Lẫy Kiều
Một cô ả rất am hiểu truyện Kiều. Một hôm có một chàng trai đến nhà chơi, thả lời ong bướm. Cô ta lấy một câu Kiều:
- Ta đây mới thật là Kiều, Mặc cho Kim Trọng đủ điều chửa nghe. Chàng trai hiểu ý, biết mình bị xem thường bèn tức khí lẫy Kiều đáp lại: Ta đây là Mã Giám Sinh, Mua Kiều từ đất Bắc Kinh mang về. Chơi cho liễu chán hoa chê, Đánh cho ba chục đuổi về lầu xanh. Cô mắc cỡ, không biết đối đáp lại ra làm sao, đ |
Cưa Gì Cũng Được
Có một anh chàng nọ tính hay đ
- Này các bác thợ, đi làm thế này chắc cây gì các bác cũng cưa được chứ? Đám thợ cưa tự tin đáp: - Đã làm nghề cưa thì cái gì mà chẳng cưa được! Anh nọ ra vẻ mừng bảo: - Nếu vậy tôi thỉnh các bác vào nhà...Bây giờ đã quá ngọ, mời các bác vào nhà ăn cơm đã, chiều tối nhờ các bác cưa giùm cho tôi... Thợ cưa hí hửng vì có mối làm ăn. Anh chàng sai người làm cơm, lấy thịt ninh nhừ với mật, cho thật nhiều muối vào. Cơm dọn ra, thấy thịt thơm phức, đám thợ cưa chén một bữa no nê, rồi cùng nhau lăn ra ngủ. Anh chủ nhà gọi đầy tớ lại dặn: - Tao đi vắng, tí nữa thợ cưa thức giấc đòi uống nước thì cứ đòi mười đồng một bát mới bán. Y như lời, khi thợ cưa khát nước đòi uống nước, đầy tớ cứ y lời ông chủ mà quất. Thoạt tiên thì còn cự nự tiền nước mắc rẻ. Nhưng vì ních thịt kho với mật và muối làm khô cổ họng, đám thợ cứ uống hì hục mãi mà không hết khát. Sáng ra đám thợ gặp chủ nhà hỏi chuyện cưa cây để lấy tiền trả tiền nước cho đám gia nhân cứ bám theo đòi nợ mãi. - Nào ông chủ muốn cưa cây gì thì nói cho chúng tôi làm! Anh nọ lẳng lặng dẫn đám thợ vào vườn chỉ một cây rau thơm rồi nói: - Đây tôi muốn nhờ các anh cưa hộ cho tôi cây này. Thợ cưa nhìn nhau thao láo: - Tưởng cưa cây gì chứ cưa cây rau thơm thì cưa quái gì được! Anh nọ liền nói: - Thế sao hôm qua các bác bảo cưa cây gì cũng được? Thế có phải các bác lừa tôi không nào? Nói xong anh nọ đi thẳng vào nhà |
Mặt Dầy
Một anh không râu ngồi nói chuyện tào lao với một anh có râu. Anh không râu hết chuyện mới nghĩ cách trêu anh có râu, bèn ra câu đố:
- Đố ông trên đời này vật gì cứng nhất? Anh có râu thật thà trả lời: - Sắt đá là cứng chứ còn giống gì nữa! Anh không râu nói: - Sắt nung phải chảy, đá đập phải tan. Anh có râu hỏi lại: - Thế thì giống gì là cứng, anh nói thử coi? Anh không râu nói: - Râu là cứng nhất. Người có râu ngạc nhiên hỏi: - Có lẽ nào râu cứng hơn sắt đá? Người không râu nói: - Anh nghĩ coi , da mặt anh dầy nó dùi thủng ra, như thế không cứng là gì? Biết mình bị chơi xỏ, người có râu không chịu thua, giáng trả lại rằng: - Đúng vậy! Da mặt tôi cứng và dầy cũng không tày với mặt mo của anh. Râu nó cứng vậy mà nó dùi hoài không thủng nên không mọc được cọng nào trên mặt anh đấy. |
Có Nhẽ Đâu Thế!
Có hai anh chơi thân với nhau, nhưng lại bắt bẻ nhau từng lời từng ý. Xa thì nhớ nhau nhưng gặp lại khắc khẩu. Khi anh này kể chuyện thì anh kia lại buông lời.
- Có nhẽ đâu thế. Một hôm hai anh bàn với nhau phải hòa thuận, tuyệt đối tin tưởng nhau, dẹp cái câu "có nhẽ đâu thế", ai vi phạm sẽ bị phạt hai quan tiền và hai cân gạo. Hôm sau anh kia gặp anh nọ liền bảo: - Đêm qua nhà tôi mất trộm. - Mất những gì? Một cái giếng đằng sau vườn. Anh nọ lại gân cổ lên cãi: - Có nhẽ đâu thế? Anh kia cười ồ: - Đấy nhé! Đã nói rồi đấy nhé! Mai tôi sang lấy gạo và tiền. Anh nọ tức lắm về thuật lại cho vợ nghe, vợ bảo: - Không lo! Tưởng bạn thật thà với mình chứ chơi khăm ăn tiền kiểu đó để tôi. Ngày mai mình giả chết, còn sau đó để tôi liệu. Hôm sau anh kia đến đòi tiền và gạo, bước vào đã nghe tiếng khóc, hốt hoảng chạy vào nhà trong thì thấy bạn nằm sóng sượt trên giường, chị vợ rũ rượi ngồi bên cạnh, giọt vắn, giọt dài. Anh kia liền hỏi dồn: - Anh ấy làm sao thế? Anh ấy làm sao thế! Vợ anh nọ vừa khóc vừa nói: - Nhà tôi chết rồi anh ơi. Hôm qua không biết đi đâu về vừa tới sân bị con vịt đá chết tươi. Anh kia dậm chân bảo: - Có nhẽ đâu thế. Anh nọ nhổm dậy ngay: - Đấy nhé! Lại nói rồi nhé! Còn đòi lấy tiền lấy gạo nữa thôi. |
Sợ Sét Bà
Xưa có một thầy đồ dạy học ở nhà một người đ
Một hôm trời mưa gió to, sấm sét đ Bà ta thấy làm lạ hỏi: - Thầy không sợ sét ư? Thầy đồ thản nhiên đáp: - Tôi không sợ "SÉT CỦA TRỜI" mà chỉ sợ "SÉT CỦA BÀ " thôi. Cứ mỗi ngày bà cho tôi ba sét chắc là tôi chết đói thôi. |
Đi Hồ
Ở miền Nam đi đám ma gọi là
Có một anh chàng hà tiện gặp lúc bạn cưới vợ không thể từ chối được. Anh ta đi hồ năm ngàn nhưng trong lá thiệp lại đề: - Tôi đi hồ mười ngàn, xin nợ lại năm ngàn. Đến lượt anh ta cưới vợ, người bạn cũ cũng đáp lễ theo đúng kiểu ấy, đề vào thiệp như sau: - Tôi đi hồ mười ngàn đồng, xin nợ lại năm ngàn, còn năm ngàn tôi xóa nợ anh lần trước. |
Lừa Gặp Bợm
Có anh nhà giàu keo bẩn, sợ đầy tớ ăn vụng các thức ăn của mình nên cố chọn nuôi một anh lù khù, lờ khờ. Một hôm có việc đi vắng, anh ta dặn người ở:
- Mày ở nhà trông cái chân giò treo đó, con gà trong chuồng kia. Nói đoạn anh ta chỉ vào ve rượu: - Còn hai ve rượu là thuốc độc để bẫy chuột, uống là chết đấy! Chủ đi rồi, tớ ở nhà bắt gà trống thiến làm thịt, luộc chân giò, lấy rượu ra chén một rân đã đời. Chủ về thấy tên đầy tớ đang say mèm nằm sấp dưới đất. Anh ta tức lộn ruột lên và quát tháo um sùm. - Gà Đầy tớ lèm bèm, ú ớ thưa rằng: - Con vâng lời ông ở nhà coi các thứ, rủi có con mèo và con chó từ đâu chạy lại. Con mèo tha cái chân giò, con chó cắp con gà trống thiến chạy mất. Con sợ ông mắng nên lấy hai ve rượu thuốc uống cho chết, không ngờ vẫn còn sống đây. |
Có Mà Ra Nhà Xác
Một ông ăn đám giỗ ở nhà sui gái, vì ăn vội nên mắc xương. Khạc ra thì ngượng, ông bèn giả vờ say rồi la lên cố tìm những từ có âm tương tự như chữ "Khạc" để tống tiễn cái xương bất trị. Ông cất tiếng:
- Thằng đực nhà tôi với con Út anh sui đây thật là vừa đôi phải lứa, hợp với nhau về tuổi ta...ác...khờ... Vẫn chưa hề hấn gì, ông lại tiếp tục: - Thưa bà con chú ba...ác...khờ. Tôi ngày trước ở rừng thường trèo non vượt tha...ác ... khờ. Tôi không phải là một đứa độc ác... khờ... Mấy bà thấy vậy ôm bụng cười, ông ta tức mình la lớn: - Đồ đ Ông sui gia biết chuyện, chỉ vào ông sui mắc xương nói như ra lệnh: - Nhanh đi ra nhà thương gắp xương ra, ác...ác...vậy hoài có ngày ra nhà xác. |
May Mà Cầm Tinh Con Cầy
Một người ăn cỗ vừa nhanh vừa tục, cứ gắp lấy gắp để, không hề để ý tới ai. Những người ngồi cùng mâm thấy thế hỏi:
- Anh cầm tinh con gì? Hắn ta trả lời: - Tôi tuổi Tuất... Đang ăn các ông hỏi tuổi tôi để làm gì? Trong đám có người lên tiếng: - Ồ! để chúng tôi đề phòng đấy mà. Gã tham ăn làm như không biết, hỏi lại: - Tại sao phải đề phòng khi đang ăn nhậu? Người cùng mâm trả lời: - May mà ông cầm tinh con cầy đấy! Chớ cầm tinh con hổ thì anh em chúng tôi phải lo mà chạy trước. |
Bây Giờ Mới Thò Đầu Ra
Có một anh bủn xỉn, bạn đến thăm nhà mà cứ trốn ở trong nhà không chịu ra tiếp đãi. Mỗi lần bạn bè
- Tửu trung chất ngự chân quân tử. - Tài thượng phân minh thị trượng... Cứ vậy ảnh đọc vế đối thứ hai đến chữ "trượng" mà lặp đi lặp lại chữ "thị trượng", "thị trượng"...không đọc tiếp nữa. Tức người bạn dốt làm hỏng đôi câu đối nhà mình, chủ nhà - Đồ ngu, câu đối người ta còn chữ "phu" sao bỏ đi. "Thị trượng phu" chứ! Anh bạn hóm hỉnh cười nói rằng: - Nào ai biết! Có phải mình bớt đi một chữ đâu. tại cái chữ đó nó cứ trốn mãi đến bây giờ mới thò đầu ra đấy chứ! |
Bây Giờ Mới Thò Đầu Ra
Có một anh bủn xỉn, bạn đến thăm nhà mà cứ trốn ở trong nhà không chịu ra tiếp đãi. Mỗi lần bạn bè
- Tửu trung chất ngự chân quân tử. - Tài thượng phân minh thị trượng... Cứ vậy ảnh đọc vế đối thứ hai đến chữ "trượng" mà lặp đi lặp lại chữ "thị trượng", "thị trượng"...không đọc tiếp nữa. Tức người bạn dốt làm hỏng đôi câu đối nhà mình, chủ nhà - Đồ ngu, câu đối người ta còn chữ "phu" sao bỏ đi. "Thị trượng phu" chứ! Anh bạn hóm hỉnh cười nói rằng: - Nào ai biết! Có phải mình bớt đi một chữ đâu. tại cái chữ đó nó cứ trốn mãi đến bây giờ mới thò đầu ra đấy chứ! |
Không Có Đồ Ăn
Khách đến thăm, nhà có ao vườn, ao cá, gà vịt đầy sân mà than vãn rằng:
- Anh đến gặp lúc không có đồ ăn, chẳng biết lấy gì mà thết đãi anh một bữa. Người khách nói: - Tôi có con ngựa, ông ra bắt mà làm thịt, ta làm vài món đặc sản ngựa, lai rai với nhau cho vui. Chủ nhà trố mắt hỏi lại: - Úy! Đâu có được! Làm vậy đâu coi được. Thịt ngựa đi rồi tí nữa anh đi bộ về sao thấu. Khách thản nhiên nói: - Hề hấn gì, lát nữa anh xem trong đ |
Xin Nước Lạnh
Dọn cơm cho khách mà thiếu một đôi đũa, ai nấy đều cầm đũa mời nhau, anh không có đũa đứng dậy nói với chủ nhà:
- Cho tôi xin một ít nước lạnh! Chủ nhà ngạc nhiên hỏi lại: - Ủa chi vậy? Anh tỉnh rụi nói rằng: - Đặng rửa tay cho sạch đặng bốc đồ ăn. |
Mưu Trí
Hai anh chuyện ngẫu với nhau, một anh thách:
- Tôi đố anh, tôi đang ngồi trong nhà thế này làm cách gì mà anh khiến tôi ra được ngoài sân. Anh kia ngẫm nghĩ một hồi lâu rồi nói: - Thế thì chịu, nhưng nếu anh ở ngoài sân thì tôi có cách dụ anh vào trong nhà Anh nọ nói: - Thật chứ? - Thật. Anh ta nghe nói vậy chạy ra ngoài sân, anh kia vỗ tay reo lên: - Thế đó, tôi đã làm cho anh phải đi ra ngoài sân rồi đấy nhé. |
Không Bán Nữa
Một chàng rể khôn ngoan đến nhà cha mẹ vợ chơi. Người nhà dọn cơm mời ăn, chàng vui vẻ vào bàn. Bởi đang đói, anh ta quất một hơi hết sạch cơm trong tượng, bụng vẫn còn thòm thèm nhưng không dám biểu bới thêm.
Sẵn dịp bố vợ nói chuyện mua nhà, anh ta nhân thể nói luôn: - Thưa cha, bên làng con có người muốn bán cái nhà, cây cột vẫn còn tốt, cột cái ước chừng bằng cái tượng cơm của cha đây. Ông bố vợ thấy tượng cơm đã hết, rầy tụi nhỏ và hối chúng bới thêm cơm cho chàng rể quý. Chàng rể thả dàn, chén thêm đến căng cả bụng. Ông bố vợ hỏi tiếp có vẻ sốt sắng: - Vậy chứ ngôi nhà Chàng rể ung dung trả lời: - Thưa cha, lúc trước nghèo, không có cơm ăn, nó đòi bán, chớ bây giờ nó no đủ rồi, nó không bán nữa. |
To Hơn Cái Nồi Này
Một anh nọ tính háu ăn, hôm đến chơi nhà bạn, bạn dọn cơm thết. Ngon miệng anh ta quất năm sáu bát liền mà vẫn thấy thòm thèm. Đưa xới mãi nghĩ cũng thẹn, bỗng có người gánh bưởi đi qua cổng anh ta nảy ra một kế bèn nói với bạn:
- Bưởi ở đây to quá nhỉ? Ở chỗ tôi bưởi chỉ to bằng cái bát này thôi. Nói rồi giơ cái bát không lên cố ý cho bạn thấy mà xới thêm. Nhưng khốn nỗi trong nồi không còn cơm nữa, gặp phải anh bạn cũng hóm, biết ý khách liền mỉm cười và - Ấy, năm nay bưởi bé đấy, chứ mọi năm quả nào quả nấy to bằng cái nồi này! Nói xong xách cái nồi không chìa cho bạn xem. |
Ở Rể
Gia đình nọ chỉ có hai cha con. Đứa con gái đã đến tuổi cập kê. Ông già muốn chọn rể "không biết chửi thề", bởi ông vốn không ưa văng tục. Ai muốn lấy con gái lão, phải thử thách ở rể không công một năm.
Có anh chàng nọ muốn xin ở rể và cố gắng dằn lòng nhẫn nhục. Gần suốt một năm trời không có một tiếng chửi thề. thời hạn đã hết, ông già liền thử lần chót. Ông gọi con gái đến dặn dò: - Sáng mai con dậy sớm, cột bao khô giùm cha, cha sẽ ngồi ở trỏng. biểu nó vác ra chợ trước, cha sẽ ra sau. Như thường lệ, chàng ở rể đến sớm vác khô ra chợ bán, nghe nàng bảo: "Cha sẽ ra sau", anh lật đật vác bao khô đi liền để còn có thể nghỉ chân thoải mái. Đường đi càng lâu, "bao khô" càng nặng, anh ta chửi thầm trong bụng. Nhưng đến lúc chịu hết xiết, anh bật nên tiếng và xổ ra một hơi: "Đ.m...có mấy cắc mà cũng hà tiện, không chịu cho người ta đi xe kéo..."Bỗng tiếng ông già vợ tương lai kêu lên: - Thôi thôi! Đủ rồi mở bao cho ta ra. Kết quả là tiêu một năm khổ nhọc, anh ta ngậm đắng nuốt cay về nhà. Buồn lòng anh ta đem chuyện kể với một tên bợm, nghe xong bợm hứa sẽ trả thù giùm, rồi đi thẳng tới xin ở rể. Thắm thoát thoi đưa, ngày ở rể cuối cùng cũng đã đến. Như lần trước, ông già ngồi trong bao khô. Bợm ta ung dung vác bao khô ra khỏi nhà, được một đoạn anh ta vụt "bao khô" xuống đất, ngồi lên trên và buông lời: - Chà! Nghỉ chút đã. Được vài phút vác bao lên đi tiếp, được một đoạn lại vụt bao xuống đất, ngồi phịch lên cái bao nói: - Tội nghiệp! Khô còn ướt nên hơi nặng, không biết lời lỗ thế nào đây... Năm lần bảy lượt vứt bao khô như vậy... đoạn đến chỗ có nuôi cá tra. Bợm đặt bao xuống bên cạnh bờ ao, tước lá dừa làm thành kèn, bợm than: - Thật tội nghiệp cho ông già vợ mình quá, đã ngoài năm mươi mà còn vất vả, mai mốt mình phải cố gắng giúp đỡ ông phần nào... Bợm ta đưa kèn lên thổi te ... te...rồi hô toáng lên: - Ê! Xe xe, ê xe...Bao khô đó...ê coi chừng cán của người ta! Coi chừng cán! Bỗng thấy "bao khô" cử động, chuyển mình và lăn ùm xuống ao cá tra. Dĩ nhiên là sau khi uống đầy một bụng nước không được sạch ấy, ông già mới được "chàng rể thảo hiền ấy" cứu nguy... Trông lê thê, lói ngói, ông già thì thào tuyên bố: - Khá lắm...Con Rớt nhà ta...là vợ của mày ...từ ngày hôm nay... |
Thiên Sinh Tự Nhiên
Ông nhà giàu nọ có hai chàng rể. Chàng rể lớn là một nông dân thật thà, tối ngày chỉ biết cày sâu cuốc hiểm, còn anh rể nhỏ thư sinh văn hay chữ tốt, ăn nói câu gì ra câu nấy ai cũng khen.
Bởi thế ông yêu quý chàng rể nhỏ mà khinh miệt chàng rể lớn. Mỗi khi nhà ông có việc, hai anh rể đến thì anh rể nhỏ được cưng chiều, còn anh rể lớn thường bị la rầy rất tội nghiệp. Một bữa nọ, ông đưa hai chàng rể ra đồng, rồi lên núi, mục đích chuyến du ngoạn này là - Này con biết tại sao cánh đồng kia lại tốt lên thế không? Rể lớn trả lời: - Cái đó là thiên sinh tự nhiên! Quay sang rể nhỏ, anh trả lời lưu loát: - Sở dĩ nó tốt là nhờ gia chủ nó siêng năng, làm đúng lời dặn: "nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống". Lão nhà giàu lấy làm đắc chí gật đầu. Đi đến một quả núi, ông lại hỏi: - Tại sao chỗ này đá bị meo lên? Rể lớn trả lời: - Cái đó là thiên sinh tự nhiên! Rể nhỏ trả lời: - Do mưa nắng lâu ngày nên như vậy. Đi ngang qua một đám cỏ ông lại hỏi: - Tại sao cùng một mảnh đất, đám cỏ này lại xanh tốt, đám cỏ kia lại úa vàng? Rể lớn trả lời: - Thiên sinh tự nhiên. Rể nhỏ trả lời: - Tốt là nhờ nó ở trong mát nên mọc dầy và xanh lên còn đám cỏ úa vì bị thiêu bởi mặt trời. Bố vợ khen lấy khen để chàng rể nhỏ, chê rể lớn ngu. Anh rể lớn thủng thẳng buông lời : - Chú nói vậy, thế hàm râu của bố mọc ngoài nắng mà cứ mọc dầy, còn như má chú ở trong mát hoài cũng chỉ thế mà thôi. |
Tưởng Là Không Phải
Có anh chàng ở dơ, lại hay mắc cỡ. Một hôm sờ lên cổ áo, bắt được con rận, sợ người ta cười nên vội vàng vứt xuống đất nói to lên:
- Tưởng là con rận hóa ra không phải. Có người đứng bên cúi xuống tìm bắt con con rận mà chàng ở dơ vừa quăng xuống kiền nói: - Tưởng là không phải, hóa ra là con rận thật! |
Yết Thị
Ngoài đường không có đ
- "Ai đi đ Đêm hôm ấy quan đi, lại vấp phải người khác. Quan quở: - Ngươi không đọc yết thị? Người kia đáp: - Bẩm có đọc ạ. - Thế sao ngươi không cầm đ - Bẩm quan tôi có đ - Thế sao không cắm nến? - Bẩm quan yết thị đề phải cầm đ Quan phủ doãn về, ra yết thị mới: "Ai đi trong đ Đêm ấy quan ra đường lại vấp phải người nữa. Quan mắng: - Đi đ - Bẩm tôi có đủ đấy ạ! - Sao không thắp sáng lên? Bẩm trong yết thị không nói là phải thắp lên cho sáng. Quan phủ doãn về và lại ra tiếp yết thị: "Ai đi đ Một hôm, lúc nửa đ - Bẩm trong yết thị không có nói thắp hết cây nến này phải tiếp cây nến khác ạ. |