có loại cúc dại mọc cao hơn đầu ngựa. Nơi đó kêu là lâm viên. Tôi thích dắt con chó nhỏ của tôi lại nơi Đó dạo chơi. Con Rex hiền và dễ thương. Vì nơi đó vắng người nên tôi Cho nó chạy nhảy tự do, không bị xích, cũng không bị đai mõm.
Một hôm tôi gặp một người hiến binh cưỡi ngựa, có vẻ muốn làm oai Lắm. Người ấy hỏi tôi bằng một giọng xaÜng:
Tại sao để chó chạy như vậy, không có xích, cũng không có đai mõm gì Hết? Không biết rằng điều đó cấm sao?
Tôi ngọt ngào đáp lại:
Có, tôi biết, Nhưng ở chỗ vắng người này tôi tưởng vô hại.
A thầy tướng! Thầy tướng! Luật pháp không cần biết thầy tướng ra sao Hết. Con vật đó có thể giết một con sóc hay cắn một đứa nhỏ! Lần Này tôi bỏ qua cho, lần sau tôi bắt được nữa thì tôi bắt buộc phải Làm biên bản đưa thầy ra tòa".
Tôi Ngoan ngoãn hứa sẽ vâng lời.
Và tôi Giữ lời được... trong vài ngày. Con Rex không chịu đeo đai mõm. Tôi tính Thử làm càn một lần nữa xem sao. Êm được trong một thời gian. Rồi một Buổi chiều, mới leo lên ngọn một gò nhỏ, tôi hoảng lên, vì thình lình Thấy tượng trưng của luật pháp nghiêm khắc là chú hiến binh bữa nọ, Lần này cưỡi ngựa hồng, mà con Rex của tôi chạy thẳng tới chú ta.
Lần này thì "bị" rồi. Tôi biết vậy. Cho nên không đợi chú ta gọi tôi Lại, tôi vội vàng xin lỗi trước.
"Dạ, Lần này tôi bị bắt tại trận. Tôi không có gì để chữa lỗi hết. Tuần Trước thầy đã giao hẹn rồi, hễ bắt gặp lần nữa thì thầy phạt".
Người hiến binh đáp bằng một giọng từ tốn:
Phải... chắc chắn rồi... Nhưng tôi cũng hiểu thầy. Ở chỗ vắng người ai Mà không muốn thả chó như con chó nhỏ này cho nó tự do chạy một chút.
Dạ, ai cũng muốn như vậy... nhưng dù sao thì cũng là
điều cấm.
Ồ;! Con vật nhỏ này mà làm hại ai được?
Dạ, nhưng nó có thể cắn chết các con sóc được!
Thôi thầy, đừng làm lớn chuyện! Bây giờ tôi chỉ cho thầy. Cho con nhỏ Này chạy lại đ
àng xa kia đi, cho khuất mắt tôi... Rồi thì thôi, không Sao hết!
Chú hiến binh đó chỉ là người Như những người khác: muốn tỏ cho người ta thấy sự quan trọng của mình. Cho nên khi tôi buộc tội tôi rồi thì chú chỉ còn mỗi một cách giữ Lòng tự trọng là tỏ một thái độ khoan hồng.
Ví thử tôi đã kiếm cách tự bào chữa thì sẽ xảy ra sao? Sẽ tranh biện Và rồi rốt cuộc ra sao, bạn đã biết. Đằng này, tôi không gây sự gì Hết. Tôi nhận ngay rằng chú ấy hoàn toàn có lý mà tôi thì hoàn toàn Có lỗi. Tôi vui vẻ và thẳng thắn nhận ngay như vậy. Cho nên câu chuyện êm thấm. Tôi bênh vực quan điểm của chú ấy thì tất chú ấy bênh vực Quan điểm của tôi. Thành thử lần trước chú ấy dọa phạt tôi, mà lần Này thật là tử tế với tôi.
Khi chúng Ta biết rằng chúng ta đáng bị phạt, thì can đảm nhận lỗi trước ngay đi, Chẳng hơn ư? Mình tự khiển trách mình chẳng hơn để người khác mắng mình ư?
Vậy biết trước người khác thế Nào cũng nói những lời khó chịu với mình, thì mình tự đem lời đó trách Mình đi, và người ta sẽ không làm gì mình được nữa. Như vậy thì 100 lần, Có tới 99 lần, người ta sẽ đại lượng, khoan hồng với mình, nhắm mắt Bỏ qua hết như chú hiến binh ở Lâm viên trên kia.
Ferdinand E Warren, chuyên về quảng cáo cũng dùng phương pháp đó để được Lòng một khách hàng khó tính. Ông ấy nói:
Làm nghề của tôi phải đứng đắn, đúng hẹn. Một vài nhà xuất bản muốn Rằng những bức quảng cáo họ đặt phải làm liền. Như vậy có lầm lẫn Một chút cũng không sao. Nhưng tôi biết một nhà xuất bản nọ tìm được Một tiểu tiết nào để chỉ trích thì thích lắm. Tôi nhiều khi ở phòng ông ấy ra về, ngán vì những lời chỉ trích của ông thì ít, mà ngán vì Điệu bộ của ông thì nhiều. Mới rồi, làm xong một công việc gấp, tôi Gởi ông ấy coi. Ông kêu điện thoại mời tôi lại vì có chỗ hỏng. Tôi Chạy lại. Nỗi lo âu của tôi quả không sai: Trong cái vẻ của ông nghịch Tôi, tôi còn thấy cái vẻ khoái chí, vì gặp được dịp chỉ trích tôi. Ông Hầm hầm hỏi tôi sao lại làm như vầy, như vầy...
Đây là dịp thực hành những quy tắc tôi đã học được. Tôi đáp: "Thưa ông, ông trách rất đúng, tôi có lỗi và không có gì tự bào chữa hết. Tôi làm việc với ông đã lâu, đáng lẽ phải biết làm vừa ý ông mới Phải. Tôi tự thấy xấu hổ".
Tức thì ông tự kiếm những lẽ để bênh vực tôi: