01. BƠM XE
Thể loại: Trò chơi phạt, vận động nhẹ trong phòng hoặc ngoài tròi,áp dụng cho những người bị phạt từ các trò chơi khác.
Rèn luyện:
Giáo dục:
Luật chơi: Những người bị phạt ngồi xổm. Qt đứng trước mặt họ, ra tác động giả “bơm xe”. Khi Qt bơm “phù phù” thì xe từ từ đứng lên. Khi Qt “xì xì” thì xe từ từ xẹp xuống. Nhanh chậm tuỳ Qt.
Mục đích: Tạo bầu khí vui vẻ sinh động, giúp cho các thành viên này chơi tốt hơn.
Vật dụng:
Lưu ý: Làm thật đều.
02. GỘI ĐẦU CHO NHAU
Thể loại: Trò chơi phạt ngoài trời, áp dụng cho những người bị phạt từ các trò chơi khác.
Rèn luyện:
Giáo dục:
Luật chơi: Dành cho nhiều người bị phạt. Những người này đứng thành 2 hàng đối diện nhau.
Mỗi hàng mang 1 tên dầu gội đầu. Thí dụ: hàng 1: Camay; hàng 2: Palmovie.
* Nếu Qt nói “Camay” thì hàng 1 vò đầu hàng 2.
* Nếu Qt nói “Palmovie” thì hàng 2 vò đầu hàng 1.
* Nếu Qt nói “May” thì không ai được vò đầu ai cả.
Ai sai thì ngồi xuống đợi hình phạt tiếp.
Mục đích: Tạo bầu khí vui vẻ sinh động, giúp cho các thành viên này chơi tốt hơn.
Vật dụng:
Lưu ý: Không được vò mạnh, chủ yếu làm xù tóc.
03. VỊT ĐẺ – GÀ ẤP – DIỀU XỚT
Thể loại: Trò chơi phạt ngoài trời theo vòng tròn, hình phạt dành cho số đông người bị phạt từ các trò chơi khác.
Rèn luyện:
Giáo dục:
Luật chơi: Những người bị phạt đi vòng tròn (ở trong), làm cử điệu trong khi mọi người vừa nói vừa vỗ tay (mỗi chữ vỗ 1 cái):
“Vịt đe đe đe, Vịt đe đe đe, vịt đẻ.
Gà ấp ấp, Gà ấp ấp, gà nở.
Diều xớt xớt, Diều xớt xớt, gà đá”.
Cử điệu:
* Vịt đe đe đe: 2 tay trên hông, 2 chân rùn gần sát đất, đi kiểu vịt.
* Vịt đẻ: sà đít xuống.
* Gà ấp: 2 tay úp trên đầu, đi như trên.
* Gà nở: 2 tay mở rộng ra trên đầu.
* Diều xớt: 2 tay dang ra làm cánh, đi rùn chân, nhưng cao hơn kiểu vịt đi.
*Gà đá: chân phải đá người trước.
Mục đích: Tạo bầu khí vui vẻ sinh động, giúp cho các thành viên này chơi tốt hơn.
Vật dụng:
Lưu ý:
04. BÙ LON
Thể loại: Trò chơi phạt trong phòng hoặc ngoài trời, hình phạt dành cho số đông người bị phạt từ các trò chơi khác.
Rèn luyện:
Giáo dục:
0Luật chơi: Những người bị phạt ra ngồi ở giữa vòng, quay lưng vào nhau, mặt hướng về mọi người. Những người này chỉ được trả lời: “Bù lon” cho bất cứ câu hỏi nào của mọi người đặt ra. Những người ở vòng ngoài được tự do hỏi.
Thí dụ: hỏi: Bạn ăn cơm với gì?
* Trả lời: Bù lon.
* Hỏi: Bạn tặng cho người yêu bạn cái gì?
* Trả lời: bù lon.
Hoặc có thể đặt cho mỗi người 1 tên như : Xơ dừa, cái lu, máng heo, xà beng... và đặt những câu hỏi vừa thích hợp vừa vui cười. Thí dụ hỏ: Bạn ăn cơm bằng gì?
* Trả lời: máng heo.
- Bạn xỉa răng bằng gì?
- Xà beng.
Mục đích: Tạo bầu khí vui vẻ sinh động, gây cười, giúp cho các thành viên này chơi tốt hơn.
Vật dụng:
Lưu ý:
05. XAY LÚA
Thể loại: Trò chơi phạt, áp dụng cho những người bị phạt từ các trò chơi khác.
Rèn luyện:
Giáo dục:
Luật chơi: Tất cả đọc thuộc cây này: “Xay thóc – nhọc mệt – hết hơi – ai ơi – giúp tôi – một tí.”
Cử điệu: đứng, 2 tay đưa ra, kéo vào như tư thế xay lúa. Tay đưa ra, miệng đọc “xay” tay kéo vào miệng đọc “thóc”.
Qt ra 1 hiệu còi, tất cả vừa đọc vừa làm cử điệu. Lần 1 chậm, lần 2 nhanh hơn, lần 3 nhanh nữa. Lần 6, 7 thật nhanh. Lần 8 chậm dần ... và chậm dần đến khi đọc khao khao không ra tiếng và 2 tay rã rời thì thôi.
“Thiếu tinh thần thì tình thương không thể được chứng minh và thiếu sự chứng minh này thi không thể có sự tin tưởng” (Don Bosco)
Mục đích: Tạo bầu khí vui vẻ sinh động, giúp cho các thành viên này chơi tốt hơn.
Vật dụng:
Lưu ý:
06. ĐUA TÔM
Thể loại: Trò chơi phạt, áp dụng cho những người bị phạt từ các trò chơi khác.
Rèn luyện:
Giáo dục:
Luật chơi: Đặc tính của tôm là đi lùi. Chơi cá nhân. Mỗi người là một con tôm. Những con tôm đứng ngang nhau ở mức khởi hành, cách mức tới 5m. Mỗi người khum sâu xuống, 2 bàn tay nắm lấy cổ chân, gối phải thẳng.
Có tiếng còi, tôm đi lùi về mức tới. Tôm nào về trước là thắng.
Mục đích: Tạo bầu khí vui vẻ sinh động, giúp cho các thành viên này chơi tốt hơn.
Vật dụng:
Lưu ý:
07. VỖ ĐẦU – XOA BỤNG
Thể loại: Trò chơi phạt, áp dụng cho những người bị phạt từ các trò chơi khác.
Rèn luyện:
Giáo dục:
Luật chơi: * Vỗ đầu: tay phải vỗ đầu theo nhịp 1= xuống; 2 = lên.
* Xoa bụng: tay trái xoa bụng theo hình tròn: 1= ½ vòng; 2= ½ vòng còn lại.
Qt bắt 1 bài hát, mọi người vừa hát vừa tay phải vỗ đầu, tay trái xoa bụng hết bài hát, hát trở lại nhưng đổi tay: tay trái vỗ đầu, tay phải xoa bụng.
Mục đích: Tạo bầu khí vui vẻ sinh động, giúp cho các thành viên này chơi tốt hơn.
Vật dụng:
Lưu ý: Vỗ đầu và xoa bụng theo nhịp bài hát. Vỗ đầu và xoa bụng cùng 1 lúc nhưng vỗ đầu cho ra vỗ đầu, xoa bụng cho ra xoa bụng.
Ai làm sai, mời ra giữa sẽ có hình phạt.
08 TẬP NÓI NHANH:
Thể loại: Trò chơi phạt, áp dụng cho những người bị phạt từ các trò chơi khác.
Rèn luyện:
Giáo dục:
Luật chơi: Người bị nói nhanh, không lộn, không vấp câu nào “một hột vịt, lượm, luộc, lột, lũm.”
Mục đích: Tạo bầu khí vui vẻ sinh động, giúp cho các thành viên này chơi tốt hơn.
Vật dụng:
Lưu ý:
09. BÀ CÕNG CHÁU
Thể loại: Trò chơi phạt, áp dụng cho những người bị phạt từ các trò chơi khác theo hàng ngang.
Rèn luyện:
Giáo dục:
Luật chơi: Những người dự chơi đứng chống nạnh, cúi mình xuống, co 1 giò lên. Qt đặt khăn quàng trên lưng. Dự chơi cờ từ mức khởi hành đến mức tới (hay cò 1 vòng) sao cho khăn không rơi xuống đất.
Mục đích: Tạo bầu khí vui vẻ sinh động, giúp cho các thành viên này chơi tốt hơn.
Vật dụng:
Lưu ý:
10. BÒ LÚC LẮC – BÒ NHÚNG GIẤM
Thể loại: Trò chơi phạt, áp dụng cho những người bị phạt từ các trò chơi khác.
Rèn luyện:
Giáo dục:
Luật chơi: Mọi người đứng, chống nạnh.
Lúc lắc: lúc – lắc mông qua phải.
Lúc – lắc mông qua trái.
Nhúng giấm: nhúng – rùn sâu chân xuống.
Giấm – đứng thẳng lên.
* Khi Qt nói “Bò lúc lắc. Bò bò bò” TC lúc lắc 3 cái, vừa lúc lắc vừa nói lúc lắc, lúc lắc, lúc lắc.
* Qt nói: “bò nhúng giấm. Bò bò bò” TC nhún xuống đứng lên 3 lần, vừa nhún vừa nói: nhúng giấm, nhúng giấm.
Tuỳ Qt nói bao nhiêu tiếng “bò” thì phải làm bấy nhiêu lần lúc lắc hay nhúng giấm.
Mục đích: Tạo bầu khí vui vẻ sinh động, giúp cho các thành viên này chơi tốt hơn.
Vật dụng:
Lưu ý:
11. DÀNH PHẦN
Thể loại: Trò chơi phạt ngoài trời theo vòng tròn, hình phạt dành cho số đông người bị phạt từ các trò chơi khác.
Rèn luyện:
Giáo dục:
Luật chơi: Nếu 10 người thì dùng 9 chiếc dép, tức là số dép ít hơn số người 1 chiếc.
- Những người này đứng vòng tròn, quay mặt ra, nắm tay nhau.
- Số dép sắp hình tròn sau lưng những người này.
- Tất cả hát 1 bài nào đó, bất thần, Qt thổi một tiếng còi, đang khi những người này di chuyển theo chiều kim đồng hồ.
- Nghe tiếng còi, mỗi người cố gắng ngồi xuống trên 1 chiếc dép. Ai không ngồi trên 1 chiếc dép thì bị loại.
- Loại 1 người, phải bỏ đi 1 chiếc dép, để giữ cho số dép ít hơn số người là 1.
- Trò chơi tiếp tục cho đến khi còn lại 1 người. Người đó chiến thắng.
Mục đích: Tạo bầu khí vui vẻ sinh động, giúp cho các thành viên này chơi tốt hơn.
Vật dụng:
Lưu ý: