KỸ NĂNG SÁNG TÁC VÀ HÒ VỚI THƠ LỤC BÁT

I.DẪN NHẬP :
      Hò là một loại hình sinh hoạt rất đặc thù của người Việt Nam, hết sức gần gũi, đơn sơ và phổ biến nhưng lại đầy tính văn hóa và nghệ thuật.
      Trong sinh hoạt tập thể, một đôi câu thơ lục bát, một vài câu hò hụi, khi được một người khởi xướng, sẽ nhanh chóng gây bầu khí vui tươi, sôi động, lôi cuốn mọi người hưởng ứng tham gia mà không cần đến bất cứ một phương tiện hỗ trợ nào. Đối với Linh Hoạt Viên, hay nhất là có thể tự sáng tác thật nhanh các câu thơ lục bát rồi hò lên, đáp ứng kịp tính thời sự nóng hổi của hoàn cảnh, con người và biến cố đang diễn ra.
       Do vậy, ngoài việc thực hành một số công thức hò, linh Hoạt viên cũng cần nắm chắc luật bằng trắc và gieo vận để sáng tác thơ lục bát, vừa hay vừa đúng thì mới đạt mức độ nghệ thuật.
II. LUẬT THƠ LỤC BÁT :
       Các  sách giáo khoa môn Tiếng Việt của cấp học phổ thông xưa nay đều có bài dạy cách làm thơ lục bát một cách có hệ thống khoa học.
        Ơû đây, chỉ xin đơn cử một công thức tuy đã khá xưa nhưng vẫn đắc dụng, được phổ vào trong chính đoạn thơ lục bát, vừa dễ nhớ lại vừa dễ thuộc :
                        Bằng hai, sáu, tám, trắc tư,
                    Phải lo giữ trọn kỳ dư mặc tình.
                        Bằng không giữ trọn cho minh,
                    Hai trắc, bốn bình, thế lại cũng xuôi.
                         Tám trên, sáu dưới hòa đôi,
                     Sáu còn hòa sáu chẳng lui vận nào.
         Về luật bằng trắc trong thơ lục bát, bài thơ công thức nêu trên đưa ra hai nguyên tắc cần thiết là :
          + Nguyên tắc thông thường :
                         ……Bằng…… Trắc…… Bằng,
                         ……Bằng……..Trắc……Bằng……Bằng.
           
Ví dụ :             Trăm năm trong cõi người ta,
                   Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau.
       + Nguyên tắc bất thường :
                        ……Trắc ……Bằng……Bằng,
                        …… Trắc ….Bằng….Bằng…..Bằng.
Ví dụ :               Khi chén rượu, khi cuộc cờ,
                     Khi xem hoa nở, khi chờ trăng lên.
        Về luật gieo vận trong thơ lục bát, bài thơ công thức đưa ra một nguyên tắc bắt buộc là :
- Từ cuối cùng của câu lục trên phải ăn vần với từ thứ sáu của câu bát dưới.
- Từ cuối cùng của câu bát tiếp theo nếu có, cũng lại phải ăn vần với từ cuối cùng của câu lục ngay sau đó.
III. CÁC CÔNG THỨC HÒ :
1.    CÒ LẢ (MIỀN BẮC) :
        Lấy ví dụ hai câu thơ Lục Bát Tin mừng dưới đây :
                                  Cải kia hạt bé tí teo,
                      Mọc lên cây lớn, chim reo trên cành.
        Với điệu Cò Lả, đoạn thơ này sẽ được hò bằng âm giọng Hà nội như sau :
                                Cải kia (kia) hạt bé (bé) tí teo,
                   Mọc lên (lên) cây lớ, chim reo (là reo) trên cành.
                                 Tình tính tang là tang tính tình,
                                         Ơi học trò, ơi học sinh,
                                 Học Giáo Lý thì có biết chăng ?
                                 Học Giáo Lý thì có biết chăng ?
2.    HÒ HỤI : (MIỀN TRUNG) :
        Lấy ví dụ hai câu thơ Lục Bát Nhân Bản dưới đây :
                                 Một đời tươi sáng ai ơi,
                         Nghĩ điều đoan chính, nói lời nết na.

         Với điệu Hò Hụi, đoạn thơ sẽ được hò bằng âm giọng Huế

                                  Một đời (nì, là hù là khoan nì)
                          Tươi sáng (mà) ai ơi (nì, là hù là khoan nì)
                          Nghĩ điều đoan chính (nì, là hù là khoan nì)
                                   Nói lời (mà) nết na (nì)
                          Là hù là khoan, khoan ơi khoan hời hò khoan,
                          Là hù là khoan, khoan ơi khoan hời hò khoan.
                                        Hết khoan rồi tới hụi, ớ ơ hụi,
                                 Hết hụi lại hò khoan nì, Là hù là khoan,
                                 A lá khoan hò khoan, A lá khoan hò khoan.
3.    HÒ ƠI (MIỀN NAM) :
         Lấy ví dụ đoạn thơ Lục Bát Giáo Lý dưới đây :
                                  Thánh Gia gương mẫu gia đình,
                           Gương ba đấng Thánh chúng mình gắng theo.
                                   Một là gương mẫu thương yêu,
                            Còn hai gương mẫu sống nghèo vẫn vui.
          Đoạn thơ sẽ được hò bằng âm giọng Sài Gòn (Xin lưu ý : nếu hò hai câu thôi thì về chủ âm cuối câu hai, nếu hò 4 câu thì cuối câu tư mới được về chủ âm).
           Hò ơi ời ơ ới ớ ơ ơi, Thánh Gia gương mẫu gia đìn,
           Gương ba đấng Thánh ớ ơ ời, hò ơi ời ơ ới ớ ơ ơi.

            Gương ba đấng Thánh, chúng mình gắng theo……

4.    HÒ DÔ TA :
            Lấy ví dụ 2 câu Lục Bát dưới đây :
                               Đèo cao thì mặc đèo cao,
                         Nhưng lòng ta quyết còn cao hơn đèo.
             Đoạn thơ sẽ được hò vui tươi và mạnh mẽ rộn ràng như sau :
                                Đèo cao (dô ta) thì mặc đèo cao (dô ta)
                          Nhưng lòng ta quyết (dô ta) còn cao hơn đèo,
                                    Dô tà, dô tà, là hò dô ta, dô ta !
5.    A LI HÒ LỜ :
            Lấy ví dụ 2 câu thơ Lục Bát Ca Dao dưới đây :
                                 Công cha nghĩa mẹ ơn thầy,
                             Lấy chi đền đáp dạ này khắc sâu.
             Đoạn ca dao sẽ được hò thật nhịp nhàng như sau ;
                             Công cha nghĩa mẹ ơn thầy (a li hò lờ)
                          Lấy chi đền đáp (a li hò lờ) dạ này khắc sâu.
                                  Hò lơ hó lơ, lắng tai nghe
                              Tiếng ai đang hò lờ, hò lo, hó lơ.
IV. LƯU Ý :
         Mở đầu luôn là câu gọi : “ Ơi này anh chị eam ơi !” hoặc “ ơ này anh hai, cô ba đó ơi!” và giữa câu thơ luôn có thêm những từ như : mà, là, nì, ơi hỡi… làm cho điệu hò thêm duyên dáng ý vị, đậm đà tình tự dân tộc. Do vậy cần nắm vững cách phát âm từng miền.
         



 KỸ NĂNG SÁNG TÁC CỬ ĐIỆU

MỘT BÀI HÁT SINH HOẠT


I.PHÂN LOẠI VÀ NHẬN ĐỊNH :
       Loại bài hát suông : Trong một số nghi thức như câu chuyện dưới cờ, câu chuyện tàn lửa ở đất trại, tĩnh tâm cầu của giới trẻ, để giữ bầu khí thiêng liêng và một khoảnh khắc thinh lặng nội tâm. Linh Hoạt Viên yêu cầu mọi người đứng nghiêm trang, hướng dẫn vài lời dựa vào chủ đề, mời hát chậm rãi, vừa đủ nghe, không vỗ tay, không làm động tác hay cử điệu.
       Ví dụ: Anh em chúng ta chung một đường lên gặp gở Đức Kitô…
        Bài hát có vỗ tay: Trong sinh hoạt để gây bầu khí vui tươi nhộn nhịp. Linh Hoạt Viên có thể đề nghị vỗ tay theo nhịp hoặc theo tiết tấu của bài hát, vỗ toàn bài hay chỉ vỗ cuối câu, hoặc chỉ vỗ một số từ nào đó trong câu thay vì hát thành lời.
         Ví dụ: Tang tang tang tình tang tính…
                     Vỗ tay, vỗ tay, cùng nhau hát mà vui cười…
         Bài hát có động tác: Trong sinh  hoạt, Linh Hoạt Viên có thể sử dụng các động tác đơn giản, dứt khoát kèm theo từng câu của Bài hát Sinh Hoạt, thường là 4 động tác (nếu là nhịp 2/4 và 4/4) hoặc 3 động tác (nếu là nhịp ¾) cứ lập đi lập lại, ăn với các phách mạnh và nhẹ của câu nhạc. Loại bài hát này có tác dụng gây bầu khí sôi nổi, giúp thư giãn, tỉnh ngủ khi ngồi đã lâu.
          Ví dụ: Lu lu lá lù, lù lá lu là lu la lế…
                      Ta hát to hát nhỏ nhò nho…
           Bài hát có vũ điệu: Loại bài dùng làm các tiết mục trình diễn của một nhóm, một đội, hay một toán bạn trẻ trên các sân khấu bỏ túi, văn nghệ quần chúng, hoặc trong các dịp đốt lửa trại. Vì mang nhiều tính nghệ thuật nên cần phải được tập luyện nhuần nhuyễn, đạt mức độ tương đối khá về nghệ thuật.
           Ví dụ: Anh em ta về cùng nhau ta quây quần…
                       Tình bằng có cái trống cơm…
            Bài hát có cử điệu: Loại Bài hát Sinh Hoạt đặc biệt này cho tới nay vẫn còn ít được sử dụng. Thật ra, dạng này rất dễ sáng tác, dễ lồng các cử điệu vào, lại dễ tập cho các tập thể đứng vòng tròn hoặc ngồi hoặc đứng ngay trong lớp học. Mọi lứa tuổi đều có thể tham gia một cách hư`1ng thú, sinh động, gây ấn tượng sâu xa nhờ ý nghĩa của lời hát được minh họa bằng các cử điệu đơn sơ gần gũi với đời sống thường nhật.
           Ví dụ: Người khôn xây trên đá ngôi nhà…
                      Chiều nay em đi câu cá…
                      Có năm người ở Ô Không May…
                      Thà rằng đốt lên ngọn lửa cháy…
II. ĐỊNH NGHĨA BÀI HÁT CÓ CỬ ĐIỆU:
            Cử chỉ: Cách làm, cách minh họa, cách biểu diễn một sự vật, một sự việc hay một ý tưởng trừu tượng bằng bàn tay.
             Dáng điệu: Vẻ bề ngoài của khuôn mặt, của toàn thân mình ăn khớp với nhịp độ của công việc, của âm nhạc.
             Vậy, Bài Hát có Cử Điệu chính là một dạng bài hát ngắn có kèm theo các cử chỉ và dáng điệu đơn giản rõ nét, để diễn tả tối đa nội dung của từng câu, từng ý, trong bài hát.
III. GIÁ TRỊ CỦA CỬ ĐIỆU:
             Các cử điệu mang tính cách tế nhị, kín đáo, lại vừ phong phú về mặt biểu hiện cảm xúc của người Đông Phương (Aán Độ, Trung Hoa, Nhật Bản, Đại Hàn, Việt Nam…) thì các cử điệu, dẫu không dùng đến lời nói, vẫn có thể diễn đạt nhiều ý tứ sâu sắc.
              Thậm chí, các cử điệu còn được ứng dụng một cách tự nhiên trong giáo dục nhân bản và tâm ling không chỉ đối với trẻ em mà cho cả người lớn trong các mối tương quan với chính mình, với tha nhân, với thiên nhiên và với Thượng Đế.
              Cử điệu diễn tả lòng tri ân, sự kính trọng, quan niệm sống bác aí, vui tươi lạc quan… Cử điệu giúp bày tỏ những tính cách và ước nguyện kín ẩn của nội tâm như vâng phục, khiêm tón, hồn nhiên trong sáng…
              Với tín ngưỡng, cử điệu có thể thay cho một lời tuyên xưng về các nhân đức như xác tín, phó thác, yêu mến…
IV. CHUẨN BỊ CHO MỘT BÀI HÁT CÓ CỬ ĐIỆU:
               Để đạt được thành công, Linh Hoạt Viên cần ý thức về bầu khí, về khung cảnh, về đối tượng tham gia, về mục tiêu nhắm tớiđể chuẩn bị cho xứng hợp. Cần chú ý các yếu tố sau đây:
               Về Bài Hát Sinh Hoạt: nên sáng tác hoặc chọn các bài hát ngắn, cân phương, 4 hoặc 8 câu, có âm vận, có ý tứ đơn giản dễ thương, trải ra trong 16 trường canh, theo nhịp 2/4 tươi tắn khỏe mạnh hoặc nhịp ¾ duyên dáng nhẹ nhàng.
                Về cử điệu kèm theo: mỗi câu hát chỉ nên chọn minh họa bằng 1 hoặc 2 cử điệu đơn giản, nhịp ăn khớp với tiết tấu nhạc, thường sử dụng các ngón tay, bàn tay, cánh tay, phối hợp với động tác chân và sự di chuyển thân mình, đồng thời hài hòa với ánh mắt và nét mặt.
                 Về tập thể tham dự: nên chọn hình thức vòng tròn cho sinh hoạt ngoài trời, bán cung nếu nhắm đến một nghi thức như cầu nguyện, tĩnh tâm, cũng đôi khi phải ứng biến ngay trong lớp học.
                  Về Linh Hoạt Viên: nên hát mẫu kèm theo cử điệu mẫu một cách chậm rãi rõ ràng, tập cho tập thể, sau đó làm nháp và chính thức. Có thể cho điểm số 1-2 nếu cần có các cặp làm cử điệu đối xứng. Có thể giới thiệu ý nghĩa bài hát trước hoặc sau khi đã cùng làm.
V. DIỄN XUẤT CÁC CỬ ĐIỆU:
                   Linh Hoạt Viên đòi hỏi có nhiều sáng kiến, biến báo và có tâm hồn sâu sắc, giàu cảm súc, nên có thể dễ dàng chọn, sáng tác và thể hiện các cử điệu cho đúng ý nghĩa, cân đối, duyên dáng, đạt mức nghệ thuật tối thiểu : Dưới đây là 1 số nguyên tắc cần lưu ý về các cử điệu:
                   Thống nhất đầu- cuối: nhanh hay chậm, dí dõm hay trang trọng, sôi nổi hay dịu dàng, sao cho thích hợp với nội dung và tính cách của bài hát, tuy vậy đôi khi vẫn có thể thay đổi nhịp độ và tiết điệu để gây ấn tượng, đồng thời kết hợp các tiếng hò, tiếng hô, tiếng gọi, băng reo để tạo bầu khí sing động.
                   Thứ tự trái- phải: tay trái thường làm trước tay phải, chân trái cũng bước trước chân phải, do vậy thân mình cũng quay sang trái trước rồi quay sang phải sau.
                    Đối xứng trước –sau: cử điệu thường sẽ được đưa lên rồi lại đưa xuống đưa sang trái rồi lại đưa sang phải, vươn tới trước rồi lại thu về phía mình, mở rộng ra ngoài rồi lại kéo vào trong.
         Với 3 yếu tố căn bản nêu trên, các cử điệu cần phải liền lạc, không đứt quãng đột ngột, tất cả làm thành một chu kỳ tiến diễn hài hòa, đẹp mắt mà lại có ý nghĩa.

VI. HIỆU QUẢ CỦA BÀI HÁT CÓ CỬ ĐIỆU:
          Bài hát có cử điệu thường được các linh Hoạt viên vận dụng nhằm các mục đích như sau:
                      Xáo trộn vị trí: một số bài có cử điệu sẽ khéo léo xáo trộn chỗ của mỗi người trong vòng tròn một cách tự nhiên, không gượng ép, tránh được việc cụm lại thành các Nhóm nam nữ riêng rẽ.
                      Gây dựng bầu khí: bài hát có cử điệu luôn tạo được sự vui tươi linh hoạt, làm nên tâm tình hiệp nhất trong tập thể, xóa nhòa mọi cách biệt tuổi tác, phái tính, trình độ và tâm lý bỡ ngỡ hoặc khép kín trong các dịp họp mặt, lửa trại, sinh hoạt vòng tròn ngoài trời.
                      Góp phần giáo dục: bài hát có cử điệu chuyển tải được các nội dung giáo dục hướng thượng và vị tha một cách nhẹ nhàng mà lại thấm thía, tránh được kiểu nói nặng về huấn đức khô khan.
                       Minh họa sứ điệp: bài hát có cử điệu trong Giáo Lý thường là các bài ca ý lực, diễn ý các câu Lời Chúa, diễn tả cách đơn giản các mệnh đề tín lý và luân lý, có thể dùng trong sinh hoạt hoặc cầu nguyện ở đầu, ở giữa hay ở cuối tiết dạy Giáo Lý.

Bài thực tập 1: GẶP NHAU
1. Nay ta về gặp nhau nơi đây.
    Tình thân ái trào dâng tràn đầy.
2.    Nay ta về vòng tay trong tay.
Cho yêu thương sáng ngời chốn đây.
3.    Thắp sáng (2) – Sáng lên cho đời.
Thắp sáng (2) – Sáng lên cho người.
4.    Niềm tin  (2) – Yêu thương bao la.
Niềm tin (2) – Mến thương đậm đà.
* Cử điệu:
     Vòng tròn, đứng thành cặp : nam trong, nữ ngoài.
1.    Bước theo nhịp, bắt tréo chân. Nam bước chân trái tréo qua phải, nữ ngược lại tay vung theo nhịp, ngược với thân.
2.    Nắm tay phải, nhún xoay tròn, nam xoay bên phải của nữ.
3.    Hai tay buông lỏng giơ cao, từ từ bước vào lùi ra (đi xuyến).
4.    Uùp hai tay lên vai nhún theo nhịp tại chỗ, xoay tròn đến chữ cuối, nam  đổi sang múa với người khác.
Bài thực tập 2: CÙNG MÚA CA
1.    Cùng nhau múa chung quanh vòng cùng nhảy múa cùng ca.
2.    Cùng nhảy múa xung quanh vòng ta cùng nhau múa đều.
3.    Nắm tay nhau, bắt tay nhau ta cùng vui múa ca.
4.    Nắm tay nhau, bắt tay nhau, ta cùng vui múa đều.
* Cử điệu:
      Vòng tròn như bài 1, nam nữ quay mặt vào nhau.
1.2. Nam đi bên phải nữ, hai tay lên hông đi nhúnnhịp 2/4, nhích vai theo chân.
       Nữ để tay bên phải đi nhún theo nhịp, bước lên 4 bước, trở về 4 bước.
3.     Đưa tay phải ra nắm vào nhau nhảy lên theo nhịp (3 cái đổi tay) đến chữ” múa ca” nữ xoay tại chỗ.
4.     Giống như 3, cuối nam xoay qua bên trái và đổi chỗ sang phải múa với người bên cạnh.
Bài thực tập 3 : CHÁT CHẠT BUM
1.    Chát Chạt bum bô la bùm chát chát.
2.    Chát chạt bum bô lá bum la bùm chạt.
3.    Chát chạt bum bô la bùm chat chat.
4.    Chạt chát bum bô lá bum la bùm chạt.
* Cử điệu:  
1.    nam tay vỗ đều để bên mặt trái, chân trái khụy xuống, chân phải thẳng ra đi nhích vào vòng tròn phía trong, tới chữ cuối câu đầu bật lên (theo kiểu múa dân tộc).
2.    Ngược lại (1) đi xoay ra ngoài. Nữ: 2 tay lên hông bước 4 bước. Bước đá gót theo nhịp đi và lùi lại 4 bước.
3.    Hai người nắm tay nhau, xoay vòng tròn (nắm tay trái) đi kiểu đá gót chân đến kết bài.
4.    Nữ ngồi xuống, đổi kiểu khác (bắt đầu múa lại).
* Lưu ý :
  + Bài múa có cả nam lẫn nữ thì nam chủ động : nếu đưa tay thì nam đưa tay mời trước ; nếu xoay đổi chổ thì nam quay đổi sang múa với người khác
  + Thường ta tập múa theo vị trí đứng vòng tròn, cần chỉ cho các em bước tới bước lui hay xoay thì làm giống nhau để tráh đụng vào nhau, gây lộn xộn không đẹp.
 + Khi có thời gian nên tập trước cho các em trưởng, phó để các em có trách nhiệm phổ biến lại cho từng đội, phân tán mỏng rất dễ thực hiện và dễ thành công.