Vatican và Nhật Bản: 60 năm thiết lập ngoại giao
Tokyo (AsiaNews) - Sáng ngày 20 tháng Tư, khu vườn của Tòa Khâm Sứ ở Tokyo đông đúc các đại sứ và đại diện giới văn hóa đến đây theo lời mời của Đức Tổng Giám Mục Joseph Chennoth, Sứ thần Tòa Thánh tại Nhật Bản để kỷ niệm bảy năm triều đại giáo hoàng của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI và 60 năm quan hệ ngoại giao giữa Tòa Thánh Vatican và Nhật Bản (1952-2012).
Trong số khách mời danh dự có 2 vị xứng đáng được đặc biệt đề cập đến là Ông Jun Yanagi, Giám đốc Bộ phận Âu Châu của Bộ Ngoại giao Nhật Bản: ông đã đại diện khách mời đưa ra bài phát biểu tại sự kiện. Người thứ hai là nhà văn Sadako Ogata, nổi tiếng ở Nhật Bản và nước ngoài vì các hoạt động trong lĩnh vực ngoại giao và văn học, quan trọng hơn, bà là chứng tá hữu hình của đức tin Công Giáo trong hơn 10 năm (1991-2000) khi là thành viên của Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc, một vai trò mà bà đã đeo đuổi không chỉ giới hạn ở văn phòng tại Geneva, mà còn thăm viếng các nhóm người tị nạn ở bất cứ nơi nào họ sinh sống, nhất là ở Phi Châu.
Chứng từ của Tổng Giám Mục Joseph Chennoth
Đức Tổng Giám Mục Joseph Chennoth trở thành Sứ thần Tòa Thánh tại Nhật Bản bởi ơn gọi hơn là chức vụ được bổ nhiệm. Ngày 11 tháng Ba năm ngoái, khi trận động đất - sóng thần phá hủy dữ dội, nhất là khu vực đông bắc rộng lớn, Chennoth, khi đó ngài ở Tanzania, nhìn thấy những hình ảnh thiên tai trên truyền hình và rất buồn bã. Ngài kể: "Suy nghĩ đầu tiên trong tâm trí tôi là một lời cầu nguyện: Xin Thiên Chúa cho tôi đến Nhật Bản để an ủi người dân. Ba tháng sau đó, dường như Thiên Chúa nhận lời cầu nguyện của tôi. Đức Thánh Cha đã bổ nhiệm tôi làm sứ thần tại Nhật Bản và một vài ngày sau khi đến đây, tôi đến thành phố xảy ra thiên tai Ishinomaki cùng với các giám mục của Nhật Bản và Hàn Quốc để cầu nguyện cho các nạn nhân và gia đình của họ". Sau đó, ngài đã hỗ trợ mạnh mẽ những nỗ lực tái thiết.
Đức Cha Chennoth xem đó là "một vinh dự và đặc ân để phục vụ Giáo Hội ở đất nước phong phú về văn hóa và truyền thống này, giàu những giá trị tôn giáo và đạo đức, giữa một quốc gia tuyệt vời, mến khách, tôn trọng, quảng đại, và dấn thân làm việc chăm chỉ".
Đề cập đến kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Tòa Thánh Vatican và Nhật Bản, Đức Sứ Thần hy vọng rằng họ sẽ tiếp tục "mong muốn thúc đẩy các giá trị của hòa bình, công lý và hòa hợp ở Á Châu và các nơi khác".
Sự hợp tác của khiêm tốn
Trong bối cảnh của lễ kỷ niệm, Đức Tổng Giám Mục bày tỏ sự ghi nhận và lòng biết ơn đối với nhiều người vô danh đã cống hiến để Tòa Khâm Sứ thực hiện những công việc hữu ích trong nhiều thập kỷ. Trong số đó, ngài đã chú ý đến 2 người: Nữ tu Cecilia Matsumoto (Dòng Những Môn Đệ của Thầy Chí Thánh), hơn 10 năm đã thực hiện tất cả các công việc thư ký, và ông Dominic Enomoto, một người Công Giáo gốc Việt Nam đã đảm trách công việc tài xế hơn 20 năm. Cả hai người đã được tặng thưởng huy chương Giáo Hoàng.
Lã Thụ Nhân
Tokyo (AsiaNews) - Sáng ngày 20 tháng Tư, khu vườn của Tòa Khâm Sứ ở Tokyo đông đúc các đại sứ và đại diện giới văn hóa đến đây theo lời mời của Đức Tổng Giám Mục Joseph Chennoth, Sứ thần Tòa Thánh tại Nhật Bản để kỷ niệm bảy năm triều đại giáo hoàng của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI và 60 năm quan hệ ngoại giao giữa Tòa Thánh Vatican và Nhật Bản (1952-2012).
Trong số khách mời danh dự có 2 vị xứng đáng được đặc biệt đề cập đến là Ông Jun Yanagi, Giám đốc Bộ phận Âu Châu của Bộ Ngoại giao Nhật Bản: ông đã đại diện khách mời đưa ra bài phát biểu tại sự kiện. Người thứ hai là nhà văn Sadako Ogata, nổi tiếng ở Nhật Bản và nước ngoài vì các hoạt động trong lĩnh vực ngoại giao và văn học, quan trọng hơn, bà là chứng tá hữu hình của đức tin Công Giáo trong hơn 10 năm (1991-2000) khi là thành viên của Cao Ủy Tị Nạn Liên Hiệp Quốc, một vai trò mà bà đã đeo đuổi không chỉ giới hạn ở văn phòng tại Geneva, mà còn thăm viếng các nhóm người tị nạn ở bất cứ nơi nào họ sinh sống, nhất là ở Phi Châu.
Chứng từ của Tổng Giám Mục Joseph Chennoth
Đức Tổng Giám Mục Joseph Chennoth trở thành Sứ thần Tòa Thánh tại Nhật Bản bởi ơn gọi hơn là chức vụ được bổ nhiệm. Ngày 11 tháng Ba năm ngoái, khi trận động đất - sóng thần phá hủy dữ dội, nhất là khu vực đông bắc rộng lớn, Chennoth, khi đó ngài ở Tanzania, nhìn thấy những hình ảnh thiên tai trên truyền hình và rất buồn bã. Ngài kể: "Suy nghĩ đầu tiên trong tâm trí tôi là một lời cầu nguyện: Xin Thiên Chúa cho tôi đến Nhật Bản để an ủi người dân. Ba tháng sau đó, dường như Thiên Chúa nhận lời cầu nguyện của tôi. Đức Thánh Cha đã bổ nhiệm tôi làm sứ thần tại Nhật Bản và một vài ngày sau khi đến đây, tôi đến thành phố xảy ra thiên tai Ishinomaki cùng với các giám mục của Nhật Bản và Hàn Quốc để cầu nguyện cho các nạn nhân và gia đình của họ". Sau đó, ngài đã hỗ trợ mạnh mẽ những nỗ lực tái thiết.
Đức Cha Chennoth xem đó là "một vinh dự và đặc ân để phục vụ Giáo Hội ở đất nước phong phú về văn hóa và truyền thống này, giàu những giá trị tôn giáo và đạo đức, giữa một quốc gia tuyệt vời, mến khách, tôn trọng, quảng đại, và dấn thân làm việc chăm chỉ".
Đề cập đến kỷ niệm 60 năm thiết lập quan hệ ngoại giao giữa Tòa Thánh Vatican và Nhật Bản, Đức Sứ Thần hy vọng rằng họ sẽ tiếp tục "mong muốn thúc đẩy các giá trị của hòa bình, công lý và hòa hợp ở Á Châu và các nơi khác".
Sự hợp tác của khiêm tốn
Trong bối cảnh của lễ kỷ niệm, Đức Tổng Giám Mục bày tỏ sự ghi nhận và lòng biết ơn đối với nhiều người vô danh đã cống hiến để Tòa Khâm Sứ thực hiện những công việc hữu ích trong nhiều thập kỷ. Trong số đó, ngài đã chú ý đến 2 người: Nữ tu Cecilia Matsumoto (Dòng Những Môn Đệ của Thầy Chí Thánh), hơn 10 năm đã thực hiện tất cả các công việc thư ký, và ông Dominic Enomoto, một người Công Giáo gốc Việt Nam đã đảm trách công việc tài xế hơn 20 năm. Cả hai người đã được tặng thưởng huy chương Giáo Hoàng.
Lã Thụ Nhân