Suy niệm về Chúa Thánh Thần 2

II. Lạy Chúa Thánh Thần
xin Ngài ngự xuống

Theo một phương diện nào đó, thì Giáo Lý Công Giáo thường có sự phân chia như sau: Cựu Ước là thời kỳ của Thiên Chúa Cha, Tân Ước là thời kỳ của Chúa Giêsu Kitô, Con Thiên Chúa làm người để mạc khải Thiên Chúa và thực hiện hy tế cứu chuộc con người, và thời kỳ Giáo Hội, từ lúc Chúa Giêsu lên trời cho đến tận thế, là thời kỳ của Chúa Thánh Thần. Chúa Thánh Thần có một vai trò quan trọng trong đời sống của những ai dấn bước theo Chúa. Tuy nhiên vì sự hiện diện và tác động của Ngài âm thầm, gần như vô hình, nên chúng ta dễ quên mất ngài, làm phiền lòng Ngải mà không hay biết. Nơi thơ Roma, chương 8, câu 9 và 14, Thánh Phaolô Tông đồ đã nhắc lại cho những người con tinh thần của mình về vai trò quan trọng của Chúa Thánh Thần với những lời lẽ như sau:
Ai không có Thánh Thần của Chúa Kitô, thì không thuộc về Chúa Kitô� Quả vậy, phàm ai được Thánh Thần Thiên Chúa hướng dẫn, đều là con cái Thiên Chúa (9 Roma 8,9.14)
Khi còn ở với các môn đệ, vào lúc Chúa sắp kết thúc sứ mạng của ngài trên trần gian, thì Chúa Giêsu đã mạc khải cho các tông đồ biết về Chúa Thánh Thần và về vai trò cần thiết của Chúa Thánh Thần trong cuộc đời chứng nhân, tiếp tục sứ mạng của Chúa trên trần gian nầy. Chúa Thánh Thần làm cho họ được lớn lên trong tình yêu Chúa, trong sự hiểu biết về Chúa. Chúa Thánh Thần hoàn tất công việc thánh hóa mà Chúa Giêsu 4ã khởi sự nơi các tông đồ. Nơi sách tông đồ công vụ, chương 1, câu 4-5 và 8, Chúa Giêsu đã căn dặn các tông đồ như sau:
Một hôm, đang khi dùng bửa với các tông đồ, Chúa Giêsu truyền cho các ông không được rời khỏi Giêrusalem, nhưng phải ở lại mà chờ đợi điều Chúa Cha đã hứa, "điều mà anh em đã nghe Thầy nói đến", đó là Ông Gioan làm phép rửa bằng nước, còn anh em thì trong ít ngày nữa sẽ chịu phép rửa trong Thánh Thần� Anh em sẽ nhận được sức mạnh của Thánh Thần, khi Người ngự xuống trên anh em. Bấy giờ anh em sẽ là chứng hân của Thầy tại Giêrusalem, trong khắp các miền Giuđêa, Samari và cho đến tận cùng trái đất."
Việc trưởng thành trong đời sống thiêng liêng và sự dấn thân làm chứng cho Chúa luôn luôn liên kết với nhau, không thể nào tách rời ra được. "Làm chứng cho Chúa" cho đến tận cùng trái đất, đây là một công cuộc vĩ đại, cả thể, đòi hỏi sức mạnh thần thiêng, "sức mạnh từ trên cao" (Luca 24,49), là Chúa Thánh Thần. Chúa Giêsu Phục Sinh biết trước những khó khăn của cuộc đời chứng nhân, mời gọi con người ăn năn trở lại, vì thế Chúa muốn cho các tông đồ được tràn đầy Chúa Thánh Thần trước, rồi mới ra đi. Và chúng ta đã biết các tông đồ đã vâng phục lời Chúa dạy, đã chuẩn bị như thế nào, cùng với Mẹ maria, để lãnh nhận Chúa Thánh Thần, trong ngày Lễ Ngủ Tuần của nguời Do Thái, Ngày Lễ Hiện Xuống đầu tiên của Giáo Hội Chúa Kitô.
Chúng ta hãy hồi tâm trở về lại với Hồng Ân Chúa Thánh Thần đã lãnh nhận qua các bí tích Rửa Tội và Thêm Sức, và hãy ý thức về sự hiện diện và tác động của Chúa trong đời sống, và chân thành cầu xin:

    Lạy Chúa Thánh Thần xin thương ngự đến trong tâm hồn con, giúp con trưởng thành trong đức tin và kiên trì trong cậy và hữu hiệu trong đức bác ái, để mọi hành động lớn nhỏ trong đời sống con, đều được thấm nhuần ơn sũng Chúa và hướng về việc làm chứng cho Chúa, để danh Chúa được mọi người kính phục và tôn vinh. Amen.
Chúa Giêsu Phục Sinh biết rõ các tông đồ sẽ gặp gian nan thử thách trong chu toàn sứ mạng. Vì thế Chúa căn dặn các ngài hãy ở lại Giêrusalem, chờ lãnh nhận Chúa Thánh Thần, rồi mới ra đi làm chứng cho Chúa, như Chúa đã thực hiện, "trong quyền năng Chúa Thánh Thần".
Chúng ta hãy thử nhìn vào cuộc đời của thánh Phaolô tông đồ để hiểu phần nào những gian nan thử thách gặp phải vì Tin Mừng Chúa Giêsu Kitô.
Trước hết là những nguy hiểm của cuộc hành trình đây đó. Nơi thơ 2 Co, 11,25-26, Thánh Phaolô đã kể ra những nguy hiểm ngài đã trải qua như ba lần bị chìm tàu, một lần bị trôi giạt trên biển trong vòng một ngày một đêm; rồi gặp nguy hiểm vì những thú dữ, gặp mưa bảo lụt lội, khi di chuyển từ nơi nầy sang nơi khác để rao giảng. Những khó khăn cực nhọc nầy là cuộc sống của người tông đồ của Chúa. Ngài bị đói, bị khát, không nơi cư trú. Rồi không phải chỉ có những khó khăn từ thiên nhiên, mà còn có những khó khân do con người chống đối gây ra. Thánh Phaolô luôn phải chịu sự chống đối của một nhóm người bám sát ngài từ nơi nầy sang nơi khác, để phá hỏng công việc ngài làm. Ðôi khi những người chống đối nầy xách động đám đông chống lại ngài. Thánh Phaolô cảm thấy mình bị hạ nhục, chẳng hạn như khi Ngài rao giảng trước những người dân thành Athen. Họ cười nhạo ngài, khi ngài nói về sự Phục Sinh (TÐCV 17,16-34). Rồi những khó khăn có thể nói là "khó khăn tinh thần", xuất hiện trong chính tâm tư ngài. Ðó là những cám dỗ ngả lòng, ưu buồn, trước những khó khăn trở ngại từ bên ngoài. Thơ Galata của ngài có phản ảnh cho ta thấy tâm trạng đôi khi ưu buồn nầy, nhất là khi ngài nhìn thấy cộng đoàn các tín hữu do chính ngài thành lập, lại sống xa rời với Ðức Tin, nghịch lại giáo lý Ngài đã rao giảng, chẳng hạn như nơi Galata 1,6. Và cuối cùng những đau khổ mà ngài phải chịu nơi thân xác của ngài, vì Chúa Giêsu. Ngài năm lần bị đánh đòn bằng gậy, và ba lần bị đánh bằng roi dây, và một lần bị nén đá nửa sống nửa chết (2 Co 11,23tt).
Những gian nan thử thách trên của Thánh Phaolô đưa chúng ta vào thực tế. Thi hành sứ mạng không phải là cái gì êm đẹp như mơ, là là một thực tế có những gian nan phủ phàng. Chúng ta cần phải chuẩn bị chính mình để đương đầu với những khó khăn nầy, không phải bằng sức mạnh riêng, nhưng với "sức mạnh của Chúa", nhờ Chúa Thánh Thần cũng cố, năng đỡ, soi sáng hướng dẫn.

    Lạy Chúa, xin thương đỗ tràn xuống tâm hồn con Chúa Thánh Thần, Thánh Thần của Tình Yêu, liên kết con chặt chẽ với Chúa, để con có đủ sức chu toàn sứ mạng Chúa trao phó cho. Amen.