồi riêng biệt, mỗi người trang bị 1 miếng giấy nhỏ. Quy định cho bên Nam ghi vào giấy bắt đầu bằng chữ “Nếu” – còn bên nữ bằt đầu bằng chữ “Thì”. Sau 3 phút lần lượt mời 1 bạn Nam lên đọc câu của mình sau đó mời bạn Nữ tiếp tục đọc câu của mình … Trò chơi tiếp tục, hướng dẫn làm sao tất cả lần lượt tự giác đứng lên đọc câu của mình (như 1 trò chơi hát đối đáp), câu nào có ý nghĩa thì vỗ tay tán thưởng hoặc tặng quà lưu niệm

Liên khúc đầu và đuôi
* Điều kiện chơi: như trò chơi “Hội thi hoa kiểng”, nhưng thay vì gọi tên hoa thì hai đội cùng thi hát.

Cách chơi: đội A ca lên một câu trong bài hát bất kỳ, khi kết thúc ở từ nào ở cuối câu thì từ đó phải là từ đầu câu của bài hát đội B
Thí dụ: - Đội A hát: Thanh niên ta sẵn sàng vì ngày mai xây dựng tổ quốc yên vui …
            - Đội B phải hát: Vui đã nhiều rồi bây giờ mình chia tay …

Quy định: đội nào tới lượt mình mà không tìm được câu hát (trọng tài đếm từ 1 đến 10) là thua. Tương tự có cách chơi hát bài hát có chữ: Hoa, Xuân, Mưa, …

Nhà báo tìm dũng sĩ
* Mục đích: tạo mối thân thiết giữa những thành viên mới
* Địa điểm: trong phòng
* Số lượng: từ 10 đến 30 người, không chia đội
* Tổ chức: 1 người vừa là trọng tài

Cách chơi: trọng tài chỉ định 1 thành viên làm nhà báo sau đó mời nhà báo ra khỏi phòng (nhà báo không được nhìn vào phòng) – tiếp tục trọng tài chỉ định 1 người làm dũng sĩ (mời dũng sĩ đứng lên cho mọi người ngắm dung nhan), sau đó mời dũng sĩ ngồi xuống và mời nhà báo vào phòng. Nhà báo có nhiệm vụ tìm ra dũng sĩ bằng 3 đến 5 câu hỏi tuỳ quy định

Thí dụ: - Dũng sĩ là nam phải không?
            - Dũng sĩ có mang kiếng không?
(Nếu là đúng thì tất cả vỗ tay – nếu không đúng thì cười, hoặc lắc đầu)

** Lưu ý: trọng tài phải biết hạn chế câu hỏi của nhà báo, biết đồng ý hay không đồng ý với câu hỏi của nhà báo
- Sau 5 câu hỏi nhà báo phải chỉ ra dũng sĩ nếu không tất cả sẽ đếm từ 1 đến 10 và nhà báo thua (phải chịu hình phạt của tập thể đề ra: múa, hát, …)
- Nếu nhà báo chỉ ra dũng sĩ thì dũng sĩ phải vào vị trí nhà báo và cuộc chơi lại tiến hành lại từ đầu
Tương tự có thể tìm bạn thân, người yêu, kẻ gian, …
 

Hướng về miền Tây
* Mục đích: rèn kỹ năng hát hò …
* Số lượng: mỗi lần chơi từ 10 -> 15 người …
* Địa điểm: trong hội trường
* Vật dụng: 1 đồng hồ bấm số
* Tổ chức: 1 -> 2 quản trò

Cách chơi: để tạo sự bất ngờ, hấp dẫn cho người chơi nên: mời đại diện mỗi đội lên sân khấu sau đó mới công bố trò chơi (không phân biệt nam nữ). Tất cả đứng dàn hàng ngang trên sân khấu thi hò dài hơi nhất hoặc xuống một câu vọng cổ, thứ tự từng người một. Người nào hò hay, dài hơi nhất sẽ thắng. Nếu có số thời gian bằng nhau thì tổ chức thi đấu vòng loại (có thể chấm giải cá nhân và tập thể có số giây nhiều nhất)
** Ghi chú: 1 quản trò chỉ định thứ tự người chơi vừa làm hoạt náo – đồng thời cử 1 người trọng tài bấm giờ và ghi kết quả


Một số trò chơi tổ chức ngoài sân bãi
1. Truyền tin
    Giúp đối tượng chơi có phản xạ nhanh, nhớ chính xác, bí mật, tạo tinh thần đồng đội.
    Số lượng: Tùy quy mô tổ chức được chia thành các đội.
    Nội dung:
    Truyền thông tin của chỉ huy (quản trò) rồi báo cáo.
    Cách chơi:
    - Quản trò chia tập thể chơi thành các đội, số lượng các đội bằng nhau.
    - Các đội đứng thành hàng dọc, cách quản trò cùng một kích thước. Mỗi đội cử một người lên nhận lệnh.
    - Khi có lệnh chơi, người nhận lệnh của các đội chạy lên nhận tin của quản trò và về nói cho người thứ 1, người thứ 1 nói nhỏ cho người thứ 2 (nói thầm vào tai) cứ như thế cho đến người cuối cùng. Người cuối cùng chạy lên nói với quản trò "tin" mà quản trò đã phát ra.
    Luật chơi:
    - Đội nào báo tin nhanh, chính xác đội đó thắng.
    - Đội nào để lộ tin coi như thua.
    - Nếu các đội lên trùng nhau quản trò cho ghi tin vào giấy.
    - Tin được truyền từ người số 1 đến người cuối cùng, không được truyền tắt.
    Chú ý:
    - Quản trò chuẩn bị sẵn các tin vào giấy khi các đội lên nhận, đưa cho người nhận, đọc xong quản trò thu lại.
    - Người cuối cùng viết vào một mảnh giấy, nộp cho quản trò rồi so sánh hai mẩu giấy ghi tin (Quản trò và các đội).
    - Đối tượng nhỏ tin ngắn, lớn tin dài.
    - Các chữ trong bản tin bằng nhau.
- Nội dung các tin chọn những câu vui, mang tính hài hước.
    - Nghĩ các câu đố các đội phải giải luôn câu đó, tăng mức độ hấp dẫn của trò chơi.

2. Bắt cá:
    Giúp đối tượng chơi có phản ứng nhanh nhẹ, tạo không khí vui vẻ trong học tập sinh hoạt.
    Số lượng:     Dưới 100 người chơi, đứng thành vòng tròn.
    Nội dung:
    Quản trò quy định người bắt cá và cá.
    - Người bắt cá: Đứng đối diện nhau, hai tay của hai người nắm vào nhau và đưa lên cao.
    - Cá: Còn lại người chơi là cá, nắm tay vào nhau tạo thành vòng tròn.
    Cách chơi:
    - Khi quản trò hô bắt đầu thì người chơi hát một bài hát tập thể, đi vòng tròn, chui qua tay của    người bắt.
    - Khi nghe tiếng còi (hoặc hô chụp) của quản trò, người bắt nhanh tay chụp xuống để bắt cá. Cá nhanh nhẹn thoát ra ngoài.
    Luật chơi:
    - Cá nào bị bắt là thua.
    - Người bắt cá không bắt được cá cũng thua, thay người khác làm đôi bắt cá, trò chơi tiếp tục.
    - Khi nắm tay hát không được đứt đoạn trong vòng tròn.
    Chú ý:
    Tùy theo số lượng người chơi để cử người bắt cho phù hợp, không ít quá, nhiều quá.
 3. Đổ nước chai
    Trò chơi được tổ chức ở các hội trại, hội thi, v.v.. Giúp đối tượng chơi có tính kỷ luật, tinh thần tập thể, khéo léo, nhanh nhẹn, sáng tạo, hoạt bát, v.v... tạo không khí vui vẻ, thoải mái trong học tập.
    Số lượng: Tùy thuộc quy mô tổ chức, không hạn chế. Được chia thành các đội, số lượng mỗi đội bằng nhau.
    Nội dung:
    Các đội dùng thìa múc nước ở chậu đổ vào chai sao cho chai của mình có nhiều nước.
    Cách chơi:
    - Quản trò chia số lượng người chơi thành các đội, số lượng người ở các đội bằng nhau.
    - Mỗi đội cử một trọng tài giám sát đội bạn.
    - Kẻ vạch giữa chậu nước và chai.
    - Khi có lệnh của quản trò, người số 1 của các đội dùng thìa múc nước, chạy tới chỗ để chai, đổ nước vào chai, sau đó chạy quay trở lại đội mình để đưa thìa cho người số 2 ở vạch. Người số 2 làm như người số 1 và đưa thìa cho người số 3, v.v... trò chơi tiếp tục cho đến khi có hiệu lệnh dừng lại.
    - So sánh mực nước ở chai của các đội, đội nào có số lượng nước ở chai nhiều hơn đội đó thắng.
    Dụng cụ chơi:
    - Chai đựng nước giống nhau, số lượng chai bằng số lượng đội chơi.
    - Thìa múc nước.
    - Chậu đựng nước.
    Luật chơi:
    - Phải đưa thìa ở vạch xuất phát.
    - Dùng chai và thìa giống nhau.
    - Không bóp méo thìa.
    - Chỉ dùng một tay đổ vào chai.
    Chú ý:
    - Vạch xa hay gần tùy theo đối tượng chơi.
-      Có thể buộc hai tay vào nhau để tăng mức độ khó của trò chơi.

Một số trò chơi được tổ chức trong lớp học, hội trường, trên xe khi tham quan...
1. Đứng, ngồi, nằm, ngủ
    Tạo không khí vui vẻ trong sinh họat, phát triển phản xạ, rèn luyện trí nhớ.
    Nội dung:
    - Quản trò cho tập thể chơi học các cách sau:
        + Đứng: Bàn tay phải nắm, giơ thẳng lên đầu.
        + Ngồi: Bàn tay phải nắm, hai cánh tay vuông góc, bàn tay giơ ngang mặt.
        + Nằm: Bàn tay phải nắm, duỗi tay thẳng phía trước.
        + Ngủ: Bàn tay phải nắm, áp vào má và hô: khò.
    Cách chơi:
    - Quản trò hô những tư thế, động tác theo quy định trên.
    - Quản trò có thể hô đúng hoặc hô đúng làm sai (hô một đằng làm một nẻo).
    - Người chơi phải làm đúng theo lời hô và các động tác đã quy định của quản trò.
    Phạm luật:
    - Những trường hợp sau phải chịu phạt:
        + Làm động tác sai với lời hô của quản trò.
        + Không nhìn vào quản trò.
        + Làm chậm, làm không rõ động tác.
    Chú ý:
    - Tốc độ nhanh chậm tùy thuộc vào đối tượng chơi.
- Quản trò dùng những từ khác để "lừa" người chơi như tiến, lùi, khò... tạo không khí.

2. Chức năng:
    Rèn luyện phản xạ, tạo không khí để hoạt động và ôn lại chức năng của các bộ phận cơ thể con người.
    Nội dung:
    - Nói và chỉ đúng chức năng của các bộ phận.
    - Quản trò cho tập thể chơi và chỉ đúng các bộ phận sau:
        Mắt: Nhìn
        Tai: Nghe
        Mũi: Ngửi

        Miệng: Ăn
    Cách chơi:
    - Quản trò hô tác dụng của các bộ phận, người chơi chỉ đúng và nói tên các bộ phận.
    - Quản trò có thể hô tác dụng và chỉ sai, người chơi phải hô và chỉ đúng.
    Ví dụ:
    - Quản trò hô nhìn và chỉ vào tai, người chơi hô nhìn và chỉ vào mắt...
    Phạm luật:
    - Chỉ sai với chức năng.
-      Làm chậm so với quy định, làm không dứt khoát.
- Không nhìn quản trò.
    - Chú ý:
    - Có thể quy định tăng các bộ phận như: chân: đi; Tay: làm... để tăng mức độ khó của trò chơi.
    - Tốc độ nói nhanh, chậm tùy thuộc vào đối tượng chơi.

3. Lời chào:
    Giúp đối tượng chơi hiểu cách lịch sự, tôn trọng khi gặp người lớn, thầy cô, phản ứng nhanh, tạo không khí vui.
    Nội dung:
-      Quản trò cho tập thể chơi học các động tác sau:
+ Chào anh: theo kiểu chào nghi thức Đội.
        + Chào thầy: khoanh hai tay trước ngực.
        + Chào bác: như chào thầy nhưng cúi xuống.
        + Chào em: tay đưa ra phía trước như động tác mời.
    Cách chơi:
    - Quản trò hô các lời chào và làm các động tác. Người chơi hô to và làm theo.
    - Quản trò có thể hô một kiểu và làm một kiểu.
    Luật chơi:
- Ai làm khác với lời hô của quản trò là sai.
    - Làm không rõ động tác là sai.
    Chú ý:
    - Tốc độ hô nhanh, chậm tùy thuộc vào đối tượng chơi.
-      Có thể thêm một, hai động tác chào nữa để tăng thêm mức độ khó của trò chơi.
Một số trò chơi được tổ chức trong lớp học, hội trường, trên xe khi tham quan...
1. Đứng, ngồi, nằm, ngủ
    Tạo không khí vui vẻ trong sinh họat, phát triển phản xạ, rèn luyện trí nhớ.
    Nội dung:
    - Quản trò cho tập thể chơi học các cách sau:
        + Đứng: Bàn tay phải nắm, giơ thẳng lên đầu.
        + Ngồi: Bàn tay phải nắm, hai cánh tay vuông góc, bàn tay giơ ngang mặt.
        + Nằm: Bàn tay phải nắm, duỗi tay thẳng phía trước.
        + Ngủ: Bàn tay phải nắm, áp vào má và hô: khò.
    Cách chơi:
    - Quản trò hô những tư thế, động tác theo quy định trên.
    - Quản trò có thể hô đúng hoặc hô đúng làm sai (hô một đằng làm một nẻo).
    - Người chơi phải làm đúng theo lời hô và các động tác đã quy định của quản trò.
    Phạm luật:
    - Những trường hợp sau phải chịu phạt:
        + Làm động tác sai với lời hô của quản trò.
        + Không nhìn vào quản trò.
        + Làm chậm, làm không rõ động tác.
    Chú ý:
    - Tốc độ nhanh chậm tùy thuộc vào đối tượng chơi.
    - Quản trò dùng những từ khác để "lừa" người chơi như tiến, lùi, khò... tạo không khí.

2. Chức năng:
    Rèn luyện phản xạ, tạo không khí để hoạt động và ôn lại chức năng của các bộ phận cơ thể con người.
    Nội dung:
- Nói và chỉ đúng chức năng của các bộ phận.
    - Quản trò cho tập thể chơi và chỉ đúng các bộ phận sau:
        Mắt: Nhìn
        Tai: Nghe
        Mũi: Ngửi
        Miệng: Ăn
Cách chơi:
    - Quản trò hô tác dụng của các bộ phận, người chơi chỉ đúng và nói tên các bộ phận.
    - Quản trò có thể hô tác dụng và chỉ sai, người chơi phải hô và chỉ đúng.
    Ví dụ:
-      Quản trò hô nhìn và chỉ vào tai, người chơi hô nhìn và chỉ vào mắt...
Phạm luật:
    - Chỉ sai với chức năng.
    - Làm chậm so với quy định, làm không dứt khoát.
-      Không nhìn quản trò.
    - Chú ý:
    - Có thể quy định tăng các bộ phận như: chân: đi; Tay: làm... để tăng mức độ khó của trò chơi.
    - Tốc độ nói nhanh, chậm tùy thuộc vào đối tượng chơi.
3. Lời chào:
    Giúp đối tượng chơi hiểu cách lịch sự, tôn trọng khi gặp người lớn, thầy cô, phản ứng nhanh, tạo không khí vui.
    Nội dung:
    - Quản trò cho tập thể chơi học các động tác sau:
        + Chào anh: theo kiểu chào nghi thức Đội.
        + Chào thầy: khoanh hai tay trước ngực.
        + Chào bác: như chào thầy nhưng cúi xuống.
+ Chào em: tay đưa ra phía trước như động tác mời.
    Cách chơi:
- Quản trò hô các lời chào và làm các động tác. Người chơi hô to và làm theo.
       - Quản trò có thể hô một kiểu và làm một kiểu.
    Luật chơi:
    - Ai làm khác với lời hô của quản trò là sai.
    - Làm không rõ động tác là sai.
    Chú ý:
    - Tốc độ hô nhanh, chậm tùy thuộc vào đối tượng chơi.
-      Có thể thêm một, hai động tác chào nữa để tăng thêm mức độ khó của trò chơi.

MỘT SỐ TRÒ CHƠI VỪA NHANH, VỪA KHÉO
Đổ Nước Vào Chai
Ø Cách chơi:
Người chơi được chia thành nhiều đội. Phía trước mỗi đội, cách 4 – 6m, đặt những cái chai không. Người chơi mỗi đội xếp thành hàng dọc và lần lượt từng người sẽ lấy muỗng múc nước nơi thau (để ở vạch xuất phát) đi đổ vào chai, sau đó về trao muỗng cho người khác tiếp tục. Đội nào đổ đầy chai nước trước sẽ thắng.
Ø Luật chơi:
Số người chơi các đội phải bằng nhau. Nếu số người trong đội đã đi hết 1 lần mà chai chưa đầy nước thì sẽ quay lại lượt của người đầu tiên. Trò chơi này cũng có thể áp dụng cách tính giờ để xác định đội thắng.

Cõng Bạn - Ăn Chuối
Ø Cách chơi:
Người chơi được chia thành các đội có số lượng nam, nữ đều nhau. Bạn nam cõng ban nữ bịt mắt và còng tay.

Bắt đầu trò chơi bạn nam cõng bạn nữ chạy đến đích. Tại đây quản trò sẽ đưa quả chuối cho bạn nữ lột vỏ cho bạn nam ăn. Cặp nào ăn chuối xong thì chạy trở về vạch để cặp thứ hai tiếp tục thực hiện tương tự cho đến hết. Đội nào ăn chuối và về trước thì thắng.
Ø Luật chơi:
- Khi lột chuối, bạn nữ không được dùng tay mà phải dùng miệng.
- Có bao nhiêu đội thì cần có bấy nhiêu người quản trò để đưa chuối và theo dõi các cặp ăn hết chuối.

Ngậm Muỗng Trong Thau
Ø Cách chơi:
Người chơi được chia thành nhiều đội. Mỗi đội từ 4 người trở lên. (Lưu ý: nếu là 4 người phải là 4 nam, hoặc 2 nam 2 nữ, không được chơi với đội hình là 4 nữ). Quản trò sẽ thổi còi và các đội di chuyển như sau:

Một người sẽ di chuyển bằng 2 tay. Người thứ 2 sẽ đứng phía sau cầm 2 chân của người thứ nhất đẩy đi. Cách vạch xuất phát khỏang 5m có đặt những cái thau bên trong đựng những cái muỗng. Người thứ nhất sẽ dùng miệng của mình để lấy 1 cái muỗng trong thau nước rồi quay về vạch xuất phát. Tương tự như thế, cặp thứ 2 sẽ tiếp sức cho cặp thứ nhất. Đội nào lấy được hết số muỗng trong thau của mình sớm nhất sẽ thắng cuộc.

Ø Luật chơi:
Khi dùng miệng lấy muỗng trong thau, người thứ nhất không được chạm chân xuống đất. Nếu vi phạm, chiếc muỗng đó sẽ được để lại trong thau và đội đó phải bắt đầu lại từ vạch xuất phát.

MỘT SỐ TRÒ CHƠI RÈN SỨC KHỎE, NHANH NHẸN
Đua Ghe Ngo
Ø Cách chơi:
Người chơi được chia thành 3 - 5 đội, mỗi đội 10 người. Các đội sẽ ngồi xuống theo hàng dọc, chân của người ngồi sau sẽ để song song với chân của người ngồi trước; hai tay người ngồi trước nắm lấy cổ chân của người ngồi sau. Khi nghe lệnh xuất phát, các đội sẽ di chuyển tiến về phía vạch đích. Đội nào về đích trước tiên và không bị đứt khúc là đội thắng cuộc.
Ø Luật chơi:
Các đội phải giữ nguyên tư thế như đã sắp trong quá trình đua. Đội nào bị đứt quãng sẽ bị loại.

Ngũ Long Tranh Đuôi
Ø Cách chơi:
Người chơi lần lượt đứng nắm vai nhau thành 5 đội. Người đứng đầu sẽ là đầu rồng, người đứng cuối là đuôi rồng. Năm con rồng (5 đội) sẽ đứng quay đầu vào nhau. Khi quản trò thổi còi ra hiệu bắt đầu, đầu rồng đội 1 sẽ tìm cách bắt đuôi rồng đội 2, đầu rồng đội 2 sẽ bắt đuôi rồng đội 3… Đầu rồng có thể dùng tay để cản những con rồng khác bắt đuôi của mình, đồng thời tấn công đuôi những con rồng khác. Con rồng nào bị bắt mất đuôi sẽ bị loại. Cứ như thế tiếp tục cho đến khi trên sân chỉ còn lại 1 con rồng còn nguyên vẹn. Đó là đội thắng cuộc.
Ø Luật chơi:
- Con rồng nào bị đứt đoạn coi như thua cuộc.

- Đầu rồng chỉ cần chạm được vào đuôi rồng khác là coi như đã bắt được rồng. Đầu rồng chỉ được chặn chứ không được níu kéo rồng đội khác.

Ghế Di Động
Ø Cách chơi:
Người chơi được chia thành nhiều đội với số lượng bằng nhau.Mỗi đội xếp thành một hàng dọc phía sau vạch xuất phát, người khom xuống, ngồi len đùi người phía sau và đặt 2 tay lên vai người phía trước. Đội nào về đích trước tiên và không bị đứt khúc là thắng cuộc.
Ø Luật chơi:
Các đội phải giữ nguyên tư thế như đã sắp trong suốt quá trình đua. Đội nào bị đứt khúc sẽ bị loại.

Băng Qua Lửa Đạn
Ø Cách chơi:
Quản trò cho chuẩn bị 2 cầu khỉ dài làm bằng tre có thể đi qua được. Người chơi được chia thành 4 đội, bốc thắm chọn 2 đội đi trước. Mỗi người chơi trên tay cầm 1 lá cờ. Khi nghe hiệu lệnh, người đầu tiên sẽ chạy qua cầu khỉ, cố tránh trận pháo kích (bao nylon đựng nước) của 2 đội còn lại đứng cách xa đó 5m ném vào. Khi đã qua cầu, người này phải cắm cờ vào ô do ban rổ chức quy định. Sau đó, lần lượt các thành viên còn lại sẽ tiếp tục qua cầu. Đội nào băng qua an toàn, cắm cờ đầy đủ và nhanh nhất là thắng cuộc.

Sau đó, tới lượt 2 đội còn lại băng qua cầu. Cuối cùng, 2 đội thắng sẽ thi với nhau để chọn ra đội nhanh nhất.
Ø Luật chơi:
Ai bị ném té khỏi cầu khỉ phải quay trở về vị trí xuất phát và đi lại.

Con Tàu Tìm Báu Vật
Ø Cách chơi:
Người chơi được chia thành nhiều đội có số lượng bằng nhau. Mỗi đội đứng xếp thành 1 hàng dọc để làm những đoàn tàu. Tất cả các người chơi đều bị bịt mắt trừ người cuối cùng làm người trưởng tàu. Mỗi đội được quy định sẽ đi lấy 1 báu vật như cuốn sách, chiếc dép hay cành cây… để cách xa các đội 30 – 50m.

Trước khi chơi, người chơi trong đội sẽ thống nhất với nhau những ám hiệu để người trưởng tàu điều khiển.

Ví dụ:
- Nếu trưởng tàu đập lên vai trái người đứng trước thì tàu rẽ trái.
- Nếu trưởng tàu đập lên vai phải người đứng trước thì tàu rẽ phải.
- Nếu trưởng tàu đập lên 2 vai người đứng trước thì tàu đi thẳng.

Người nào nhận được ám hiệu xong sẽ chuyền ám hiệu lên cho người đứng trước mình theo cách tương tự. Sau đó trò chơi được tiến hành dưới sự hướng dẫn của các trưởng tàu. Tàu nào tìm được báo vật trước thì sẽ thắng.
Ø Luật chơi:
Người chơi không được dùng lời nói để điều khiển các người trong đội. Đội nào vi phạm sẽ bị loại.

Ba - Má - Tôi

* Mục đích: rèn luyện phản xạ nhanh
* Số lượng: 70 -> 100 người
* Địa điểm: trong phòng, ngoài sân
* Thời gian: 3 -> 5 phút
* Ban tổ chức: 1 quản trò

Cách chơi: người chơi đứng thành vòng tròn, quản trò chỉ tay lên đầu nói đây là “Ba” – chỉ tay lên má nói “Má” – chỉ tay xuống khỏi cổ và nói đây là “Tôi”. Người chơi làm theo các động tác của quản trò. Quản trò có thể nói “Ba má” thì người chơi phải dùng 2 tay (1 tay chỉ lên đầu, 1 tay chỉ lên má) …
 

Trò chơi nơm cá

* Mục đích: tạo vui tươi, sôi động
* Số lượng: 50 -> 70 người
* Địa điểm: ngoài sân
* Thời gian: 5 -> 7 phút
* Ban tổ chức: 1 quản trò

Cách chơi: các bạn tham gia trò chơi đứng thành vòng tròn, tuỳ theo số lượng người chơi mà đặt số lượng nơm cá tương ứng (cứ 10 người thì đặt 1 nơm cá – nếu như 40 người chơi thì đặt 4 nơm cá). Nơm cá do 2 người nắm tay dang ra và giơ cao, cái nơm được xếp theo vòng tròn. Khi quản trò bắt giọng 1 bài hát những bạn còn lại làm cá chạy theo vòng tròn ngược chiều kim đồng hồ đến các nơm cá sẽ phải chui qua. Tuỳ theo quy định của quản trò thì khi dứt 1 bài hát hoặc khi có hiệu lệnh của quản trò, nơm cá sẽ chụp xuống, ai bị vướng trong nơm cá tức là cá đã bị bắt, bạn đó sẽ bị phạt

Vòng trò sẽ di chuyển theo nhịp nhanh, chậm của bài hát. Khi nơm cá đã chụp xuống, “cá” không được bứt khóa để chạy thoát

Thi đố về trái cây
·        Mục đích: rèn luyện trí nhớ, khéo léo
* Số lượng: 50 -> 70 người, chia thành 2 đội
* Địa điểm: trong phòng, ngoài sân
* Thời gian: 5 -> 7 phút
* Ban tổ chức: 1 quản trò

Cách chơi: Quản trò chia ra thành nhiều nhóm, quản trò ra 1 mẫu tự, sau đó quản trò sẽ chỉ định 2 nhóm, 2 nhóm này phải trả lời lần lượt qua lại từng tên trái cây có mẫu tự đầu giống mẫu tự trọng tài đã cho. Sau câu trả lời của nhóm này, nhóm kia phải trả lời ngay, trong thời gian trọng tài đếm từ 1 -> 5 nếu không trả lời được thì xem như thua cuộc

Ví dụ: quản trò ra chữ “M” thì 1 nhóm sẽ tìm tên các loại trái nào có mẫu tự là “M” như: me, mít, mãng cầu, mơ, … cho đến khi kết thúc cuộc chơi
Người chơi không được lặp lại tên trái cây mà nhóm kia đã trả lời rồi. Quản trò có thể thay đổi các mẫu tự khác
Có - Không ?

* Mục đích: tạo vui nhộn, hồi hộp
* Số lượng: không hạn chế
* Địa điểm: trong phòng hoặc ngoài trời
* Vật dụng: nhiều vật dụng có sẵn: giấy viết, bảng, phấn …

Cách chơi: Người chơi ngồi ở trong phòng thành vòng tròn, một người bị sẽ bước ra khỏi phòng. Những người trong phòng chọn 1 đồ vật ở trong phòng hoặc 1 đồ vật bất kỳ khác để làm vật đố. Người bị sẽ được mời vào phòng và phải tìm cho ra vật đố là vật gì? – Người bị được phép hỏi bất cứ ai nhưng phải lựa câu hỏi sao cho người được hỏi chỉ cần trả lời: có (nếu trúng) và không (nếu sai) mà thôi
Ví dụ: có phải vật đó hình chữ nhật không? Có phải vật đó bằng gỗ không? Vật đó có màu xanh? …
Sau 5 phút người bị chưa tìm ra vật đố thì người điều khiển phải chọn người thay thế. Người chơi không được dùng cử chỉ, lời nói nào khác ngoài 2 từ “Có hoặc không”. Nên chọn đồ vật gần chỗ người bị có thể quan sát được
 

Bà Ba buồn Bà Bảy

* Mục đích: tạo vui nhộn
* Địa điểm: trong phòng
* Ban tổ chức: 1 quản trò
* Số lượng: 2 đội mỗi đội mang tên bà ba – đội kia mang tên bà bảy. Hai bên sẽ đọc tên đội mình cộng thêm một (động từ – trạng từ – tính từ …) có chữ đầu là chữ “B” và cuối câu là tên của đội kia
Thí dụ: Bà ba buồn bà bảy
Bà bảy bắn bà ba
Người quản trò chỉ định đội nào nói trước – đội đó sẽ cử 1 người đại diện đứng lên đối đáp. Đội nào cuối cuộc chơi mà bí là đội đó thua

** Chú ý: không được trùng câu đội kia đã nói

Tai đây - mũi này

* Mục đích: rèn luyện tính phản xạ nhanh
* Địa điểm: trong phòng, trên xe
* Số lượng: 50 người, không chia đội
* Thời gian: 20 phút
* Ban tổ chức: 1 người nhanh nhẹn, hài hước

Cách chơi: tay phải giữ lấy mũi, tay trái giữ lấy tai trái (quy định cho tất cả). Người quản trò hô “Tai đây mũi này” thì tất cả đồng loạt đổi tay – tay trái giữ lấy mũi – tay phải giữ lấy tai trái

** Chú ý: để trò chơi khó hơn người quản trò quy định thêm sau khi buông tay để đổi mọi người phải vỗ tay 1 cái thật lớn. Người quản trò phải nhanh tay và nhanh mắt để bắt những người phạm lỗi để phạt
Bà Ba đi chợ
* Mục đích: rèn luyện trí nhớ, tính phản ứng nhanh
* Số lượng: ít nhất 2 đội tham gia – mỗi đội từ 4 -> 10 người
* Vật dụng: mỗi đội gồm giấy + viết
* Ban tổ chức: 1 trọng tài điều khiển
* Địa điểm: trong phòng
* Thời gian: trong vòng 10 phút

Cách chơi: tìm trái cây, thức ăn, vật dụng … theo chữ. Hai đội vào vị trí riêng biệt của mình – giấy viết đặt phía trước mỗi đội cách xa 2 -> 4m. Khi nghe hiệu lệnh thứ tự từng người (của mỗi đội) lên ghi những trái cây có chữ “N” đứng đầu vào giấy, sau 30 giây đến 1 phút trọng tài ra hiệu lệnh cho những người thứ nhất về cho những người thứ hai lên … Sàu cùng thời gian đội nào ghi được nhiều nhất đội đó thắng (Trò chơi có thể thay đổi nhiều nội dung: từ mua trái cây đến mua thịt, cá, con vật, …)
 

Đi du lịch bằng taxi

* Mục đích: rèn luyện trí nhớ, sự nhanh nhạy
* Số lượng: chia từng nhóm, mỗi nhóm 5 người (có thể nhiều hơn)
* Vật dụng: mỗi nhóm trang bị viết + giấy trắng
* Ban tổ chức: 1 trọng tài
* Địa điểm: trong phòng, hội trường

Cách chơi: các nhóm tụ tập thành 1 vòng tròn, cử ra 1 thư ký ghi chép, khi có hiệu lệnh tất cả cùng ghi tên hiệu Taxi có trong thành phố cùng số điện thoại. Sau 5 -> 10 phút đội nào ghi được nhiều, đội đó thắng

** Chú ý: người trọng tài phải có 1 bản danh sách các hãng Taxi và số điện thoại để đối chiếu và xác định

KI NANG LEU TRAI
Tổ chức cắm trại cho thiếu nhi


          Mỗi lần tham gia cắm trại sẽ giúp thiếu nhi thêm yêu thiên nhiên, cuộc sống, quê hương, đất nước. Các em được giáo dục về tình bạn, tình yêu, đất nước, con người, lòng tự hào dân tộc, truyền thống của quê hương đất nước, của Đảng, của Đoàn, của Đội, đồng thời góp phần giáo dục văn hóa, thẩm mỹ, thể chất, khả năng ứng xử, tính tự quản, tinh thần đoàn kết, ý thức tổ chức kỷ luật của các em.

Đây là hoạt động đòi hỏi Phụ trách Đội phải nắm vững những đặc trưng, phương pháp và nguyên tắc tổ chức hoạt động cho các em. Phải xác định rõ chủ đề trại, phải sớm xây dựng được chương trình, kế hoạch hoạt động một cách chi tiết, tỷ mỷ. Tổ chức hoạt động trại luôn gắn với các sinh hoạt theo chủ đề và thường nằm trong các ngày sinh hoạt cao điểm (Ví dụ như kỷ niệm 60 năm ngày thương binh liệt sĩ 27/7 sắp đến). Công tác chuẩn bị gồm các bước sau:

1) Xác định địa điểm cắm trại:

- Có mặt bằng để dựng trại và tổ chức các hoạt động theo chương trình kế hoạch đã đề ra một cách thuận lợi.
- Gần danh lam thắng cảnh hoặc di tích lịch sử.
- Có cây cao che nắng (nhưng không dựng lều dưới các tán cây đề phòng mưa giông), nền đất cao ráo, sạch sẽ có nguồn nước ăn và nước sinh hoạt đảm bảo cho nhiều người, nếu cắm trại qua đêm thì bắt buộc phải có nguồn điện để đảm bảo các hoạt động.
- Thuận lợi trong đi lại nhưng tránh nơi giao thông đông đúc, không quá xa nhà dân, bệnh viện, có nơi trú khi thời tiết không thuận lợi.
- Tùy theo mức độ và yêu cầu của từng cuộc trại mà chọn được địa điểm trại, điều đó còn phụ thuộc vào điều kiện thực tế của từng địa phương và nơi cắm trại. Nếu nơi cắm trại mà phần lớn các em thiếu nhi tham gia chưa biết thì cần có một sơ đồ và dự kiến phân công ngay trong sơ đồ đó. Ngoài ra khi đã thống nhất địa điểm nhất thiết phải báo cáo với chính quyền, đoàn thể địa phương để nhận sự giúp đỡ và hỗ trợ.

2) Điều tra, chuẩn bị đường đi và phương tiện đi: (đi tiền trạm)

Từ nơi xuất phát đến địa điểm cắm trại phải là quảng đường an toàn, thuận lợi và học tập được nhiều nhất. Ngoài ra trên đường đi nếu phải qua cầu phà, nghỉ cách đêm, người tổ chức phải liên hệ trước với cơ quan quản lý, để chủ động được thời gian cho toàn cuộc cắm trại.
Người tổ chức sau khi đi tiền trạm phải nắm được các nội dung:
- Độ dài quảng đường.
- Điều kiện tự nhiên, xã hội, khí hậu, đặc thù thổ cư của khu vực cắm trại.
- Những nội dung đã thống nhất với địa phương nơi đến cắm trại.

3) Thành lập Ban Quản trại:

- Trại trưởng: phụ trách công tác đối ngoại, thi đua, điều hành, đôn đốc thực hiện chương trình đã định.
- Trại phó: Trực tiếp điều hành chương trình đã định và các hoạt động (hậu cần, thi đua, hoạt động …)
- Các Ủy viên: chịu trách nhiệm từng hoạt động (văn nghệ, thể thao, vui chơi, cứu thương, hậu cần, nghi thức …)
4) Chuẩn bị những dụng cụ và phương tiện phục vụ trại:
- Đối với cá nhân: cần phải mang quần áo, khăn mặc, bàn chải, kem đánh răng, áo mưa, mũ, chén đũa, sổ tay, bút, giấy… Ngoài ra, cần hướng dẫn phân công các em để mang đồ dùng chung của trại, tiểu trại và nhóm.
- Đối với tập thể: Phải chuẩn bị lều chỉ huy, cứu thương, trống, cờ, kèn, cờ tín hiệu, các dụng cụ thể thao, dụng cụ phục vụ hoạt động văn nghệ, đèn dây điện (nếu ở cách ngày), âm thanh, dụng cụ phục vụ ăn uống cho trại sinh (nếu tổ chức trại tự nấu ăn)…

5) Xây dựng chương trình và nội dung hoạt động trại:

Chương trình hoạt động có ý nghĩa quyết định đến mục đích, đến mức độ thành công của cuộc đi trại. Tùy theo mục đích yêu cầu chủ đề của trại để định ra nội dung kế hoạch hoạt động cho phù hợp với thời gian, đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi.
Chương trình hoạt động phải được chi tiết hoá đến ngày, giờ cho mỗi hoạt động. Các hoạt động được diễn ra từ thấp đến cao được sắp xếp, điều hòa sao cho phù hợp với diễn biến sức khỏe và tình cảm của các em. Ngoài ra cần phải có một số nội dung hoạt động dự trữ để phòng sự thay đổi đột ngột của thời tiết khí hậu. Chương trình hoạt động phải bảo đảm được tính hệ thống liên tục có mở đầu, có cao trào trong toàn bộ hoạt động, có kết thúc.
Chương trình cần được phổ biến cho các phụ trách thiếu nhi và các em biết và bàn bạc thực hiện.
Chương trình một hoạt động trại thường là:
- Di chuyển theo dấu đường đến địa điểm tập trung, nên kết hợp tham quan bảo tàng trên đường di chuyển trước khi đến địa điểm cắm trại.
- Các tiểu trại dựng trại, cột cờ, lều chỉ huy.
- Khai mạc, chào cờ (theo nghi thức Đội).
- Phổ biến chương trình hoạt động, nội quy hoạt động, nội quy thi đua.
- Tổ chức hoạt động theo từng nội dung đã đặt ra.
- Đánh giá thi đua, trao phần thưởng.
- Nhổ trại, vệ sinh môi trường, kiểm tra dung cụ cá nhân và tập thể, nhắc nhở khi hành quân về.
- Ban tổ chức cám ơn chính quyền, đoàn thể địa phương nơi cắm trại.
- Tổng kết, rút kinh nghiệm cho đợt trại sau.
GIỚI THIỆU MỘT SỐ KỊCH BẢN LỬA TRẠI
Đây là một số kịch bản lửa trại đã được sử dụng trong các hội trại toàn quốc hoặc tại Thành phố Hồ Chí Minh (đã có chỉnh sửa lại cho phù hợp với khuôn khổ một tập sách). Tùy theo điều kiện và hoàn cảnh, bạn đọc có thể ứng dụng một phần, hoặc cải biên thêm để xây dựng thành một chương trình Lửa trại phù hợp nhất với mình.
Vui đêm lửa trại
1. Thổi tắt ngọn đèn
Cách chơi: Tất cả người chơi đứng thành vòng tròn, hai người được chọn vào trong và cầm mỗi người một cây nến đã thắp. Còi thổi, hai người này phải cò cò và vừa dấu đèn của mình sau lưng, vừa thổi đèn của bạn cho tắt đi.
Người chơi nào để tắt trước là thua cuộc.
Trò chơi này có thể cho chơi từng cặp, rồi chọn vào chung kết những người chiến thắng.

2. Con đường bao xa

Cách chơi: Tổ chức vào buổi tối. Người điều khiển đứng cách người chơi trên quãng đường đã biết trước chiều dài. Người điều khiển cầm đèn phin bấm sáng lên một lúc rồi tắt đi. Người chơi ước đạt xem từ chỗ mình đến đèn sáng là bao xa. Người điều khiển có thể bấm đèn nhiều lần và người chơi cũng ước đạt nhiều lần: ghi lần thứ nhất bao nhiêu mét, lần thứ nhì bao niêu mét… và ghi vào giấy nộp cho người điều khiển.
Người chơi nào ước đạt xê xích trên dưới gần đúng với thực tế là thắng.
Trò chơi cũng có thể chơi ban ngày, người điều khiển lấy cờ thay thế đèn pin.

3. Hành trình rước đuốc

Cách chơi: Phát cho mỗi đội chơi 1 bao diêm có 3 que và 3 cây nứa. Bố trí mỗi đội chơi đứng 1 phía, cách xa điểm tập trung làm “lửa trại” một khoảng cách bằng nhau, độ 50 m. Nghe lệnh còi “nổi lửa”, các đội chơi làm thế nào để nhóm đuốc lên sớm nhất và chạy theo một hàng dọc rước đuốc về nơi “lửa trại”.
Có thể dùng đống đuốc đó châm vào đống củi đã sắp xếp sẵn để bắt đầu một đêm vui.

4. Cử chỉ điệu bộ

Cách chơi: Mỗi đội chơi lần lượt cử lên một người chơi lên vòng lửa đua tài với nhau.
Người điều khiển yêu cầu mỗi người diễn tả cử chỉ, hành động, điệu bộ nào đó của một nhân vật nào đó. Ví dụ: Một cầu thủ đang đá bóng, một bác sĩ đang khám bệnh…
Người chơi phải tìm ra cử chỉ, hành động, điệu bộ của nhân vật và diễn tả cho khán giả xem. Đội chơi nào diễn tả đúng nhất về nhân vật theo quy định sẽ chiến thắng (các đội chơi cùng cho điểm, người điều khiển tổng hợp).

5. Tiếng nói tri âm

Cách chơi: Người điều khiển đưa ra một câu nói nào đó (ví dụ: Buồn quá, sắp phải chia tay rồi!) yêu cầu người chơi của các đội chơi nói lại câu trên bằng một giọng khác như: giọng Bắc, Trung, Nam hoặc của người nông dân, bà buôn, công an…
Người chơi làm sao phải diễn tả thật giống giọng nói, cách nói và điệu bộ của nhân vật… Khán giả quan sát và cho điểm.

6. Dạ hội hóa trang

Cách chơi: Mỗi đội được cung cấp một số vật dụng cần thiết như bìa cứng, báo, màu, hồ dán, kim băng… để làm mặt nạ lửa trại. Trong thời gian quy định phải hoàn thành xong. Đội chơi hoặc người chơi nào làm đẹp nhất sẽ có phần thưởng.

7. Đóng vai nhân vật

Các chơi: Một đội chơi ra ngoài vòng lửa để biểu diễn, các đội khác ngồi tại chỗ xem và cho điểm.
Người điều khiển yêu cầu nhân vật nào thì toàn đội chơi biểu diễn những cử chỉ, hành động… của nhân vật đó thông qua đặc trưng nghề nghiệp của họ.
Các đội chơi còn lại là khán giả quan sát, phán đoán nhân vật mà đội đó thực hiện ghi lên giấy đưa cho người điều khiển, đội chơi nào đoán trúng nhanh nhất là đội chiến thắng.
Đáp án do người điều khiển ra và phải giữ bí mật, chỉ thông báo cho đội chơi biết mà thôi.

8. Điệu nhảy khó quên

Cách chơi: Mỗi đội chơi chọn một bài hát nhảy lửa, sau đó tự sáng tác điệu múa cho phù hợp và thi với nhau, đội chơi nào có ý tưởng sáng tạo, múa đều và đẹp sẽ là đội thắng.

9. Thời trang ánh lửa

Cách chơi: Mỗi đội chơi được phát một số dụng cụ cần thiết cho việc hóa trang. Sau đó, người điều khiển cho nhạc nổi lên các đội chơi cùng nhảy múa vui chơi. Đúng thời gian quy định nhạc (khoảng 10 – 15 phút), các đội chơi phải hóa trang bất kỳ một số nhân vật hoặc con vật theo chủ đề hay tự chọn tuỳ theo hướng dẫn của người điều khiển. Đội chơi nào làm đúng, đẹp, đủ… sẽ chiến thắng.
Lưu ý: Nên có phần thuyết minh cho lôi cuốn, vui nhộn.

10. Xúc cảm tâm hồn

Các chơi: Mỗi đội chơi cử người chơi tham gia. Người điều khiển trao cho mỗi người chơi một dải băng vải và từng người tự bịt mắt mình lại.
Người điều khiển yêu cầu người chơi diễn tả một trạng thái: buồn, vui, lo lắng, giận giữ… người chơi diễn tả tâm trạng đó bằng các động tác của nét mặt, tay chân, thân mình nhưng không được nói. Các đội quan sát từng diễn viên, cho điểm và nộp giấy ghi điểm cho người điều khiển. Đội chơi nào có nhiều điểm hơn sẽ thắng.


LỬA TRẠI KHAI MẠC HỘI TRẠI TRUYỀN THỐNG HÙNG VƯƠNG
NHÂN VẬT
- Lạc Long Quân
- Âu Cơ
- 30 diễn viên múa
ĐẠO CỤ
- Ngọn đuốc chính dành cho Lạc Long Quân
- 10 ngọn đuốc lồ ô (dành cho đại biểu cùng châm lửa)
- 30 ngọn đuốc
Cảnh nhà Rông Tây Nguyên, phía trước là đống củi lửa trại. Ánh sáng lung linh, khói tỏa nhẹ, không gian im lặng. Đội múa đừng trước nhà sàn; phía trước là vòng tròn của các đơn vị tham dự lửa trại (chưa đốt lửa).
Tiếng hú dài, tiếng trống chiêng nổi lên.
Tiếng gọi vọng: Ơ này anh em ơi! Về đây ta cùng đốt lửa hồng! Để đền bù những lúc sương khuya, trong đêm đen bầu trời mịt mùng.
Đáp: Trong đêm đen bầu trời mịt mùng.
Tiếng gọi: Ơ này anh em ơi! Về đây cùng nhau ta quây quần, nào cùng hát ca, cao cao bên lửa hồng bập bùng.
Đáp: Cao cao bên lửa hồng bập bùng (tiếng hú)
Tiếng trống chiêng nổi lên 3 hồi. Lạc Long Quân và Âu Cơ xuất hiện (Lạc Long Quân đứng bên dưới và Âu Cơ ngồi trên nhà sàn). Âm nhạc Tây Nguyên nổi lên, tốp múa thể hiện trên nền tiết tấu khỏe mạnh thể hiện sức sống của núi rừng và cuộc sống của thời nguyên sơ. Lạc Long Quân nói trên nền nhạc:
Hỡi con Rồng cháu Tiên
Từ mọi miền Tổ quốc
Của xứ sở Long Quân - Âu Cơ muôn đời rộng mở
Các thần dân ta về đây từ núi non hiểm trở
Từ biển xa, biên đảo, sóng thần
Đã không quản đường dài, sóng dữ
Cùng về đây góp bàn tay dựng nước Văn Lang
Gọi: Hỡi những thần dân đất Việt! Hu ra...
Đáp: Hu ra, hu ra, hu ra...
(nhạc múa bài Đêm Lam Sơn)
(Đọc trong nền nhạc):
Đất của ta rừng vàng biển bạc
Vương quốc của ta hoa nở bốn mùa
Trai gái của ta vui sống bên nhau
Giữa đất trời sáng bừng lên ngọn lửa
(Ngọn đuốc được thiết kế từ trên cao chạy ngay xuống tầm tay của Lạc Long Quân. Lạc Long Quân hô to: Ta truyền giao hùng khí Văn Lang của 4000 năm dựng nước và giữ nước cho tuổi trẻ thế hệ Hồ Chí Minh, để tiếp tục nâng cao đuốc trí tuệ soi đường cho sự nghiệp lập thân kiến quốc, cho Việt Nam dân cường nước thịnh song hành với cường quốc năm châu (mời đại diện lên châm ngọn đuốc truyền thống).
Lạc Long Quân: Nổi trống lên hỡi những chàng trai cô gái con Lạc cháu Hồng. Hỡi những bộ tộc Bách Việt kiên cường bất khuất.
Lúc này 4 diễn viên cùng đánh trống, đánh chiêng, tù và... và mọi người cùng reo vang.
Âu Cơ: Hỡi những bộ tộc Việt
Những con yêu của mẹ Âu Cơ
Các con về đây để tế cáo đất trời cầu cho quốc thái dân an
Để chào mừng cho hào khí Văn Lang
Thiên vạn niên trường tồn vĩnh cửu
Các thần dân hãy mau về đây, mau về đây!
Nhạc nổi lên.
Lúc này toàn trại cùng nhảy múa theo bài hát “xưa mẹ Âu Cơ” (Đội múa làm mẫu, toàn bộ trại sinh múa theo).
Kết thúc bài múa, Âu Cơ truyền dạy: Các bộ tộc Việt hãy lắng nghe lời huấn dụ của Tổ phụ Long Quân.
Long Quân: Bên ngọn lửa rực cháy đêm nay, trong niềm tự hào của hồn thiêng sông núi, các thần dân về đây trong tình yêu Tổ quốc, dệt những bài ca cho đất nước nở hoa. Mỗi con dân nước Việt hãy nhớ những ngày đấu tranh gian khổ dựng nước và giữ nước của cha ông để nung lên ngọn lửa tâm hồn.
Giữ đỏ thắm trong lòng dân nước Việt
Lửa trái tim, của chân lý niềm tin
Lửa nghìn đời bất diệt thiêng liêng
Hãy bái lạy tổ tiên sông núi
(tất cả cùng cúi lạy và hô: hu ra)
Hãy hát mừng Tổ quốc nở hoa
Hãy hát mừng lửa hồng soi sáng.
Con đường vinh quang đang đón chờ tất cả chúng ta (lúc này nhạc nổi lên những bài múa nhảy lửa, tất cả cùng tham gia theo hướng dẫn của Long Quân, Âu Cơ và nhóm múa).
Khi nhảy lửa xong, tất cả cùng ngồi quanh vòng lửa, im lặng.
Sau đó chuyển sang phần nghi lễ khai mạc Hội trại truyền thống Hùng Vương (có chương trình riêng, phần này do Ban tổ chức trại điều hành).
CHƯƠNG TRÌNH ĐÊM LỬA TRẠI “BỐN THẾ HỆ CÙNG HÒA CHUNG BƯỚC TIẾN” TỔ CHỨC
Phân công: Quản trò, quản ca, quản lửa và người đọc lời vọng
Một số người cùng tham gia công tác thi đua
Số lượng tham gia múa lửa là 50 người, có đuốc và tự hóa trang.
Thành phần: Các tiểu trại đều tham gia và chọn cho đơn vị mình một tiếng reo thật ý nghĩa.
BỐ TRÍ:
Xếp củi theo mô hình nón.
Thiết kế 4 dây lửa từ 4 hướng chạy về nơi đống củi (có 4 người phụ trách chuột lửa của 4 hướng).
CHƯƠNG TRÌNH CHI TIẾT
- Khi có lệnh tập họp của BTC, toàn thể trại sinh tập trung, đội hình múa lửa cầm đuốc (chưa châm lửa) quì vòng tròn bên trong đống củi.
- Chuẩn bị tiến hành lửa trại đèn điện đều được tắt hết.
- Ngay sau khi bóng tối bao trùm, tiếng reo của các đơn vị cùng hòa nhịp. Sau đó tất cả cùng im lặng.
- Lúc này người thuyết minh bắt đầu đọc lời gọi lửa (xem sau phần chương trình). Khi đọc đến đoạn “cờ tự do... thắm đỏ”, 4 người phụ trách chuột lửa từ 4 hướng dẫn lửa cho chạy xuống đống củi cùng một lúc; ngọn lửa bừng cháy lên.
- Tất cả cùng reo vang, lúc này đội hình múa lửa đứng lên cầm đuốc đi theo hình xoắn ốc, đi vào đống lửa đã bừng sáng và khi đến hết lời gọi lửa thì đội hình này đã tự châm đuốc và đi trở ra đứng thành vòng tròn như cũ (có người hướng dẫn đi).
- Quản trò và quản ca bắt nhịp những bài hát gọi lửa, nhảy lửa.
- Mời đại biểu lên có vài lời khai mạc lửa trại.
- Tiếp theo là nội dung chính của lửa trại:
Thi hoạt cảnh bốn thế hệ.
Thi văn nghệ chào mừng
Kịch vui
Múa hát sinh hoạt cộng đồng
- Sau khi hoàn tất nội dung chính, quản trò làm công tác khen thưởng và linh hoạt mời đại diện lãnh đạo lên trao đổi câu chuyện lửa tàn (xem phần cuối chương trình). Lúc này toàn bộ trại sinh ngồi quây quần bên nhau tay trong tay, vai kề vai, im lặng. Khi kết thúc câu chuyện lửa tàn những bài hát chia tay được quản ca bắt nhịp vang lên. Các trại sinh lần lượt về đơn vị mình.
+ Lời gọi lửa
“Ôi Tổ quốc, vinh quang Tổ quốc
Ngàn muôn năm dân tộc ta ơi!”.
Đất nước Việt Nam đã trải qua những năm tháng chiến tranh ác liệt, bom đạn, khói lửa bao phủ khắp xóm làng. Bao gian khổ hiểm nguy vẫn không thể nào ngăn cản được người dân Việt Nam đứng lên cầm súng giết giặc với ngọn lửa căm hờn rực cháy trong tim.
“từ khi có Đảng cuộc đời bừng sáng”
Dưới sự lãnh đạo của Đảng, của Bác Hồ kính yêu, nhân dân ta đã liên tiếp lập nên nhiều chiến công hiển hách, phi thường mà đỉnh cao là cuộc Tổng khởi nghĩa Cách mạng tháng Tám năm 1945. Đó là một sự kiện quan trọng đánh dấu một bước ngoặc vĩ đại trong lịch sử dân tộc Việt Nam - mở ra một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên độc lập - tự do - ấm no - hạnh phúc.
Cách mạng tháng Tám là kết tinh những truyền thống đấu tranh kiên cường, bất khuất của một dân tộc có lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước. Biết bao xương máu đã đổ xuống tô thắm màu cờ Tổ quốc. Hàng triệu đồng bào chiến sĩ đã nằm lại trên mảnh đất thân yêu này để đem lại cuộc sống yên bình cho dân tộc hôm nay.
“Ôi tiếng của ông cha thuở trước
Xin hát cùng non nước hôm nay”.
Ngày 2-9-2005, mừng 60 năm đất nước nở hoa, tận trong sâu thẳm trái tim của mỗi chúng ta, hãy thắp sáng lên ngọn lửa quật cường mà cha ông đã một thời hun đúc. (Lúc này lửa chạy từ 4 phía vào bừng sáng đống củi khi đọc xong 4 câu thơ sau).
“Cờ tự do bay rợp chiến đài
Bốn phương trời đỏ rực tương lai
Dậy lên hỡi những linh hồn trẻ
Máu của con tim nhuộm thắm đời”.
(Tiếp theo đội hình nhảy lửa theo hình xoắn ốc tiến vào thắp lửa vào đuốc).
Hôm nay đây nhân kỷ niệm 60 năm ngày Quốc khánh 2/9, chúng ta hãy cùng thắp sáng lên ngọn lửa cách mạng - ngọn lửa của những năm tháng không thể nào quên Chúng ta tự hỏi phải làm gì cho đất nước tươi đẹp hơn, để sánh vai với các cường quốc năm châu như Bác Hồ kính yêu hằng mong muốn. Phải làm gì đất nước ta vươn lên trên tầm thời đại, xứng đáng con Lạc cháu Hồng?
“Nếu được làm hạt giống của mùa sau
Nếu lịch sử chọn ta làm điểm tựa
Vui gì hơn làm người lính đi đầu
Trong đêm tối tim ta là ngọn lửa”.
(Quản ca bắt những bài hát nhảy lửa, đội hình múa lửa nhảy lửa.
+ Câu chuyện lửa tàn:
(Toàn bộ trại sinh im lặng, tay trong tay, vai kề vai cùng quây quần bên lửa tàn. Quản trò có thể mượn một câu chuyện từ các tuyển tập sống đẹp, tâm hồn cao thượng... để nói về giá trị của tình đoàn kết keo sơn, giá trị của tình bạn... trong cuộc sống.

CHƯƠNG TRÌNH ĐÊM LỬA TRẠI “HỘI QUÂN” TỔ CHỨC
Phân công đóng các vai
Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Dẫn chương trình
Quản lửa
Quản ca
Quản trò
Trưởng Trạm một
Trưởng Trạm hai
Trưởng Trạm ba
Trưởng Trạm bốn
KỊCH BẢN
Bốn thành viên ban tổ chức đứng ở 4 trạm qui định trước.
Bốn đội chia làm 4 quân đoàn, mỗi quân đoàn chọn tên một vị anh hùng trong trận ĐBP, các đội hóa trang thành những người lính Điện Biên.
- Xuất phát.
- Quân đoàn được 4 thành viên BTC dẫn dắt chạy qua 4 trạm (trạm 1 lấy đuốc; trạm 2 lấy vải vụn, tìm đuốc; trạm 3 lấy dầu; trạm 4 lấy lửa châm đuốc) chạy về điểm tập kết.
- Trại trưởng đóng vai tướng Võ Nguyên Giáp tuyên bố: “Tôi kêu gọi toàn thể cán bộ chiến sĩ:
Phải nhận rõ vinh quang được tham dự vào trận lịch sử này.
Phải có một quyết tâm giết giặc rất cao.
Phải nắm phương châm “đánh chắc, tiến chắc”.
Phải vượt qua mọi gian khổ, khắc phục mọi khó khăn.
Hợp đồng chặt chẽ.
Chiến đấu liên tục.
Tiêu diệt toàn bộ quân địch tại Điện Biên Phủ giành đại thắng cho chiến dịch.
Giờ ra trận đã đến”.
- Các trại sinh hô to: “Quyết chiến, quyết thắng”.
- Đồng chí Võ Nguyên Giáp: “Nào tất cả chúng ta cũng châm ngọn đuốc nhiệt tình của tuổi trẻ, ngọn đuốc của khí thế bừng bừng đang sục sôi cuồn cuộn”. (Trại trưởng và cả vòng tròn châm đuốc thổi bùng lên ngọn lửa trại).
- Trại phó bước ra thay lời trại trưởng: “Nào, hỡi các quân đoàn về đây hội quân, chúng ta hãy lần lượt giới thiệu về quân đoàn của mình để rồi sau đêm nay chúng ta sẽ lao vào cuộc chiến một mất một còn với quân xâm lược”.
- Tổ trưởng tổ một (dẫn toàn tổ tiến về vị trí trung tâm): “Tôi Phan Đình Giót đại diện toàn quân đoàn xin quyết tâm chiến đấu tới hơi thở cuối cùng, nào các đồng chí, lên đường”.
Tổ 1 diễn hoạt cảnh xây dựng hình tượng nhân vật anh hùng Phan Đình Giót.
- Tổ trưởng tổ hai: “Tôi Bế Văn Đàn đại diện toàn quân đoàn xin quyết tâm chiến đấu tới hơi thở cuối cùng, nào các đồng chí, lên đường”.
Tổ 2 diễn hoạt cảnh xây dựng hình tượng nhân vật anh hùng Bế Văn Đàn.
- Tổ trưởng tổ ba: “Tôi Nguyễn Hoàng Nô đại diện toàn quân đoàn xin quyết tâm chiến đấu đến hơi thở cuối cùng, nào các đồng chí, lên đường”.
Tổ 3 diễn hoạt cảnh xây dựng hình tượng nhân vật anh hùng Nguyễn Hoàng Nô.
- Tổ trưởng tổ bốn: “Tôi Tô Vĩnh Diện đại diện toàn quân đoàn xin quyết tâm chiến đấu đến hơi thở cuối cùng, nào các đồng chí, lên đường”.
Tổ 4 diễn hoạt cảnh xây dựng hình tượng anh hùng Tô Vĩnh Diện.
- Trại phó bước ra: “Cám ơn tất các anh, các đồng đội thân yêu, các chiến sĩ can trường. Tất cả chúng ta đây, sau đêm nay ra trận, dầu có hi sinh xương máu thì chúng ta vẫn quyết tâm “Quyết tử cho tổ quốc quyết sinh”.

Quản trò, quản ca cho các bạn hát, múa, chơi trò chơi quanh đám lửa.
- Tàn lửa, phút tĩnh tâm. (Toàn bộ trại sinh tay trong tay quây quần bên nhau, lắng đọng. Trại trưởng nói vài lời kết thúc).
(Sau phút tĩnh tâm các bạn lần lượt im lặng trở về lều, chuẩn bị trò chơi đêm).

CHƯƠNG TRÌNH ĐÊM LỬA TRẠI “TIẾNG PHÁO MỪNG CÔNG”
TỔ CHỨC
Chuẩn bị các vật dụng:
- Chuẩn bị một số bong bóng trong hậu trường làm tiếng pháo.
- Căng dây chuột lửa theo hình phi đạn.
- Phục trang cho các nhân vật.
Phân vai:
Chọn 1 người đóng vai tướng Đờ Cát phục trang áo lính lê dương.
Chọn 1 người đóng vai chiến sĩ Điện Biên phục trang áo ghi lê trấn thủ.
Chọn 1 nữ đóng vai thiếu nữ Tây Bắc phục trang áo dân tộc.
Cùng các anh chị hỗ trợ âm thanh hậu trường.
KỊCH BẢN CHI TIẾT
Tiếng gió lồng lộng (hậu trường) tướng Đờ Cát hoang mang đi qua lại trong phòng, chợt hét lên:
- Hãy tiến lên, hãy chiến đấu đến viên đạn cuối cùng, (bần thần). Không, không, nước Pháp chúng ta không thể thua một quốc gia non yếu như Việt Nam thế này được.
Một tiếng pháo nổ vang (Hậu trường) Đờ Cát thất hồn nhìn về phía cửa. Bỗng có một giọng nói của một chiến sĩ kháng chiến: - Hãy đầu hàng, các người đã bị bao vây.
Người chiến sĩ đi vào dẫn giải Đờ Cát, khí thế rất hồ hởi. (dẫn Đờ Cát ra sau hậu trường). Một thiếu nữ dân tộc chạy ra, hô to:
- Ôi thắng rồi, chúng ta thắng rồi phải không các anh.
(Hậu trường reo vang).
Thiếu nữ (giọng xúc động): “Vậy là bản mường Tây Bắc đã trở về những giây phút thanh bình rồi phải không các anh?”
Người chiến sĩ lúc nãy đi ra, vừa đi vừa nói giọng bồi hồi, lắng đọng:
- Đúng vậy, cuối cùng chúng ta đã lấy lại những gì thuộc về chúng ta, sau 56 ngày đêm gian lao khổ nhọc chúng ta đã thành công, chúng ta hãy ăn mừng chiến thắng này đi.
Người chiến sĩ đổi giọng, hồ hởi reo lên:
- Này anh em ơi.
- (Hậu trường): Ơi!
Người chiến sĩ: “Hãy thắp lên lên những ngọn pháo để mừng cho độc lập, mừng cho tự do, mừng cho ngày phá tan xiềng xích, thoát ách nô lệ, vì ngày mai tươi sáng hãy thắp lên đi các bạn ơi”.
Người chiến sĩ khoác vai cô thiếu nữ tay giơ cao thành hình tượng. Hậu trường làm tiếng nổ, đốt chuột lửa, chính thức bước vào đêm lửa trại. Sau đó chào khán giả đi vào hậu trường.
+ Lời dẫn
Quản trò xuất hiện và nói:
“Kính thưa các anh chị, đã 50 mươi năm trôi qua kể từ ngày giải phóng Điện Biên, nhưng âm vang của chiến thắng ấy vẫn còn mãi trong tim mỗi người dân Việt Nam, thôi thúc chúng ta hành động. Thanh niên chúng ta hôm nay hãy góp sức cho đời để xây dựng đất nước ngày một đẹp tươi, giàu mạnh, sao cho xứng đáng với truyền thống của cha anh ta. Xin trân trọng kính mời - trại trưởng hội trại lên tuyên bố khai mạc đêm lửa trại”.
+ Tổ chức các hoạt động lửa trại: Theo phân công như bản kế hoạch tổ chức lửa trại.
+ Lửa trại: Sau khi kết thúc phần nội dung chính của lửa trại, quản trò đọc lời lửa tàn hoặc mời đại diện BTC lên tổng kết “câu chuyện lửa tàn”.
Kết thúc, trại sinh lần lượt về đơn vị mình.
+ Sơ đồ bố trí, thực hiện lửa trại.
CHƯƠNG TRÌNH ĐỐT LỬA TRẠI HỘI CỒNG CHIÊNG
GỒM CÁC NỘI DUNG
1. Gọi lửa
2. Nhảy lửa.
3. Sinh hoạt cộng đồng.
4. Trò chơi nhỏ.
5. Phút sinh hoạt lửa tàn.
6. Chuyển lửa về từng tiểu trại, tổ chức sinh hoạt giao lưu.
NỘI DUNG CHI TIẾT
(trong suốt quá trình của đêm lửa trại, tiếng chuông trống luôn luôn vang lên theo hướng dẫn của Quản trò).
+ Gọi lửa:
Chọn 1 người hóa trang thanh già làng, 1 người hóa trang thành thần lửa.
Sau khi chương trình chính diễn ra: Công bố giải của các phần thi xong, Quản trò điều khiển tất cả các trại sinh tiến ra khu vực, sinh hoạt lửa trại. Các trại sinh chạy ra tập hợp thành một vòng quanh đống củi. Già làng ra dấu hiệu và hú một tràng dài (đã được báo trước) tất cả các tiểu trại đều hú theo:
- Già làng: “Hỡi dân làng ơi!”
- Các bạn đáp theo: “Ơi”
- Già làng: “Hỡi trai làng ơi, thôn nữ ơi!”
- Các bạn đáp theo: “Ơi”
- Già làng: ”Trong không khí tưng bừng lễ hội, mừng 50 năm chiến thắng Điện Biên. Ta già làng người đứng đầu buông làng Điện Biên, kêu gọi các con về cùng mừng vui. Ồ ô! Ồ ô”.
- Các bạn đáp theo: “Ồ ô! Ồ ô”
Già làng đi quanh đống củi, làm điệu bộ cầu khấn:
- Già làng: “Giàng ơi! Giàng ơi”
- Các bạn đáp theo: “Giàng ơi! Giàng ơi”
- Già làng: “Ô hô! ô hô” hoặc “À ha! à ha”...
- Già làng: “Lửa ơi! Lửa ơi! Hãy mau xuất hiện”
- Các bạn đáp theo: “Lửa ơi! Lửa ơi! Hãy mau xuất hiện”
- Già làng: “Lửa mang cho ta sức mạnh”
- Các bạn đáp theo: “Sức mạnh”
- Già làng: “Lửa mang cho ta hơi ấm”
- Các bạn đáp theo: “Hơi ấm”
- Già làng: “Lửa cho ta xích lại gần nhau”
- Các bạn đáp theo: “Xích lại gần nhau”
- Già làng: “Thần Lửa! Thần Lửa”
- Các bạn đáp theo: “Thần Lửa! Thần Lửa”
- Già làng: “Hãy mau xuất hiện”
- Các bạn đáp theo: “Hãy mau xuất hiện”
Thần Lửa xuất hiện, tay cầm ngọn đuốc sáng, cất tiếng to rõ: “Ha, ha, ha. Ta đã đến rồi đây!”
- Già làng: “Ô hô! ô hô” hoặc “À ha! à ha”...
- Các bạn đáp theo: “Ô hô! ô hô” hoặc “À ha! à ha”...
- Thần Lửa: “Ta là thần Lửa, ta đến và đem văn minh cho loài người đây. Lửa... Lửa... Lửa hãy cháy lên”
(lúc này thần Lửa châm lửa vào củi).
“Cháy mãi... cháy mãi... để muôn loài được gần nhau hơn”
(lúc này vòng tròn hú lên một hồi dài và ngồi sát lại bên nhau).
“Ngọn lửa của ta... ánh sáng của ta sẽ sưởi ấm muôn loài. Hỡi loài người hãy cùng ta vui múa hát đêm nay”.
+ Hát - Múa:
- Vòng tròn cùng hát cùng múa bài: (làm theo động tác của già làng, thần Lửa)
“Lửa cháy, cháy lên...”
“Lửa trại đêm nay lung linh...”
- Khi bài múa hát kết thúc thì ném đuốc vào đống lửa.
+ Sinh hoạt cộng đồng và múa hát các bài múa hát tập thể:
- Lúc này quản trò, quản ca cho chơi những trò chơi nhỏ.
- Quản lửa phải lưu ý thiết kế lúc nào cần bùng lửa để tạo hiệu ứng ánh sáng
- Quản trò lưu ý trò chơi cuối cùng phải tập hợp lại vòng tròn.
+ Phút sinh hoạt lửa tàn:
- Tất cả phải im lặng và tịnh tâm lại, nắm chéo tay, cùng hát bài “giờ chia tay” sau lời vọng.
- Lời vọng: “Lửa đã tàn dần, tàn dần. Nhưng ngọn lửa ấy vẫn sáng và cháy mãi mãi trong lòng chúng ta. Ngày hôm nay được sống trong hòa bình, được cầm tay nhau bên ánh lửa thiêng liêng, chúng ta hãy cùng nhớ đến những người anh hùng đã hy sinh cho mảnh đất này, cho quê hương này”.
- Bắt bài hát cuối cùng: Giờ chia tay.
- Chú ý: Trong suốt quá trình diễn ra đêm lửa trại, quản lửa và quản ca phải thường xuyên chủ động và để ý tới ngọn lửa, cũng như tâm trạng của các trại sinh trong lúc đang sinh hoạt, để có thể đẩy lên cao trào hoặc hạ xuống.
CHƯƠNG TRÌNH ĐÊM LỬA TRẠI VUI ÁNH LỬA THIÊNG
TỔ CHỨC
Ban tổ chức:
- Chuẩn bị củi, các vật dụng tạo lửa màu, tiếng động...
- Dây thép, vải vụn và các vật dụng khác... (hóa trang thần Bóng Đêm, thần Ánh Sáng).
- Xăng, dầu hôi, dây điện và dây điện trở để thắp lửa
- Âm thanh, ánh sáng, micro...
- 40 đuốc, chuẩn bị vật dụng múa sạp, nhạc, rượu cần...
Các tiểu trại:
- Theo hướng dẫn của Ban tổ chức: tập hợp đầy đủ, đúng giờ, chọn 1 tiếng reo cho tiểu trại mình.
- Mỗi tiểu trại cử người tham gia đội múa lửa.
- Mỗi tiểu trại chuẩn bị 1 tiết mục hóa trang vui mang chủ đề “Tình bạn” (không quá 3 phút - có thuyết minh).
CHƯƠNG TRÌNH LỬA TRẠI
1. Hoạt cảnh ánh sáng của lửa
2. Nhảy lửa
3. Sinh hoạt cộng đồng
4. Trò chơi nhỏ, hóa trang
5. Phút sinh hoạt lửa tàn
- Thông báo cho toàn thể trại sinh chuẩn bị tập trung. Đội hình nhảy lửa chuẩn bị theo hướng dẫn (tất cả các khâu phải được kiểm tra trước).
- Quản trò hô tiếng vọng: “ớ này anh em ơi”, toàn thể trại sinh đồng loạt hô vang đáp lại “ơi...”, nhạc nổi lên bài “Nối vòng tay lớn”.
- Khi đã hình thành 1 vòng tròn quanh đống lửa, quản trò lại hô: “ớ này anh em ơi!”, tất cả cùng đáp lại “ơi!...” sau đó im lặng. Người quản ca bắt đầu lời vọng: “Nếu thế gian không có ánh mặt trời thì cả vũ trụ này sẽ sống ra sao? Ôi! Kinh khủng quá...”.
- Thần Bóng Đêm xuất hiện: “(hahaha)! Ta là thần Bóng Đêm (hahaha!). Nơi nào có ta nơi đó mãi mãi sẽ sống trong màn đêm u tối, nơi đó sẽ lạnh lẽo chết chóc, bầu trời sẽ đen tối và loài người sẽ mãi mộng mị, ngu si (hahaha!); thế gian này là của ta, bóng đêm là của ta, không ai có thể xua đuổi ta được... (hahaha!). Ta chính là chúa tể của muôn loài!”
- Thần Ánh Sáng xuất hiện: (lúc này dây điện được cắm vào và ngọn lửa tự nhiên bùng lên). “Này! Thần Bóng Đêm kia, nhà người đã đến giờ đền tội (thần Bóng Tối làm động tác run sợ, mệt mỏi dần và nằm xuống một chỗ). Ta là thần Ánh Sáng, ta đem văn minh đến cho loài người đây. Lửa, lửa, lửa, hãy cháy lên, cháy mãi, cháy mãi để muôn loài được gần gũi nhau hơn (vòng tròn càng lúc càng ngồi gần lại). Ngọn lửa của ta, ánh sáng của ta sẽ sưởi ấm lòng người. Hỡi loài người! Hãy cùng ta múa hát thâu đêm bên ánh sáng bập bùng của ngọn lửa. (Đội hình múa lửa đã sẵn sàng - tay cầm đuốc tiến vào, tất cả đều có lửa).
- Hát múa lửa trại.
- Khi ngọn lửa đã thắp lên, đội hình múa lửa đã múa xong, quản trò tiếp tục hô tiếng reo. Cả vòng tròn đáp lại. Nhạc nổi lên những bài hát sinh hoạt cộng đồng. (múa theo quản trò).
- Quản trò hô: “ánh lửa” - Trại sinh đáp: “tình bạn”
- Quản trò hô: “tay đâu” - Trại sinh đáp: “tay đây”.
- Quản trò cho chơi trò chơi “ánh lửa tình bạn”.
- Múa sạp và uống rượu cần.
- Chương trình hóa trang theo chủ đề “Tình bạn” của các đơn vị.
- Xen kẽ là các trò chơi nhỏ.
- Lời lửa tàn (do quản trò nói. Tất cả trại sinh ngồi xuống tại chỗ).
“Các bạn thân mến! Lửa đã tàn dần, nhưng ánh sáng của ngọn lửa vẫn mãi soi trong tim chúng ta. Tiếng hát nồng nàn, tiếng cười hồn nhiên vô tư của đêm nay không còn nữa. Chỉ còn chăng là ánh sáng bập bùng của ngọn lửa soi trên những gương mặt bạn bè.
Trong giây phút sâu lắng này, chắc rằng bạn cũng như tôi, ai ai cũng đều xúc động, luyến tiếc, nhớ nhung và ai cũng muốn nói với nhau rằng: Hãy nhớ mãi, hãy trân trọng, hãy khắc sâu trong tim chúng ta những kỷ niệm khó quên tại trại.
- Múa chia tay. Kết thúc đêm lửa trại.
CHƯƠNG TRÌNH ĐÊM LỬA TRẠI “LẠC LONG QUÂN - ÂU CƠ”
CHUẨN BỊ
Ghe 60 đuốc nhỏ, 1 cây đuốc lớn, dây kẽm chuột lửa, củi, xăng dầu, dây điện, dây mayso, âm thanh.
Ổn định đội hình tập trung thành chữ S (đội hình 60 thành viên 30 nam, 30 nữ được hóa trang theo con rồng cháu tiên).
CHƯƠNG TRÌNH LỬA TRẠI
+ Lời dẫn truyện
(Bài hát: “Đất nước lời ru”)
“Từ ngàn xưa có một vùng đất hoang sơ lượn mình bên bờ biển Đông, quanh năm có ánh mặt trời sưởi ấm, một vùng đất trù phú bao la với những dòng sông hiền hòa, những ngọn núi cao ngất trời. Nhưng cuộc sống thật sự bắt đầu khi Lạc Long Quân và nàng Âu Cơ kết duyên vợ chồng, kỳ diệu thay Mẹ Âu Cơ thai nghén. Từ Mẹ một bọc trứng nở thành 100 con, 100 người con cùng dòng máu Lạc Rồng, trăm con nên nghĩa đồng bào.
Đất nước trù phú bao la khai phá dựng xây là ước vọng của cha, là niềm tin của mẹ, là khát vọng của con cháu Lạc Rồng “50 con xuống biển, 50 con lên rừng”, người miền ngược kẻ miền xuôi nhưng anh em một nhà mãi mãi khắc ghi dòng giống Lạc Hồng.
Hơn 4000 năm với bao thăng trầm lịch sử, lúc thiên thuận nhân hòa, lúc thiên tai địch họa, nhưng máu Lạc Hồng vẫn thắm trang sử vẻ vang.
Đêm nay hội lớn những người con đất Việt từ khắp mọi miền Tổ quốc cùng hội tụ về đây, cùng thắp lên ngọn lửa của dòng máu Lạc Hồng.
Nào, hãy thắp lên ngọn lửa của con cháu Lạc Hồng; nào, hãy đem ngọn lửa từ biển khơi nối với đất liền như tình anh em ta ngàn đời bền vững”.
- Chuột lửa được thắp sáng và bắn ra ghe để đốt vào ngọn đuốc lớn.
- Đội hình chữ S múa theo động tác kéo lưới bài hát “Hồ trên núi” để ghe chở đuốc vào bờ.
- Bài hát “Hồ trên núi”
- Chấm dứt bài hát và ghe chở đuốc vào bờ. Đánh 3 hồi trống giục.
- Sau 3 hồi trống thì bài hát “Xưa mẹ Âu Cơ” được nổi lên.
- Đội hình chữ S múa động tác chuyền đuốc, cho đến người cuối cùng và bài hát “Xưa mẹ Âu Cơ” chấm dứt, thì một hồi trống nổi lên.
- Nhạc tiếp tục nổi lên bài “Việt Nam minh châu trời Đông”.
- Đội hình chữ S chuyển thành hình xoắn ốc cho đến hết bài hát.
- Bài hát chấm dứt
Đội hình xếp thành vòng tròn quanh đống củi.
LỜI GỌI LỬA
Hãy sáng lên cho ấm thêm tình bạn. Hãy sáng lên cho những đôi vai xích lại gần nhau, cho những nhịp tim cùng chung nhịp đập bạn bè
Hãy rực lên lửa ơi. Cho bạn bè biết rằng nơi đây bên bờ biển Đông ngàn đời sóng vỗ có triệu triệu con người sinh ra từ dòng máu Tiên Rồng. Nơi đây đã thấm bao máu đào và nước mắt vì “nhân nghĩa” vì chân lý “Không có gì quý hơn độc lập tự do”.
(Lúc này đội hình vòng tròn ngồi xuống, đuốc đưa ra phía trước).
Hãy bùng lên lửa ơi, hãy sáng lên lửa ơi. Những người con của Thành phố hôm nay đang dang tay chào đón các bạn, những người con từ khắp mọi miền tổ quốc cùng hội tụ, về đây với sức mạnh của niềm tin.
(Lúc này dùng dây điện châm qua dây điện trở cho lửa được thắp sáng lên).
Hãy cháy, cháy mãi ngọn lửa đêm nay như tâm hồn Việt Nam nhân nghĩa tự tin, như tình bạn của trại hè thanh niên đời đời bền vững.
- Ơi này anh em ơi!
(Vòng tròn đồng thanh đáp lớn “Ơi” và nhảy lên)
- Bài hát nhảy lửa nổi lên. Đội hình nhảy lửa múa theo 2 bài hát.
- Khi bài hát múa lửa chấm dứt các trại sinh nối thành vòng tròn lớn. Hát “thanh niên tình nguyện” và hát múa một số bài hát tập thể. Các trại chuẩn bị lồng đèn, lúc này lồng đèn được và nến được phát cho toàn bộ trại sinh, thắp sáng lên theo nhạc của bài hát.
- Phần dạ hội hóa trang
- Lời lửa tàn.
CHƯƠNG TRÌNH ĐÊM LỬA TRẠI “VÌ MỘT THẾ GIỚI NGÀY MAI”
CHUẨN BỊ
- Các tiểu trại chuẩn bị chương trình văn nghệ và hóa trang.
- BTC chuẩn bị lửa trại và các vật dụng dùng trong chương trình lửa trại.
CHƯƠNG TRÌNH
- Hiệu triệu bằng băng reo.
- Sinh hoạt trò chơi tạo không khí (trên nền nhạc “Vì một thế giới ngày mai”).
- Nghi thức khai mạc
- Tuyên bố lý do - Giới thiệu đại biểu
- Gọi lửa bằng sân khấu hóa (thần Lửa và thần Bóng Tối).
+ Lời vọng:
“Hỡi các con cháu của Niềm tin và sự sống!
Quỷ dữ đang hoành hành, chúng là bất hạnh của mỗi nhà, là lòng đố kỵ, là sự ngờ vực trong cộng đồng, là chiến tranh giữa các dân tộc.
Đêm tối - Bóng đen bao trùm - bao phủ và dồn nén. Chúng ta sẽ hoảng sợ và rút lui đến đâu hỡi các bạn? Cội nguồn của chúng ta không biết sợ bóng đen!
Hỡi thần Mặt trời hãy đốt cháy cả dãy núi Olympus hùng vĩ, hãy đem tới đây ánh sáng, và truyền thống ngọn lửa Olympus để loài người tỉnh ngộ, giúp họ có sức mạnh, niềm tin và chiến thắng.
Kìa hỡi loài người, hỡi các bạn! Ánh sáng đang đến, hãy đốt cháy lên, đốt cháy lên ngọn lửa thiêng liêng bất diệt. Hãy xua tan đêm tối, xua tan quỷ dữ và đem lại cho trái đất tiếng hát, niềm vui và nụ cười hòa bình.
Nào các bạn, hãy hát lên đi, hãy múa lên đi đón chào ánh sáng của ngọn lửa vĩnh cửu từ đỉnh Olympus hùng vĩ. Hãy nắm tay nhau hát, múa mừng ánh sáng soi rọi con đường mà chúng ta đã chọn”.
(Mọi người đang im lặng thì trên ngọn cây phía xa xuất hiện một đốm lửa lao về phía đống củi, ngọn lửa bùng cháy lên kết thúc phần khai lửa).
- Đống củi được đốt lên nhờ chuột lửa.
- Tập thể cùng hát và nhảy lửa.
- Trưởng ban tổ chức phát biểu chúc mừng
- Hô băng reo chào mừng các đội
- Múa tập thể
- Tiểu phẩm vui tự giới thiệu về tiểu trại
- Thi văn nghệ (xen kẽ). Thi tài trí
- Vũ hội
- Kết thúc (tàn lửa)
+ Lời vọng:
“Lửa đã tàn dần, tàn dần nhưng ánh sáng của lửa vẫn mãi soi trong tim chúng ta. Tiếng hát nồng thắm, tiếng cười trong trẻo hồn nhiên vô tư của đêm nay không còn nữa, chỉ còn ánh lửa bập bùng soi trên những gương mặt thân thương. Trong giây phút sâu lắng này, không ai nói lên hai chữ “chia tay”... nhưng chúng ta phải trở về với cuộc sống và công việc của mình, và chúng ta sẽ kể lại cho mọi người nghe về đêm nay. Tôi tin rằng những điều kỳ diệu của đêm nay sẽ là khởi đầu cho những điều tốt đẹp nhất của ngày mai”.
Mỗi trại sinh được phát 1 cây nến nhỏ, tất cả cùng đốt lên và nghe trại trưởng nhận xét về một ngày trại đã qua, cùng nghe các bạn trại sinh nói về tâm nguyện của mình. Sau đó cùng nhau hát các bài hát chia tay.
- Kết thúc phần tàn lửa, kết thúc lửa trại.
Một phút tĩnh tâm, xong mọi người đứng dây về tiểu trại của mình nghỉ ngơi (im lặng, không ồn ào).
CHƯƠNG TRÌNH LỬA TRẠI GIAO LƯU VĂN HÓA
CHUẨN BỊ
- Các vật dụng để đốt lửa trại và chơi trò chơi.
CHƯƠNG TRÌNH
Phần I: Gọi lửa
- Ổn định đội hình, tập trung thành 2 vòng tròn lớn đồng tâm.
(Chú ý: Đội hình có thể hình thành chữ U hoặc chữ C cùng hướng ra biển).
- Đội hình nhảy lửa tập kết sẵn bên ngoài.
- Khai mạc hoạt cảnh: “Hình ảnh ngư dân với biển cả”.
4 nữ cầm tay nhau múa hình tượng sóng biển (trang phục áo bà ba tay cầm dải khăn)
Dẫn chuyện:
“Chúng ta tự hỏi nếu thế gian này không có lửa và nước thì mọi người sẽ sống ra sao? Lửa sưởi ấm con người và nước làm dịu đi cơn khát.
Chúng ta đang muốn nói về biển.
Biển mênh mông ngàn khơi sóng vỗ.
Biển dạt dào những con sóng lặng yên.
Biển có lúc dịu êm nhưng cũng lắm khi giận dữ, cồn cào. Thế nhưng đối với ngư dân thuyền là nhà, biển cả là quê hương.
(Lúc này xuất hiện 1 ngư dân (áo bà ba, đầu quấn khăn, tay cầm 1 cây đuốc và 1 gùi lưới) di chuyển ra sân và múa cùng sóng biển, sau đó châm lửa. Lửa bắt đầu cháy dần.)
Chúng ta đang đến với đảo xa. Có con chim én bay về mang lời biển hát ru. Sóng xô lưới con thuyền mau xa bờ đến với đảo. Cuộc sống của ngư dân bây giờ chưa hẳn như mơ, nhưng đã qua rồi những đêm thao thức, cuộc sống khá dần lên như đang hứa hẹn những mùa bội thu tôm cá.
Đội hình nhảy lửa tay cầm đuốc xuất hiện và bắt đầu xuất hiện quanh đống lửa, vừa chạy vừa múa lửa.
- Nhạc nổi lên bài “Lửa trại vui”, “Lửa trại”...
- Kết thúc bài này cả đội hình múa lửa cùng tiến vào đống lửa và ném đuốc vào đống lửa chung, sau đó di chuyển vào trong.
Dẫn chuyện:
“Chúng ta xin cảm ơn ngọn lửa. Lửa đem đến cho ta sức mạnh vô biên, sức mạnh của trí tuệ, của nền văn minh hiện đại. Lửa là nguồn sống của con người, là dịp để chúng ta thắt chặt vòng tay thân ái, khắc ghi những kỷ niệm khó quên của những ngày lễ hội”.
Quản trò: Bắt chung cho vòng tròn hát bài “Hành trình nối vòng tay lớn”.
Phần II: Sinh hoạt giao lưu
- Giao lưu với khách mời.
- Biểu diễn 1 số tiết mục văn nghệ.
- Tổ chức 1 số trò chơi.
GIỚI THIỆU 1 SỐ TRÒ CHƠI
1. Đua thuyền trên cát
- Chọn ra 4 đội (nam - nữ) mỗi đội 10 người tạo thành 1 chiếc thuyền đua.
- 4 đội đua 2 vòng. Đội nào về nhất thắng cuộc.
2. Thi chọi gà:
- Chọn ra 2 đội (mỗi đội 10 người) xếp thành 2 hàng ngang đứng đối diện nhau và điểm số từ 1 - 10. Các bạn cùng số của 2 đội sẽ đứng đối diện nhau từng đôi một.
- Sau khi có lệnh của quản trò, hai bên phải lò cò 1 chân tiến đến gần nhau và dùng 2 tay đẩy nhau. Bên nào bỏ chân xuống đất hoặc bị ngã là thua điểm. Đội nào còn nhiều gà hơn sẽ thắng.
3. Con tàu tìm báu vật
- Các bạn chia thành 3 nhóm (mỗi nhóm 2 người) đứng hàng dọc làm đoàn tàu, người đứng sau lấy khăn bịt mắt người đứng trước, người cuối cùng không được bịt mắt là người trưởng tàu. Mỗi nhóm đều được để trước 1 vật dụng cách xa từ 10-20m. Các nhóm có thể thông báo với nhau từng ám hiệu để người trưởng tàu điều khiển.
- Nếu trưởng tàu đập lên vai trái người đứng trước, các bạn lần lượt làm giống nhau thì tàu sẽ rẽ trái.
- Ngược lại tàu sẽ rẽ phải.
- Nếu trưởng tàu đập cả 2 tay lên vai thì tàu sẽ đi thẳng. Luật chơi: tàu nào tìm được báu vật trước thì tàu đó thắng.
4. Cỡi ngựa kéo co:
- Người chơi được chia ra 2 đội số lượng bằng nhau (10 người 1 đội) tạo thành 5 ngựa (1 người làm ngựa và 1 kỵ sĩ). Chuẩn bị thêm 1 sợi dây thừng.
Cách chơi:
- Mỗi đội cử 5 ngựa - 5 kỵ, ngựa cõng người kỵ sĩ. Người kỵ sĩ sẽ cầm dây kéo co. Đội nào kéo đối phương qua mức quy định sẽ thắng.
Luật chơi: Ngựa không được cầm dây. Khi kéo nếu kỵ sĩ bị ngã xem như bị loại.
Phần III: Phút lửa tàn
Cả vòng tròn ổn định để nghe lời vọng của phút lửa tàn. (cả vòng tròn cùng ngồi xuống)
CHƯƠNG TRÌNH “ÁNH LỬA TÌNH BẠN”
TỔ CHỨC CHUẨN BỊ
Ban tổ chức:
- Chuẩn bị củi, các vật dụng tạo lửa màu, tiếng động v.v...
- Dây thép, vải vụn... các vật dụng khác.
- Xăng dầu, dây thun, dây diện và dây điện trở để thắp lửa và con chuột lửa có dây thun, kéo chạy ngược lên.
- Âm thanh, ánh sáng
Các trại sinh:
- Mỗi trại sinh chuẩn bị 1 cây đuốc và 1 cây nến.
- Mỗi nhóm chọn 1 tiếng reo, 1 tiết mục văn nghệ giới thiệu nhóm mình với chủ đề “tình bạn”.
CHƯƠNG TRÌNH CỤ THỂ
- Thông báo cho toàn thể trại sinh chuẩn bị tập trung. Đội hình được chia làm 4 nhóm, cầm đuốc đứng ở 4 góc (có hình vẽ minh họa).
- Quản trò hô tiếng vọng: “Ớ! này anh em ơi!” toàn thể trại sinh đồng loạt hô vang đáp lại “ơi...”. Đồng thời nhạc nổi lên bài “Nối vòng tay lớn”.
- Đội hình múa lửa từ 4 góc tiến vào bên trong tạo thành vòng tròn quanh đống củi. Khi đi cũng hát to bài “Nối vòng tay lớn”.
- Khi đã thành một vòng tròn quanh đống củi, quản trò tiếp tục hô “Ớ... này anh em ơi!”. Cả vòng tròn đáp lại “ơi...” và người quản ca bắt đầu đọc lời gọi lửa.
- Lời lửa tàn vừa đến đoạn “Hãy thắp lên! Hãy đốt lên...” thì người quản lửa lúc này châm điện cho dây điện trở nóng lên và làm cháy sáng đống củi, lửa bừng lên.
- Khi ngọn lửa đã bừng lên và đã được thắp lên thì quản trò tiếp tục hô tiếng vọng và tập thể đáp lại như ở phần trên.
- Lúc này Quản ca bắt nhịp bài “ánh lửa tình bạn” vòng tròn múa bài nhảy lửa quanh đống lửa. Đến cuối bài hát thì tất cả cùng ném đuốc vào đống lửa.
- Kết thúc bài nhảy lửa quản trò xuất hiện giữa vòng tròn hô to tiếng vọng và cho tập thể cùng tham gia trò chơi “Ánh lửa tình bạn”.
Nội dung: - Quản trò hô: “Ánh lửa”.
- Vòng tròn đáp: “Tình bạn”
- Quản trò hô: “Tay đâu”
- Vòng tròn đáp: “Tay đây”
Quản trò cho vòng tròn choàng vai nhau và cùng chơi trò chơi “Ánh lửa tình bạn”.
- Kết thúc trò chơi quản ca tổ chức cho tập thể hát múa một số bài hát sinh hoạt cộng đồng, múa hát tập thể.
- Sau những phút sinh hoạt cộng đồng, quản ca cho tập thể ngồi xuống và bắt đầu chương trình sinh hoạt trong đêm lửa trại.
- Hai nội dung được xen kẽ với nhau: 1 tiết mục văn nghệ giới thiệu về mình với bạn bè, được xen kẽ với tiết mục hóa trang.
- Xong phần thi quản ca cho tập thể tham gia trò chơi ghép tim (có hướng dẫn cụ thể).
- Tiếp tục Quản ca cho tập thể cùng ngồi xuống, cùng hát một số bài hát tập thể về tình bạn “Ngồi bên nhau”, “Hỏi tên”, “Nụ cười hồng”...
- Lúc này Quản lửa có trách nhiệm cho lửa tàn dần.
- Quản trò mời các nhóm trưởng lên thắp nến về chuyển lửa cho toàn thể trại sinh.
- Quản trò mời các trại sinh cùng im lặng (1 phút tĩnh tâm) để nghĩ lại những gì đã qua trong đợt huấn luyện.
- Sau những phút giây lắng đọng quản trò bắt đầu đọc lời lửa tàn.
- Quản lửa có trách nhiệm dập tắt ngọn lửa.
- Sau lời lửa tàn mọi người nắm tay nhau, tay phải chéo lên tay trái, hát bài “Giờ chia tay”.
- Khi bài chia tay chấm dứt, các đơn vị cầm ngọn nến đã được thắp sáng đưa về từng nhóm, hợp thành những vòng tròn nhỏ để sinh hoạt riêng.
+ Lời gọi lửa: (để tham khảo)
Lửa là nguồn sống của con người, giúp con người thoát khỏi đời sống nguyên sơ. Từ cuộc sống săn bắt hái lượm con người đã biết dùng lửa để sưởi ấm, để nướng chín thức ăn, tránh thú dữ và hợp quần sau những lúc chiến thắng, săn bắt thú rừng. Nhờ đó, lửa là sản phẩm thiêng liêng vừa là khởi điểm cho những hoạt động văn hóa, sinh hoạt cộng đồng của người sơ khai.
Ngày nay, tuy đời sống đã văn minh nhưng mỗi khi trở về sống với thiên nhiên mọi người vẫn đợi chờ ánh lửa khi đêm xuống.
Đối với tuổi trẻ của chúng ta, Lửa trại đã trở thành một hình thức sinh hoạt văn hóa không thể thiếu được, mà còn là một nghi thức thiêng liêng, một phần của linh hồn trại.
Vui bên ánh lửa, để thấy nếu thế gian này không có mặt trời thì cả vũ trụ này sẽ ra sao? Và nếu, mỗi chúng ta không có tình bạn thiêng liêng thì cuộc sống sẽ tẻ nhạt biết nhường nào.
Hãy thắp lên, hãy đốt lên ngọn lửa trong mỗi trái tim chúng ta. Hãy để cho ngọn lửa cháy lên, cho tình bạn mãi mãi được dâng cao, được in sâu trong tâm hồn của mỗi chúng ta.
+ Lời lửa tàn: (để tham khảo)
Lửa đã tàn dần, tàn dần, nhưng ánh sáng của lửa vẫn mãi mãi soi trong tim chúng ta. Tiếng hát nồng thắm, tiếng cười hồn nhiên vô tư của đêm nay không còn nữa. Chỉ còn chăng là ánh sáng bập bùng của lửa soi trọn vẹn trên những gương mặt thân thương.
Trong giờ phút sâu lắng này, chắc rằng bạn cũng như tôi, ai ai cũng đều xúc động luyến tiếc, nhớ nhung và ai ai cũng muốn nói với nhau rằng: Hãy nhớ mãi, hãy trân trọng, hãy khắc sâu trong tim mỗi chúng ta những kỷ niệm khó quên tại trại hè này.
Tôi tin rằng kỷ niệm nơi đây sẽ là hành trang, đầy tự tin khó quên trên bước đường đi tới của mỗi bạn.
Những giây phút vui bên nhau qua rồi, chỉ còn lại trong tim là nỗi nhớ, chỉ còn lại trong tim là kỷ niệm (tạm biệt nhé) bạn ơi! Xin được chúc các bạn lời chúc sức khỏe và hạnh phúc.
 Hướng dẫn trò chơi đêm lửa trại: (để tham khảo)
* Trò chơi: “Ánh lửa tình bạn”
Quản trò mời tất cả các bạn trong vòng tròn choàng vai nhau. Khi quản trò hô: “Ánh lửa” thì vòng tròn đáp lại: “tình bạn”. Quản trò hô lớn: “Lửa nhấp nhô, nhấp nhô”, cả vòng tròn đáp lại: “lửa nhấp nhô, nhấp nhô” 3 lần, đồng thời nhún lên nhún xuống. Quản trò hô tiếp: “Lửa lắc lư, lắc lư” thì vòng tròn đáp lại: “lửa lắc lư, lắc lư” 3 lần đồng thời làm động tác lắc qua, lắc lại. Quản trò hô: “Lửa thổi qua phải”. Cả vòng tròn cùng nhắc lại 3 lần và cùng nghiêng về bên phải. Khi quản trò hô: “Lửa thổi qua trái”, “lửa thổi tới trước”, “lửa thổi ra sau”. Khi quản trò hô: “lửa bừng sáng” thì cả vòng tròn cùng nhảy lên và hô: “Lửa bừng sáng (3 lần), lúc này cả vòng tròn vung tay lên cao quá đầu.
Mục đích trò chơi: Tạo sự đoàn kết thân ái giữa các trại sinh.
* Trò chơi: “Đi tìm nửa trái tim của bạn”.
Quản trò dùng giấy màu cắt khoảng 10 trái tim khác màu nhau, sau đó cắt trái tim ra thành làm 2 và nhiều dạng khác nhau. Quản trò xáo trộn các nửa trái tim với nhau sau đó phát cho 20 người của các nhóm. Một hồi còi nổi lên, những người có trong tay nửa trái tim sẽ đi tìm nhau và ghép lại cho khớp mẫu cắt và giới thiệu lý lịch ngắn gọn của bạn mình vừa tìm được. 3 trái tim nào tìm nhanh nhất và giới thiệu về nhau dí dỏm, thông minh nhất, vui nhất sẽ được nhận quà của BTC.
Mục đích trò chơi: Tạo sự quen biết, hòa đồng, kết tình, thân ái giữa các nhóm với nhau.

TRÒ CHƠI TRONG LỬA TRẠI
Xin giới thiệu một số trò chơi dùng trong sinh hoạt lửa trại:
BONG BÓNG
Chia cho mỗi người tham dự một bong bóng xanh, đỏ chưa thổi, khi có lệnh của quản trò thì mỗi người phải cố gắng thổi quả bóng của mình to lên.
Các hình thức chọn người thắng:
- Ai thổi to nhất trong thời gian nhất định mà không bị bể là thắng.
- Ai thổi cho quả bóng bể trước thì thắng nhưng cấm bóp cho nó bể.
- Ai nắn bóng dài ra hình dạng lạ, đẹp nhất là thắng.
THỔI NẾN
Mỗi người cầm một cây nến đốt lên và tìm cách giữ cho khỏi tắt, trong khi đó cố thổi tắt nến của bạn mình.
UỐNG NƯỚC
Mỗi người dự thi phải nằm ngửa, tay cầm một chai đựng nước hay sữa - thi uống hết trước - có thể bằng chai sữa của trẻ con có núm vú bằng cao su cho trò chơi vui hơn.
Ai uống xong trước là thắng.

KỂ CHUYỆN

Quản trò nói một câu đầu sau đó những người xung quanh kể tiếp theo nội dung câu chuyện sao cho có logic để thành câu chuyện hoàn chỉnh. Ai kể không được, ngập ngừng, không logic thì bị loại.
PHẤN TRẮNG BẢNG ĐEN
Hai bảng đen để hai bên và các người chơi chia làm hai đội xếp hàng một như chạy tiếp sức. Hai người đầu chạy lên viết một chữ lên bảng rồi cầm phấn chạy về đưa cho người thứ hai chạy lên viết tiếp cũng một chữ và trao phấn lại cho người thứ ba. Bên nào viết xong trước có đầy đủ ý nghĩa và hay là thắng. Có thể đổi viết ra thành vẽ một con vật, đồ vật, phong cảnh... nhưng mỗi người chỉ vẽ một phần mà thôi. Hết người mà vẽ xong là được, quản trò xem nội dung mà cho điểm.
RƯỚC ĐUỐC
Phát cho mỗi đội chơi 1 bao diêm có 3 que và 3 cây nứa. Bố trí mỗi đội chơi đứng 1 phía, cách xa điểm tập trung làm “lửa trại” một khoảng cách bằng nhau, khoảng 50m. Nghe lệnh còi “nổi lửa”, các đội chơi làm thế nào để nhóm đuốc lên sớm nhất và chạy theo một hàng dọc rước đuốc về nơi “lửa trại”.
Có thể dùng đống đuốc đó châm vào đống củi đã sắp xếp sẵn để bắt đầu một đêm vui.
DIỄN TẢ ĐIỆU BỘ, CỬ CHỈ ĐẶC TRƯNG
Mỗi đội chơi lần lượt cử một người chơi lên vòng lửa đua tài với nhau.
Người điều khiển yêu cầu mỗi người diễn tả cử chỉ, hành động, điệu bộ của một nhân vật nào đó. Ví dụ: một cầu thủ đang đá bóng, một bác sĩ đang khám bệnh.
Người chơi phải tìm ra cử chỉ, hành động, điệu bộ của nhân vật và diễn tả cho các khán giả xem. Đội chơi nào diễn tả đúng nhất về nhân vật theo qui định sẽ chiến thắng (các đội chơi cùng cho điểm, người điều khiển tổng hợp).
THI GIỌNG NÓI
Người điều khiển đưa ra một câu nói nào đó, (ví dụ: Buồn quá, sắp phải chia tay rồi) và yêu cầu người chơi của các đội chơi nói lại câu trên bằng một giọng khác như giọng đặc trưng của các vùng miền hoặc của người người già, trẻ con...
Người chơi phải diễn tả làm sao thật giống giọng nói, cách nói và điệu bộ của nhân vật... Các khán giả quan sát và cho điểm.
LÀM MẶT NẠ
Mỗi đội chơi được cung cấp một số vật dụng cần thiết như bìa cứng, báo, màu, hồ dán, kim băng... để làm mặt nạ lửa trại. Trong thời gian qui định phải hoàn thành xong. Đội chơi hoặc người chơi nào làm đẹp nhất sẽ có phần thưởng.
DIỄN TẢ MỘT NHÂN VẬT BẤT KỲ TRONG XÃ HỘI
Một đội chơi ra ngoài vòng lửa để biểu diễn, các đội khác ngồi tại chỗ xem và cho điểm.
Người điều khiển yêu cầu nhân vật nào thì toàn đội chơi biểu diễn những cử chỉ, hành động... của nhân vật đó thông qua đặc trưng nghề nghiệp của họ.
Các đội chơi còn lại là khán giả quan sát và phán đoán nhân vật mà đội đó thực hiện, ghi lên giấy đưa cho người điều khiển, đội chơi nào đoán trúng nhanh nhất là đội chiến thắng.
Đáp án do người điều khiển ra và phải giữ bí mật, chỉ thông báo cho đội chơi biết mà thôi.
THI NHẢY LỬA
Mỗi đội chơi chọn một bài hát nhảy lửa, sau đó tự sáng tác điệu múa cho phù hợp và thi với nhau, đội chơi nào có ý tưởng sáng tạo, múa đều và đẹp sẽ là đội thắng.
VỪA NHẢY VỪA HÓA TRANG
Mỗi đội chơi được phát một số dụng cụ cần thiết cho việc hóa trang. Sau đó người điều khiển cho nhạc nổi lên, các đội chơi cùng nhảy múa vui chơi. Đúng thời gian qui định nhạc dừng (khoảng 10-15 phút) thì các đội chơi phải hóa trang bất kỳ một số nhân vật hoặc con vật theo chủ đề hay tự chọn tùy theo hướng dẫn của người điều khiển. đội chơi nào làm đúng, đẹp, đủ... sẽ chiến thắng.
Lưu ý: Nên có phần thuyết minh cho lôi cuốn, vui nhộn.
CÁC TRẠNG THÁI TÂM HỒN
Mỗi đội chơi cử người chơi tham gia. Người điều khiển trao cho mỗi người chơi một dải băng vải và từng người tự bịt mắt mình lại.
Người điều khiển yêu cầu người chơi diễn tả một trạng thái: buồn, vui, lo lắng, giận dữ... người chơi diễn tả tâm trạng đó bằng các động tác của nét mặt, tay chân, thân mình nhưng không được nói. Các đội quan sát từng diễn viên, cho điểm và nộp giấy ghi điểm cho người điều khiển. Đội chơi nào có nhiều điểm hơn sẽ thắng.
THI LÀM MŨ NÓN
Mỗi người chơi đều có sẵn trong tay các vật dụng cho việc làm mũ.
Người điều khiển yêu cầu trong khoảng thời gian 15-20 phút, mỗi người làm xong một cái mũ của một nhân vật nhất định như: Mũ các quan văn, quan võ, mũ trạng...
Người chơi nào làm đúng kiểu nhất trong thời gian qui định là thắng cuộc.

VẬT KỲ LẠ
Người chơi của đội chơi ra đứng ở vòng lửa. Người điều khiển cắm trước mặt người chơi đó một cái gậy đi trại hay một vật bất kỳ cho những hành động khác. Người chơi đó phải cầm lấy cái gậy và làm một số cử chỉ, điệu bộ của nhân vật nào đó (VD: người đang gánh củi, người gánh hàng...).
Khán giả đoán xem người chơi đó đang thủ vai nhân vật nào. Ai đoán đúng trước nhất sẽ có quà thưởng.
HOẠT CẢNH NGẮN
Một đội dự, các đội khác xem và cho điểm.
Người điều khiển nêu đề tài và đội chơi tổ chức thực hiện bằng một hoạt cảnh ngắn lột tả được tinh thần đề tài.
VD: Trần Quốc Toản ra quân.
Tô Vĩnh Diện lấy thân chèn pháo.
Chú bé liên lạc trong bài thơ của Tố Hữu.
Ngoài ra có thể lấy đề tài trong cổ tích, truyện vui, đời sống hàng ngày...
Đội chơi nào dàn dựng và biểu diễn tiết mục được nhiều người tán thưởng là đội chiến thắng.
DỰNG MỘT HOẠT CẢNH THEO MỘT SỐ TỪ CHO TRƯỚC
Người điều khiển đưa ra các từ: bộ đội, dân quân, máy bay, tù binh.
Mỗi đội chơi lần lượt dàn dựng và trình diễn một hoạt cảnh mà 4 từ đó gợi nên.
VD: Bộ đội hành quân qua đồng trống phải thực hiện các thao tác quân sự như: lăn, lê, bò, toài.
Dân quân chiến đấu bắn rơi tàu bay Mỹ.
Bộ đội và dân quân phối hợp chiến đấu, giải phóng Điện Biên, bắt sống tướng ĐờCát.
Đội chơi nào dàn dựng tốt, có sáng tạo, gây ảnh hưởng tốt cho người xem là đội chiến thắng.
ĐỐT LỬA THI
Người điều khiển cho mỗi đội chơi cắm hai cây gậy xuống đất và giăng ngang qua một sợi dây chỉ cách mặt đất độ 1m. Khi có hiệu lệnh còi, người chơi phải nhanh chóng đi tìm lá, cỏ khô hoặc cành cây khô chất thành đống và đốt lửa lên làm sao cho ngọn lửa lên cao để đốt cháy đứt sợi dây giăng ngang ấy.
Đội chơi nào đốt cháy sợi dây trước là thắng.
Mỗi đội chỉ được sử dụng hai que diêm.
Phải đốt từ dưới đất để lửa cháy dần lên, không được đốt trên chóp đống lá để lửa mau cháy.
CHẠY ĐÈN TIẾP SỨC
Từng đội chơi xếp thành một hàng dài trên một quãng đường đã định, mỗi người cách nhau độ 5m, và người của mỗi đội phải đứng ngang hàng với nhau. Khi có hiệu lệnh còi, người thứ nhất của mỗi đội cầm nến chạy đến chỗ người điều khiển thắp lửa, đoạn chạy về đưa nến cho người thứ nhì của đội mình, người thứ nhì đưa cho người thứ ba... cứ thế cho đến người cuối cùng, người này cầm nến chạy lên trao cho người điều khiển.
Người của đội nào về trước và đèn không tắt thì thắng.
Người nào đứng nguyên chỗ ấy không được xê xích.
Khi chạy nửa đường nếu nến tắt phải chạy lên người điều khiển thắp lại rồi mới tiếp tục chạy.
NGƯỜI CÂM
Tất cả ngồi thành vòng tròn cùng nhau im lặng. Quản trò đứng giữa, lấy tay chỉ một người, người đó phải đứng lên ra chào người chỉ huy, hai người bắt tay nhau và đổi chỗ (quản trò vào đổi chỗ cho người kia) và trò chơi lại tiếp tục. Ai cười hay làm ồn sẽ bị phạt.
BỊT MẮT
Chọn một người bịt mắt lại, yêu cầu tay phải cầm kéo, tay trái để sau lưng, người này phải cắt đứt sợi dây len buộc trên đầu chiếc gậy như dây cần câu cá. Trong 3 phút không cắt được thì thay người khác, sợi dây được treo ở chỗ nhất định mà người chơi biết.
BÓNG BAY
Người chơi đứng im hay ngồi sát nhau, chuẩn bị sẵn nhiều quả bong bóng đã thổi căng trên đó có viết những thói hư tật xấu của con người như: Lười biếng, nhút nhát, dốt nát, nhiều chuyện... Những quả bóng này được tung lên trên đầu những người chơi và hễ bong bóng rơi xuống đúng đầu ai thì người đó phải thổi (không được dùng tay) cho nó bay đi chỗ khác. Ai để rơi trúng sẽ bị loại.
BÓNG CHUYỀN
Mỗi bên 3 người chia đôi bằng sợi dây màu. Lấy một quả bong bóng đánh qua lại bằng đầu ngón tay trỏ. Để bóng rơi xuống đất hoặc chui qua lưới đều bị phạt 1 điểm. Trong thời gian ấn định nào đó, bên nào bị phạt nhiều điểm hơn thì thua.
CHIẾC NÓN
Người chơi đứng thành vòng tròn gần nhau, mỗi người đều có chiếc mũ trên đầu (có thể thay mũ bằng khăn tay).
Khi nghe một tiếng còi phải cầm mũ mình để lên đầu người bên phải.
Khi nghe hai tiếng còi để mũ mình lên đầu người bên trái.
Chú ý: Còi thổi chậm rồi nhanh dần.
Ai làm sai sẽ bị phạt.
CỨU NGUY
Sân chơi xếp ghế bàn lộn xộn, những người không tham gia trò chơi thì ngồi hay đứng trên sân cùng làm chướng ngại vật. Mỗi đội chơi là một con tàu và có một người cầm còi nhưng không bịt mắt làm hoa tiêu, những người chơi khác đứng thành hàng một tay đặt lên vai nhau và bị bịt mắt đi theo hiệu lệnh của người hoa tiêu. Người hoa tiêu đứng trên bàn chỉ dẫn cho tàu cập bến, khi sắp chạm vào chướng ngại vật thì người điều khiển thổi còi (mạnh là gần, nhẹ thì xa...). Đội nào qua được là thắng.
KỊCH TRONG LỬA TRẠI
Kịch trong lửa trại không giống với kịch trên sân khấu. Việc soạn kịch lửa trại cần sáng kiến của tập thể và mang dấu ấn của tập thể nhiều hơn dấu ấn của cá nhân. Do đó nó cần nhiều đến tài tháo vát, óc thẩm mĩ không chỉ của một người mà của rất nhiều người. Có thể bất cứ một việc gì, cổ kim, vui buồn... với một chút hài hước, châm biếm chúng ta có thể xây dựng được một vở kịch ngắn ý nghĩa dí dỏm.
Đề tài kịch lửa trại rất phong phú, ta có thể lấy từ trong truyền thuyết, cổ tích, lịch sử, truyền thống, trong sinh hoạt đời thường... miễn sao nó phải có tác dụng giáo dục, tuyên truyền rõ ràng và có ý nghĩa với người xem.
Kịch dùng trong lửa trại nên dùng kịch ngắn, hài kịch, kịch câm; không nên dùng kịch dài, kịch thơ, kịch hát vì nó sẽ làm loãng không khí và có thể trùng lắp các nội dung khác, hoặc người dự sẽ không nghe thấy rõ nội dung kịch đề cập, sẽ ảnh hưởng đến chương trình chung của đêm lửa trại.
Nội dung kịch trong lửa trại bao giờ cũng phải phù hợp với tâm lý đối tượng: kịch dành cho thiếu nhi, thanh niên, các đối tượng khác... tùy nội dung lửa trại. Kịch lửa trại cần vui nhộn mà không được lố lăng thô tục, hài hước mà không làm ảnh hưởng đến phong tục, nghiêm túc nhưng không khô khan, nhất thiết phải có tính cách xây dựng và giáo dục chiều sâu.
HOẠT CẢNH - HÓA TRANG TRONG LỬA TRẠI
Hoạt cảnh - hóa trang trong lửa trại không nhằm mục đích trình diễn, thế nhưng các vai diễn cũng cần có cách ăn mặc, nói năng, đi đứng... cho phù hợp với tâm trạng, hoàn cảnh của các nhân vật mà mình thể hiện. Vì vậy, hoạt cảnh - hóa trang là một công việc quan trọng cần phải lưu ý của đêm vui lửa trại. Cần có một người đứng ra phụ trách công việc này.
Trang phục hóa trang trong lửa trại chủ yếu được tạo bằng các vật liệu có sẵn tại đất trại là chính (giấy màu, giấy báo, lá cây, quần áo... sẵn có); có những thứ cũng cần chuẩn bị tại nhà, khi đến đất trại mới lắp ráp lại. Tuy nhiên điều hứng thú nhất đó là sự sáng tạo bất ngờ của trại sinh tham gia vì đây là công việc của tập thể chứ không phải của riêng ai.
Nội dung chủ đề hóa trang nên giữ bí mật, không nên thông báo trước khi đến đất trại mà chỉ công bố trước giờ diễn khoảng 2 đến 3 tiếng, để tăng thêm phần sáng tạo của trại sinh.
Chủ đề hóa trang nên dựa vào nội dung chủ đề của cuộc trại và lửa trại, thường là những đề tài để nhằm huy động tất cả trại sinh cùng tham gia.
Ví dụ: Hóa trang:
- Một chiếc tàu ra thăm đảo Trường Sa.
- Lạc Long Quân và Âu Cơ.
- Những đề tài về khoa học giả tưởng...

BĂNG REO - TIẾNG REO TRONG LỬA TRẠI
Xin giới thiệu một số băng reo - tiếng reo dùng trong sinh hoạt lửa trại.
LỬA TRẠI
Người điều khiển (NĐK): Lửa bếp
Cử tọa (CT) : A! A! A!
NĐK : Lửa đốt nhà
CT : Ô - Ô - Ô
NĐK : Lửa lò
CT : A! A! A!
NĐK : Lửa giết chóc
CT : Ô - Ô - Ô
NĐK : Lửa pháo bông
CT : A! A! A!
NĐK : Lửa căm thù
CT : Ô - Ô - Ô
NĐK : Lửa trại
CT : Hoan hô - hoan hô - hoan hô
LỬA
NĐK : Ai tàn phá
CT : Lửa
NĐK : Ai thiêu hủy
CT : Lửa
NĐK : Ai soi sáng
CT : Lửa
NĐK : Reo mừng sự ấm áp nuôi dưỡng và soi sáng của lửa
CT : Hoan ca - hoan ca - hoan ca

NHÓM LỬA
NĐK : Hãy nhóm lên
CT : Ngọn lửa (tay trái đưa ra trước mặt, tay phải chỉ vào lòng bàn tay)
NĐK : Lửa hận thù
CT : Dập ngay (bàn tay trái úp, bàn tay phải đập mạnh lên lưng bàn tay trái)
NĐK : Lửa hờn căm
CT : Dập ngay (chân phải dậm xuống đất hai lần)
NĐK : Lửa yêu thương
CT : Ta cùng nhóm lên - Ah!
Sau đó bắt đầu hát: “Ngọn lửa trái tim”, “lửa trại”...
ĐUỐC SÁNG
NĐK : Đuốc sáng
CT : Soi chân lý (tay phải nắm lại như cầm đuốc, xoay mình một vòng)
NĐK : Thắp sáng
CT : Những niềm tin (hai tay để chéo lên ngực)
NĐK : Khơi gợi
CT : Những khát vọng (hai tay vung lên cao)
NĐK : Vươn đến
CT : Những tầm cao (hai tay nắm lại và tất cả cùng hô vang: “Chiến thắng! chiến thắng! chiến thắng!”).
Cùng nhau bắt bài hát về lửa...

HOAN HÔ ÁNH LỬA
NĐK : Lửa vui
CT : Hoan hoan hô
NĐK : Lửa vui
CT : Bùng bập bùng
NĐK : Lửa vui trong đêm nay, bừng sáng!
CT : Ố, à (hai tay giơ cao, nhanh)
NĐK : Sáng soi trong đêm mịt mù
CT : Ố, à (hai tay giơ cao, nhanh)

BẮT BÀI HÁT “LỬA TRẠI”
NĐK : Thắp đuốc
CT : Thắp đuốc (ngón trỏ trái làm đuốc, ngón trỏ phải làm lửa chạm vào nhau)
NĐK : Đuốc sáng
CT : Đuốc sáng (năm ngón tay bàn tay trái bung ra)
NĐK : Châm vào củi
CT : Châm vào củi (Nhón gót - tư thế châm vào đống củi)
NĐK : Bùng lên sáng
CT : Bùng lên sáng (động tác quì, hai tay vung lên cao như lửa)
NĐK : Sáng tràn lan
CT : Huy hoàng, huy hoàng, huy hoàng (vỗ tay, nhảy lên, cùng hát bài về ngọn lửa)

SÁNG - TỐI
NĐK : Trăng
CT : Sáng (dang hai tay, lòng bàn tay úp lại)
NĐK : Mây
CT : Bay (xoay mình sang phải rồi trái)
NĐK : Gió
CT : Thổi (nghiêng mình sang phải rồi trái)
NĐK : Sấm
CT : Ầm (khom người xuống)
NĐK : Mưa
CT : Rơi (đập hai tay xuống đất)
NĐK : Tối
CT : Khiếp sợ (hai tay bịt mặt, gục đầu)
NĐK : Sáng
CT : Ah (đứng phắt dậy - vỗ tay - hoan hô)

MỪNG LỬA THIÊNG
NĐK : Lửa nấu ăn
CT : A! Chúng ta nhóm lửa
NĐK : Lửa hận thù
CT : Ồ! Chúng ta dập tắt
NĐK : Lửa tình yêu
CT : A! Chúng ta nhóm lửa
NĐK : Lửa chiến tranh
CT : Ồ! Chúng ta dập tắt
NĐK : Lửa thiêng
CT : A (Hai tay xua trên đầu, sau cùng hô to: Hoan hô)

NỔI LỬA LÊN
Tất cả : U... u... u... u...
NĐK : Nổi lửa lên
CT : Xua tan bóng đêm
NĐK : Nổi lửa lên
CT : Nối vòng tay lớn
NĐK : Nổi lửa lên
CT : Nối vòng tay lớn
Cùng hát “Vui ánh lửa trại”

NỔI LỬA LÊN ĐI
NĐK : Ơ nào anh chị em ơi!
CT : Ơi!
NĐK : Nổi lửa lên đi
CT : Xua tan ngại ngần
NĐK : Nổi lửa lên đi
CT : Cho con tim hơi ấm
NĐK : Nổi lửa lên đi
CT : Nối liền con tim
NĐK : Nổi lửa lên đi
CT : Cho yêu thương tràn đầy
Cùng hát “Gọi lửa”

CÁC CÁCH KHAI MẠC LỬA, CHÂM LỬA
Tùy thuộc vào hình thức và nội dung của từng loại lửa trại mà ta có sự khai lửa, châm lửa cho phù hợp để gây cho người dự sự bất ngờ thú vị. Có rất nhiều cách khai lửa, chúng tôi xin đơn cử vài lối khai mạc thông thường để bạn đọc chọn lửa sử dụng và biến chế ra thêm. Nên lưu ý địa thế là một yếu tố quan trọng để lựa chọn loại hình khai lửa, và cần phải tập dợt để khỏi trở ngại cho đến khi khai lửa chính thức.
LỬA DANH DỰ
Đến giờ lửa trại, ban quản trại và các đội tập trung đến khu vực đốt lửa. Khi mọi người đến đông đủ, trại trưởng hoặc người đại diện cao nhất được mời ra để châm lửa khai mạc lửa trại. Người này cầm ngọn đuốc đã chuẩn bị sẵn rồi châm vào đống củi; sau đó phát biểu ý kiến và ủy quyền lại cho quản trò điều khiển đêm lửa trại.
Hoặc đến giờ khai mạc, quản trò hay quản ca hát vang bài “Gọi lửa” rồi mời tất cả cùng tham gia. Các đội reo hò, hát vang những bài ca và bước nhanh đến khu vực lửa trại. Khi các đội đến đông đủ, trại trưởng ra châm lửa, phát biểu ý kiến khai mạc lửa trại.
Châm lửa theo cách này chỉ cần chuẩn bị củi để đốt, dầu hôi và đuốc.
XÂY DỰNG HOẠT CẢNH: THẦN BÓNG TỐI VÀ THẦN ÁNH SÁNG
Đầu tiên là bóng đêm bao trùm, mọi người ngồi hoặc quì quanh đống củi. Những tiếng hú và tiếng động báo hiệu một tai nạn đang ập đến; thần Bóng Tối xuất hiện với những lời gào thét man rợ, quằn quại... bỗng thần Ánh Sáng xuất hiện, trên tay có ngọn lửa diệu kỳ với những lời vọng mang lại sự sống cho loài người khắp thế gian. Thần Bóng Tối hoảng sợ bỏ chạy trong tiếng cười chiến thắng của thần Ánh Sáng. Bài ca gọi lửa vang lên, tất cả cùng nhảy múa. Ngọn lửa bừng sáng soi rọi mọi người tay trong tay bên nhau vang câu ca (có thể kết hợp nhiều cách châm lửa như: dùng chuột lửa, châm đuốc, dây điện...). Hết lời ca, quản trò mời trại trưởng ra khai mạc.
LẤY LỬA BỐN PHƯƠNG
Các đội chuẩn bị cho mỗi đội viên của mình một ngọn đuốc. Các đội trước khi vào lửa trại, cầm đuốc từ 4 hướng chờ hiệu lệnh của người điều khiển. Khi nghe hiệu lệnh hay bài ca “gọi lửa” vang lên, từ 4 hướng các đội đốt đuốc và cùng lúc tiến thẳng vào địa điểm đốt lửa trại. Khi các đội đã đến đủ và đứng thành vòng tròn quanh đống lửa thì từng đội giơ đuốc quay về phía tay phải của mình đi theo vòng tròn nhỏ. Mỗi vòng tròn nhỏ xoay tại chỗ ba vòng và khi nghe tín hiệu bốn vòng tròn nhỏ hợp lại thành một vòng tròn lớn chung quanh đống củi. Quản trò mời đại biểu và trại trưởng ra châm lửa, sau đó các đội tiếp tục lấy đuốc châm vào đống củi cho nó bừng sáng lên. Xong, về vị trí cũ và trại trưởng ra phát biểu khai mạc rồi trao trách nhiệm lại cho quản trò điều khiển chương trình.
Có thể dùng một cách khác như sau:
Dùng sợi dây kẽm căng thẳng từ 4 cành cây gần khu vực lửa trại xuống một cọc đóng giữa đống củi.
- Làm 4 hỏa tiễn bằng cây quấn vải tẩm dầu hay nhựa thông (nếu có thể cột kèm theo pháo bông cho đẹp), làm 2 vòng thép cột trong hỏa tiễn để có thể tuột theo dây kẽm một cách dễ dàng.
- Treo hỏa tiễn ở phía cành cây bằng một sợi dây vải, từ hỏa tiễn làm thêm một sợi dây khác có tẩm dầu rồi thòng xuống đất (lưu ý sợi dây không thòng xuống đất quá để khỏi ảnh hưởng đến người tham dự).
- Khi châm lửa dây vải cháy dần lên làm sáng hỏa tiễn và đứt dây vải, hỏa tiễn theo dây kẽm buộc xuống đống củi làm cháy bừng lên ngọn lửa trại.
- Một chi tiết cần chú ý là làm sao cho 4 hỏa tiễn cùng xuống một lượt thì rất đẹp.
RƯỚC LỬA
Cách châm lửa này thường dùng để khai mạc lửa trại truyền thống. Lửa trại được lấy ở một nơi gần trại như đền thờ một danh nhân, tại một di tích lịch sử...
Rước lửa loại này giống như rước lửa Olimpic hoặc rước lửa trong các Đại hội TDTT. Khi lửa về đến nơi, quản trò cho trại sinh cùng ra đón lửa, ngọn lửa được chuyển đến tay trại trưởng hoặc người khách mời danh dự, sau đó người này châm đuốc vào củi cho cháy sáng lên. Trại trưởng phát biểu khai mạc, giới thiệu với toàn trại ban phụ trách trại rồi ủy quyền cho quản trò điều khiển đêm lửa trại.
Muốn tổ chức cách khai lửa này, ban quản trại cần cử người liên hệ trước với nơi lấy lửa. Chuẩn bị một đội rước lửa thiêng gồm một đội trưởng và hai đội viên có nhiều thành tích hoạt động xuất sắc. Đuốc cũng phải được chuẩn bị tốt để tránh xảy ra sự cố dọc đường. Có thể mang theo 1-2 cây đuốc dự phòng nếu đường đi rước lửa tương đối xa.
Tuy vậy, đường đi từ trại đến nơi lấy lửa không nên vượt quá 1 kilômet.
LẤY LỬA TỪ LÒNG SÔNG, BIỂN
Nếu cắm trại gần sông, biển, hồ nhất là nơi gắn liền với những di tích lịch sử; với những chiến công, truyền thống... thì nên dùng cách lấy lửa này.
Sau khi tập trung xung quanh đống củi, quản trò ra hiệu lệnh, đội lấy lửa chuẩn bị lấy lửa. Quản trò làm điệu bộ và nói to: “Kính mời thần Lửa vào dự lửa trại”. Và lúc đó, một đội viên trong nhóm bảo vệ lửa bí mật kéo lửa từ xa vào bờ. Đội trưởng đội danh dự châm ngọn đuốc vào lửa, lửa bén làm cháy đuốc, đội trưởng giơ cao cây đuốc cùng toàn đội danh dự chạy thong thả vào nơi đốt lửa. Sau đó trao đuốc cho trại trưởng để châm lửa khai mạc lửa trại. Khi lửa bừng cháy thì trại trưởng phát biểu khai mạc lửa trại.
Muốn lấy lửa kiểu này, cần có sự chuẩn bị trước một cách bí mật. Lửa thắp từ một đèn dầu hoặc một đoạn nến lớn đặt trong một cái hoa sen làm bằng giấy bóng kính có màu cánh sen, hoa sen được đặt trên một miếng gỗ nhỏ mỏng (để hoa sen nổi trên mặt nước). Dùng một sợi dây dài, một đầu buộc vào miếng gỗ, còn một đầu buộc vào một cái cọc đóng ở bờ sông, hồ, biển. Để việc kéo lửa được dễ dàng nhanh chóng, có thể buộc đầu dây vào một cái ròng rọc, khi quay ròng rọc, dây thu ngắn lại dần và kéo đèn hoa sen vào bờ.
Nên giữ bí mật để gây bất ngờ cho trại sinh. Có thể chọn cử những người biết bơi giỏi để đưa hoa sen có đèn chưa thắp lửa mang ra xa ngoài bờ một khoảng an toàn. Sau khi có hiệu lệnh, thì những người này mới thắp đèn lên để những người trong bờ kéo đèn vào.
Chú ý: Lửa phải đủ sáng sao cho từ xa đã thấy lửa trên mặt nước, giống như mọc từ trong nước hiện ra.
GỌI LỬA TỪ TRÊN CAO XUỐNG
Khi toàn trại đã có mặt đông đủ quanh đống củi, quản trò bắt nhịp bài hát “Gọi lửa”, sau đó đến trước trại trưởng và nói to: “Xin trại trưởng mời thần lửa từ trên cao xuống khai mạc đêm lửa trại hôm nay”. Trại trưởng bước ra vòng lửa rồi giật mạnh một đầu dây buộc sẵn để ngỏ trên đầu: một mồi lửa từ trên cao rơi xuống trúng vào giữa đống củi, ngọn lửa bùng cháy lên.
Cách châm như sau: dùng 1 sợi dây kẽm chăng từ 2 cây cao sao cho sợi dây chạy ngang qua giữa đống củi. Trên dây kẽm nhớ treo 1 cái ròng rọc hoặc tương tự (cần buộc kỹ để nó không di chuyển được). Dùng 1 sợi dây khác chạy qua ròng rọc, đầu dây gần ròng rọc mang một hộp kim loại (lon sữa bò rỗng 1 đầu) có đựng giẻ tẩm xăng hoặc dầu hôi, hộp này nên đặt trong một cái hộp giấy khác nhằm che không cho ánh sáng của lửa hắt ra ngoài (trại sinh không thấy). Mồi lửa phải treo đúng giữa đống củi và nên buộc bằng dây nhỏ dễ đứt khi bị cháy. Đầu dây còn lại trên ròng rọc bố trí treo ngỏ, cách mặt đất khoảng 1,5m để thuận lợi cho trại trưởng khi kéo dây châm lửa.
Thêm một cách lấy lửa từ trời cao:
Đóng một cọc ngắn xuống đất cách xa đống củi và ngoài vòng người đang đứng tham gia lửa trại. Từ chân cọc ta làm một cây tre dài khoảng 1 mét trở lên; trên đầu tre cắm 1 miếng thiếc (như cái muỗng).
- Dùng dây thun cột vào cọc ngắn và cây tre.
- Làm 1 dây an toàn giữ thân tre với mặt đất.
- Làm 1 mồi lửa tròn để trên mảnh thiếc.
- Khi châm lửa xong muốn khai lửa ta chỉ cần cắt dây an toàn, ngọn tre bị dây thun kéo bắn lên làm mồi lửa tung lên cao và bay theo hình vòng cầu để rơi vào đống củi.
- Cách khai lửa này rất khó khăn và phải tập nhiều lần trước khi thực hiện đêm lửa trại.
- Một chi tiết quan trọng là khi khai lửa kiểu này thì đống củi nên xếp theo hình tứ giác, lục lăng hay bát giác để mồi lửa rơi vào một cách dễ dàng.
Chú ý: Phải là nơi có cây cao để tiện cho việc giăng dây.
DÙNG CHUỘT LỬA (HỎA TIỄN)
Đây là cách châm lửa thông dụng nhất. Chuột lửa đã được chuẩn bị sẵn. Khi được mời châm lửa khai mạc đêm lửa trại, trại trưởng bước tới gần một cái cọc (bằng tre hoặc bằng thân cây gỗ) đóng sẵn ở vòng lửa, dùng diêm hoặc bật lửa châm lửa vào giẻ tẩm dầu và đuôi chuột lửa. Lửa cháy làm đứt dây neo chuột vào cọc; chuột lửa lao thẳng vào đống củi, đốt cháy củi mồi... Khi lửa đã bén, trại trưởng khai mạc lửa trại.
Chú ý: dùng chuột lửa gây được ấn tượng nhưng phải chuẩn bị kỹ càng, đảm bảo cho sự thành công, đặc biệt cần phải thử nhiều lần trước khi thực hiện đêm lửa trại.
CHÂM LỬA BẰNG ĐIỆN
Trại trưởng được mời ra khai mạc lửa, đứng dậy và bước ra vòng lửa chào mọi người; sau đó xoay người chỉ tay vào đống củi và vỗ tay, tức thì lửa bừng cháy lên trong khi quản trò bắt nhịp bài hát nhảy lửa. Xong trại trưởng phát biểu khai mạc lửa trại.
Đây là cách châm lửa bằng dây may-so (dây xoắn kim loại dùng nấu nước sôi bằng điện) được nối với dây điện kép, đặt sát ngầm mặt đất từ ổ cắm điện đến giữa đống củi để đốt. Điều quan trọng là trên dây may-so phải có vải tẩm xăng hay dầu hôi và vài cây diêm cho nó dễ bắt lửa. Khi có hiệu lệnh của trại trưởng, người phụ trách cắm dây điện với dây may-so, tức thì sẽ đốt cháy vải và bừng cháy. (Cần giữ an toàn tuyệt đối khi thực hiện các động tác này).
KHAI LỬA BẰNG CUNG TÊN
Trên các vùng cao nguyên, có nơi người ta còn khai lửa bằng cách tẩm dầu vào đầu mũi tên có quấn vải, sau đó đốt lửa lên và bắn vào đống củi, lửa bừng cháy.

Ngoài ra, có những chương trình lửa trại, đặc biệt là lửa trại truyền thống chúng ta có thể không cần khai mạc lửa ngay mà bắt đầu bằng phút sinh hoạt truyền thống.

- Sau phút sinh hoạt truyền thống tắt đèn, bóng đen trùm xuống, trống múa sư tử, lân... nổi lên. Đội múa lân, sư tử nhảy quanh đống củi lúc này vẫn chưa đốt lên.
- Điệu múa vừa dứt thì trại trưởng cũng bắt đầu đọc lời khai mạc lửa trại. Bài viết này nên gắn liền với truyền thống, di tích lịch sử nhằm thức dậy trong lòng mọi người niềm tự hào và lòng yêu quê hương đất nước.
Chú ý:
Trong khi chơi lửa trại, nếu không có củi có thể sử dụng các cách sau đây:
- Dùng nến hóa học nối lại đốt cháy tùy thích.
- Dùng lon cát có tẩm dầu lửa đốt cháy lên.
- Dùng ngọn lửa điện hay tạo ngọn lửa bằng vải (hiện nay người ta hay sử dụng để trang trí).
BAI HAT SINH HOAT
CHIA TAY (2)
Nhạc và lời: TRẦN XUÂN TIẾN

Vui đã nhiều rồi bây giờ mình chia tay. Chúc các anh chị thành công trên đường dài. Mình chung nhau bắt tay cùng đi chung chí hướng. Mình chia tay hôm nay sẽ thấy nhau ngày mai.

Sinh hoạt tập thể là một yếu tố chính để duy tŕ và phát triển các phong trào và đoàn thể thanh thiếu niên, nhưng ít anh chị Phụ trách nào nắm bắt được cốt lơi của những sự việc hay phải làm ǵ khi tổ chức sinh hoạt tập thể. Các em đă quá mệt mỏi với những bài vở, lư thuyết ở trong nhà trường rồi, nếu khi đến sinh hoạt mà gặp một anh chị Phụ trách cứ thao thao bất tuyệt hay một anh chị Phụ trách độc diễn suốt buổi sinh hoạt, chúng tôi tin rằng khó tồn tại lâu dài.
Để cho các em có thể “tiêu hóa” được những bài học về đạo đức, nhân bản, luân lư... chúng ta nên biến những bài học đó thành những bài ca, điệu múa, vở kịch hay tṛ chơi. Những hoạt động này không những giúp cho các em tiếp thu bài học một cách thoải mái, tự nhiên, mà c̣n giúp cho các em được vui chơi thư giăn.
Nhưng làm thế nào để cho những hoạt động như: ca hát, nhảy múa, vui chơi... đạt được hiệu quả cao? Chúng tôi xin mời các bạn tham khảo các phần sau đây:

Ca hát
Trong sinh hoạt của các phong trào thanh thiếu niên, ca hát là một hoạt động chủ lực không thể thiếu, v́ nó nói lên được sức mạnh, sự đoàn kết, vui tươi và trẻ trung của đoàn thể đó.
Ca hát là giáo dục bằng truyền cảm, là bộc lộ tâm t́nh của ḿnh bằng ngôn ngữ của âm thanh và nhịp điệu. Nó biểu dương ư chí và t́nh đồng đội, giải tỏa những buồn chán, ức chế, làm hưng phấn tinh thần, giăi bày tâm trạng của cá nhân hay tập thể, đem lại bầu khí vui tươi trong sinh hoạt...

V́ ca nhạc mang tính đa diện như hùng tráng, bi thương, vui vẻ, trầm buồn, kích động... tùy theo bài hát cũng như tâm trạng người hát và người nghe. Cho nên chỉ cần nghe một cá nhân hay tập thể hát lên một vài bài hát, th́ chúng ta cũng có thể đánh giá được tâm trạng và “tŕnh độ” sinh hoạt của cá nhân hay tập thể đó. V́ vậy, muốn hát cho đúng, cho hay và cho hợp với hoàn cảnh, tuổi tác... chúng tôi xin đưa ra một số nguyên tắc cơ bản sau đây, giúp cho các bạn thành công trong việc dạy hát và học hát.
1. Chọn bài hát:
- Chọn những bài thích hợp với lứa tuổi. Thiếu niên th́ chọn những bài hát ngắn, vui tươi, hồn nhiên, dễ hát, dễ thuộc.... Thanh niên th́ chọn những hùng ca, dân ca, những bài mang tính yêu nước, ca ngợi các chiến công tiền nhân, anh hùng dân tộc...
- Chọn những bài hát hợp với hoàn cảnh như: vui tươi, khích động tinh thần (khi buồn ngủ, mệt mỏi...), buồn rầu, nuối tiếc (khi chia tay...) và các h́nh thức sinh hoạt tập thể khác.
- Không chọn những bài t́nh cảm ủy mị, ướt át, rên rỉ... những bài hát quảng cáo, kích động bạo lực, xuyên tạc... những bài hát mang tính phi giáo dục như chế giễu người tàn tật, già nua, nghèo khổ...
2. Sắp xếp đội h́nh:
Thường th́ chúng ta sinh hoạt ngoài trời, cho nên phải chọn đội h́nh ṿng cung hay ṿng tṛn. Cho các đoàn sinh ngồi sát nhau để tiếng hát đỡ bị loăng. Người hướng dẫn đứng ở giữa hay ở vị trí nào mà mọi người có thể nghe và thấy ḿnh rơ ràng.
Sắp xếp cho những em tinh nghịch hay hiếu động ngồi xa nhau.
3. Chuẩn bị tập hát:
- Nếu là bài hát dài th́ nên in sẵn để phát hay cho ghi chép. Nếu ngắn th́ tập thuộc ḷng.
- Cho một băng reo hay một động tác thư giăn trước khi tập.
- Yêu cầu tất cả phải im lặng và tập trung cao.
4. Tập hát:
- Người hướng dẫn hát thử bài hát một vài lần thật đúng nhịp điệu và rơ ràng.
- Ngắt ra từng đoạn ngắn và tập từng câu. Mỗi câu tập 3-4 lần cho thuộc rồi mới sang câu khác.
- Từ câu thứ hai trở đi, mỗi khi tập xong một câu th́ hát lại từ câu đầu cho bài hát được liên tục.
- Để ư nghe chỗ nào sai th́ sửa ngay, v́ khi quen rồi th́ rất khó sửa, khi nào hát đúng mới sang câu khác.
- Khi đă tập hết bài th́ phân nhịp bằng cách cho vỗ tay.
- Tập xong nên chia ra từng nhóm nhỏ để kiểm tra.
- Nhắc người học hát nên học thuộc ḷng, đừng nh́n vào giấy.
- Yêu cầu hát lớn và mạnh dạn để tạo bầu không khí.
Sự khéo léo của người hướng dẫn
- Kiên nhẫn, tập kỹ từ đầu để ai cũng có thể hát được.
- Đừng tập quá nhanh, lướt qua những câu chưa thuộc.
- Luôn luôn khuyến khích mà không chế diễu người hát kém hay có chất giọng “đặc biệt”.

Ca múa tập thể
Ca múa là một trong những sinh hoạt ưa thích của thanh thiếu niên, nó vừa giải trí, vừa vận động, vừa là một phương tiện giáo dục rất hiệu quả.
Ca múa là h́nh thức bộc lộ t́nh cảm bằng những cử chỉ và điệu bộ một cách có nghệ thuật, cho nên điệu múa phải đi đôi với lời ca, bổ túc cho nhau, làm nổi bật ư tưởng của lời ca. Phải rập ràng, linh động, uyển chuyển, nhịp nhàng theo tiết tấu nhịp điệu của bài ca.
Ở đây, chúng tôi không đề cập tới các vũ đoàn chuyên nghiệp, các vũ công nghiệp dư, mà nói đến Ca Múa tập thể nghĩa là những điệu múa mà tất cả mọi người đều có thể thực hiện được. V́ vậy, để đạt được kết quả tốt, chúng ta cần giữ những nguyên tắc cơ bản sau đây:
Nguyên tắc sáng tác các điệu múa tập thể:
- Biết tiết điệu của bài hát
- Cử điệu đơn giản, dễ dàng nhưng không đơn điệu. Tự nhiên mà không cầu kỳ hay quái dị.
- Động tác phải đi đôi với lời ca.
- Chú ư từng cử điệu của đầu cổ, ḿnh, tay chân, bàn chân, ngón tay, ngón chân... làm sao cho nhịp nhàng.
- Có đi có về, tiến bao nhiêu bước th́ lùi bấy nhiêu bước.
Làm thế nào để khi kết thúc mọi người lại ở vị trí lúc bắt đầu.
Nguyên tắc tập múa:
- Tập thật thuộc bài hát và hát đúng nhịp, đúng tiết điệu.
- Người hướng dẫn phải thuộc kỹ điệu múa, không ngập ngừng (có thể tập trước ở nhà nhiều lần).
- Nhắc các trại sinh những chỗ khó.
- Tập kỹ những động tác của từng câu, từng đoạn, sửa ngay nếu thấy sai.
- Như cách tập hát, sau mỗi đoạn chúng ta nên quay lại từ đầu để cho bài múa được liền lạc.
- Thoải mái và tự nhiên trong các động tác.
Để cho khỏi quên, thỉnh thoảng chúng ta phải ôn lại.
Biểu diễn
Thường th́ “Ca múa tập thể” không phải là một tiết mục biểu diễn mà chỉ để cùng nhau vui chơi sinh hoạt, nhưng nếu cần (thí dụ trong buổi lửa trại), chúng ta cũng có thể biến nó thành một tiết mục văn nghệ hấp dẫn sinh động mà không phải đầu tư nhiều (v́ đă thuộc). Muốn như vậy, khi tŕnh diễn các bạn nhớ:”
- Gương mặt phải vui tươi, tay chân uyển chuyển, thỉnh thoảng mỉm cười đúng chỗ.
- Đồng bộ, rập ràng (nương theo người đầu đàn, chờ nhau), nhưng không liếc ngó trắng trợn.
- Đặt ḿnh vào khung cảnh, nhập vai, lột tả được ư nghĩa của bài múa.
- Đặt ḿnh vào khung cảnh, nhập vai, lột tả được ư nghĩa của bài múa.

Những bài hát và ca múa thông dụng trong sinh hoạt:
Bài hát Nhảy lửa
Vũ điệu:
Đứng ṿng tṛn, hai tay trên hông.
A. Bước theo nhịp và đi vào trong 7 bước (chân phải trước) tới chữ "chất" đá cao chân.
B. Bước theo nhịp lui ra (trở về vị trí cũ)
C. Như đoạn (A) tới chữ "tách" đá cao chân phải
D. Như đoạn ( B )
E. Nắm tay nhau chạy sang phải (hơi rùn chân, dậm theo nhịp)
F. Nắm tay nhau chạy sang trái (hơi rùn chân, dậm theo nhịp)
G. Nắm tay đi vào giữa, tới chữ "ca hát" th́ tay giơ cao
H. Lui ra, lưng khom, tay quạt ṿng theo nhịp

Con voi
Vũ điệu:
A. Dùng cùi chỏ tay phải huưch vào người kế bên
B. Chỉ tay phía trước mặt
C. Hai tay vẽ h́nh ṿng tṛn lớn
D. Hai bàn tay nắm lại quay ṿng với nhau trước ngực
E. Hai bàn tay x̣e rộng, khuỷu tay sát người
F. Tay phải găi đầu
G. Tay trái ve vẩy sau lưng
H. Tay phải ve vẩy trước mũi

Anh em ta về
Vũ điệu:
Chia thành từng cặp sẵn.
A. Cầm tay nhau nhảy theo nhịp mạnh, ngược chiều kim đồng hồ, nếu chân phải dậm xuống th́ chân trái co lên và ngược lại.
B. Nhảy theo chiều ngược lại như đoạn A
C. Buông tay ra dậm chân tại chỗ, tay đánh cao
D. Từng cặp quay mặt lại với nhau, vẫn dậm chân tại chỗ
E. Từng cặp cầm hai tay nhau và nhảy ṿng tṛn quanh nhau.
F. Buông tay nhau đi 5 bước vào giữa.
G. Tay trái chống nạnh, tay phải chỉ trước mặt và nhịp nhịp.
H. Cầm tay nhau vừa vung vẩy vừa bước lùi, để chữ cuối cùng ca th́ vung tay cao lên.
Trên đây là những điệu bài múa tiêu biểu trong các sinh hoạt tập thể c̣n rất nhiều bài múa đă có sẵn từ lâu trong các tài liệu sinh hoạt, chúng tôi không thể đưa hết vào được. Các bạn cũng có thể dựa theo những bài hát để sáng tạo các điệu múa cho thêm phong phú, đa dạng.