truyện cười dân gian 2


Kén Rể
Ở làng nọ có một ông lão tính tình giản dị, chất phác. Nay muốn gả con gái, nhưng nhất định muốn bằng được chàng rể hay chữ nho. Thời ấy hiếm hoi sĩ tử, nên treo bảng gần cả năm mà vẫn chưa toại nguyện. Bỗng từ phương xa, có chàng trai nọ dáng dấp thư sinh, khăn gói đến xin ra mắt.

Chàng nói:

- Bẩm cụ ông! Thân con côi cút, ăn học chẳng tới đâu, nay đến chỉ xin ông bà nhận làm gia nhân thôi ạ!

Nhìn tướng mạo anh ta giây lát, ông lão bảo:

- Được! Nhưng cứ để ta thử tài đức của cậu ra sao đã.

Lão bèn đưa chàng trai ngao du quanh làng. Tới chỗ có đám rước, lão chỉ ngay cô dâu , chú rể hỏi:

- Đó, cậu thử "nói nho" cho ta xem?

- Bẩm ông đó là "nhất nam, nhất nữ"- chàng trả lời.

Lão tỏ vẻ bằng lòng. Khi tới đình làng, vào nghỉ chân. Lão chỉ hai cây cột giữa gian chính sảnh hỏi:

- Đó! Cậu thử "nói nho" ta xem?

- Bẩm ông, đó là "nhất trụ, nhất trụ" tức là nhị trụ.

Lão lại gật gù ra chiều đắc ý. Đến lúc ra về, ngang qua bờ sông, lão chỉ tay vào hai vợ chồng đang tung lưới bắt cá và nói:

- Đó! Cậu thử "nói nho" ta coi?

- Bẩm ông đó là "phu thê tầm ngư"- chàng trả lời.

Lần này lão khoái chí ra mặt và
định bụng sẽ gả con gái cho chàng ngay. Không ngờ, trong làng có anh bợm cãi, lanh trí học lóm được mấy câu đáp trên từ chuyện phiếm của đám gia nhân nhà lão và đến xin ứng thí. Suy nghĩ, đắn đo một hồi lâu, lão cũng đánh liều thử xem sao. Việc này, để thêm thời gian nữa quyết định cũng không hại gì. nhân nhà lão được biếu mấy trái sầu riêng, lão cho dọn ra mời khách rồi chỉ ta, hỏi luôn:

- Đó cậu thử "nói nho" tôi coi?

Bợm ta xưa nay có tính lanh lợi, bèn trả lời liền:

- Bẩm ông đó là "nhất nam, nhất nữ".

- Trời trái sầu riêng sao cậu bảo là "nhất nam, nhất nữ"- Ông ngạc nhiên hỏi ngược lại.

- Bẩm ông "nhất nam, nhất nữ" là trai với gái mà "trai gái" có phải là "trái gai" không? Vậy trái gai chỉ là trái sầu riêng thôi chớ là gì nữa!

Lão ngẫm nghĩ khen hay. Đến bữa cơm lão vừa giầm ớt vừa nói:

- Đó! Cậu thử "nói nho" ta coi?

Bẩm ông, đó là "nhất trụ, nhất trụ" tức là nhị trụ.

Nghi quá lão đ
ành hỏi:

- Tại sao...là..."nhị trụ"?

- Bẩm ông, "nhị trụ" tức là "hai cột" là "hột cai" (ở miền nam hay phát âm cay với cai như nhau). Chỉ có trái ớt mới có hột cay thôi chớ còn gì nữa.

Một lần nữa, lão tấm tắc khen hay. Đoạn chỉ vào đĩa cà nướng trộn mỡ hành trong mâm bảo:

- Đó! Bây giờ cậu thử "nói nho" thêm một lần nữa coi?

- Bẩm cụ đó là "phu thê tầm ngư".

- Tạo sao lại "phu thê tầm ngư"?- Lão ta thắc mắc.

- Bẩm ông! "Phu thê" tức là vợ chồng, bởi ông bà có thích mới mua về ăn. Còn "tầm ngư" tức là "tìm cá" mà "tìm cá" không phải là "cà tím" sao?

Cuối cùng lão phục lăn, rồi quyết định gả con cho bợm.



Tài Ứng Đối
Một ông nghè có cô con gái quý, chỉ ước kén được một chàng rể hay chữ để nối nghiệp mình. Ngay từ lúc cô con gái còn nhỏ, ông đã đánh tiếng khắp nơi.

Một thầy đồ nọ có cậu cháu dốt, chỉ ham ăn chơi chẳng biết chữ nghĩa gì, nhưng thầy lại phao ầm lên là cháu thầy hay chữ như thần đồng, mới lên chín tuổi mà ứng đối được với các bậc đại nho. Nghe chuyện, ông nghè mừng lắm, cho gọi thầy đồ lại và nói:

- Thầy đem cháu đến đây để ta thử tài, nếu giỏi thật ta sẽ cho làm rể.

Thầy đồ mừng thầm trong bụng vì mưu của thầy có cơ hội thực hiện. Đến ngày đã hẹn, thầy dẫn cháu ra mắt ông nghe. Thằng bé có vẻ nghịch ngợm, ông nghè
đã có vẻ nghi ngờ. Đầu tiên ông nghè chỉ vào cái bàn thờ. Thằng bé không hiểu cái gì cả, trông lên thấy có đĩa bánh rán, nó chỉ ngay vào đó. Ông nghè ngạc nhiênhỏi:

- Thế nghĩa là thế nào?

Thầy đồ thản nhiên trả lời:

- Cháu nó đối thế là sát lắm ạ! Ý cụ muốn nói "Đẹp vàng son" nó đối lại "Ngon mật mỡ" đấy ạ!

Ông nghè gật gù nhưng vẫn còn ngờ ngợ, liến ra câu khác. Ông chỉ cây cau trước sân. Thằng bé chẳng hiểu gì, bỗng thấy con cua bò dưới gốc cau nó liền chỉ vào con cua, lần này thầy đồ chủ động nói trước:

- Đấy đấy, thưa ông! Nó đối vậy khá lắm đấy. Ông chỉ cây cau có nghĩa là "nhất trụ kình thiên" (một cột đỡ bầu trời) nó chỉ con cua có ý đối lại là "bát túc hoành địa" (tám chân tung hoàng mặt đất).

Ông nghè gật gù khen lấy khen để. Ông quyết định thử lại lần cuối nếu đối được sẽ gả con gái cho. Rồi ông chỉ vào vựa thóc có ý khoe giàu. Thằng bé thấy ông ta đối mãi chẳng ăn uống gì, tức quá vạch quần chỉ vào con cu... Ông nghè tái mặt đập bàn quát:

- A, thằng này láo, nọc nó ra đánh một rận mới được.

Thầy đồ bình tĩnh thưa:

- Bẩm ông nó đối hay vậy sao đánh nó. Ông chỉ vào vựa thóc có ý nói "Dưỡng thiên hạ chi nhân" (nuôi người thiên hạ) còn nó chỉ vào "con cu..." là có ý nói: "Kế tổ tông chi nghiệp" (nối nghiệp tổ tiên) như thế được đấy chứ ạ!

Ông nghè vỗ đ
ùi khen:

- Ừ hay thật! Quả đúng là rể quý của ta!



Anh Chàng Nói Hay Chữ
Một phú hộ muốn chọn cho con gái cưng của mình một người chồng hay chữ. Ở cùng làng có một anh nông dân mồ côi cha mẹ, phải đi cày thuê cuốc mướn sống qua ngày. Biết tin phú hộ kén rể, anh ta tìm đến ông mai trình bày hoàn cảnh và cầu cạnh ông lo việc mối lái cho mình. Vốn không ưa nhà phú hộ, lại thương số phận của anh nông dân, ông mai nhận lời giúp đỡ.

Khi được ngỏ ý, vì tin tưởng ông mai, nên phú hộ nhận lời với điều kiện: Anh nông dân phải ở rể ba năm, nếu anh ta là người hay chữ, biết làm ăn thì phú hộ sẽ gả con gái cho.

Một hôm anh nông dân cùng phú hộ lên rẫy. Muốn thử tài chàng rể tương lai, phú hộ mới ra câu đối:

-Tích cốc phòng cơ!

Đứng trước đám rẩy xanh tốt, nghĩ mãi không ra, tưởng là công cốc ở rể cực khổ từ bấy đến nay, anh tức mình đặt cây rựa xuống chửi đổng:

- Con c...!

Rồi chạy một mạch về nhà, lão phú hộ giận quá đến nhà ông mai than oán:

- Ông bảo nó hay chữ lắm, thế khi tôi ra câu đối nó lại hỗn xược, bảo "con c..." rồi bỏ ra về.

Ông mai nhanh nhẩu trả lời:

-Ra vế "tích cốc phòng cơ" như thế nó đối là "tứ tôn kế nghiệp" là hay quá còn gì. Ông nghĩ lại coi:

Lão phú ông thấy có lý bèn vội vàng đến đón anh nông dân về lại nhà hậu đãi. Hôm sau ông và anh chàng rể tương lai lại lên rẩy. Trời nắng, lão đưa tay lên che đầu và ra câu đối:

- Ngũ duyên lai định thượng.

Anh nông dân lúng túng đưa tay vỗ vào bụng cái bạch, rồi bỏ ra về.

Lão phú hộ không hiểu ra làm sao đ
ành đến học lại chuyện với ông mai. Ông mai làm ra vẻ giận dữ nói:

- Có thế mà ông cũng không biết! Nó đối thế là hay quá, ý nó là: "Phúc trung ấp thư tịch" từ đây trở về sau ông đừng thử tài nó nữa, nó mà giận bỏ về lần thứ ba thì tôi không chịu trách nhiệm đâu.

Một lần nọ anh nông dân đi làm đồng về, phải trời mưa tạt vào nhà ông mai trú nhờ. Nghe ông mai cao hứng đọc thơ về mưa: "Lác đác mưa sa làn gió thị" chiều anh về tới nhà, trời vẫn còn mưa, sấm chớp lại nổi lên. Lão phú hộ tức cảnh đọc:

- Ầm ầm sấm chớp dậy đất kim bôi.

Chàng rể được lời liền đọc tiếp:

- Lác đác mưa sa làn gió thị.

Lão phú hộ nghe như mở cờ trong bụng, khen chàng rể tương lai hết lời. Từ đó về sau lão không "thử tài" anh nông dân nữa. Anh hết hạn ba năm ở rể, lão phú hộ y lời tổ chức đám cưới linh đình, bao nhiêu chi phí lão chịu hết. Dân làng biết chuyện cười với nhau rằng:

Dốt thôi dốt đặc cán mai.

Gặp may chàng cũng thành trai lão làng.



Khúc Ruột Cũng Không Cho
Ngày xưa, có một ông quan nọ ỷ có chút chữ nghĩa nên thường tỏ ra xem thường mọi người. Một hôm cao hứng ông phán:

- Hễ ai đáp trọn những câu đối của ta, ta sẽ thưởng cho một con heo bự.

Có anh nông dân đến nhà quan xin được vào đối như lời quan truyền. Quan nhìn anh rồi hất mặt đi không thèm nói một lời, đoạn ông đưa một ngón tay lên. Anh nông dân thấy vậy liền giơ hai ngón tay đối lại. Quan giơ tay lên ba ngón. Anh nông dân liền giơ lên bốn ngón. Có vẻ ra chiều suy nghĩ, quan lấy hai cánh tay khỏa ghép vòng tròn trước mặt. Anh nông dân liền đưa cánh tay lên chặt xuống. Quan lắc đầu, mặt mày méo xẹo đ
ành phải chịu thua và bảo gia nhân thả con heo cho anh nông dân dẫn về. Vợ quan hớt hải chạy ra hỏi:

- Sao ông thua nó dễ dàng quá vậy?

Quan lắc đầu đáp:

- Không ngờ nhà nông mà có cái thằng thông minh quá vậy. Tôi nói "Nhất quan âm" nó đối "nhì bồ tát" tôi nói "tam thánh" nó đối "tứ hiền" tôi ra câu "vầng nhật nguyệt kết thành một khối" tưởng là nó ngắc ngứ đoạn này, ai dè nó trả lời đúng là: "dải ngân hà chia xẻ hai phần". Thành ra mình thua chứ còn gì nữa.

Thấy chồng dẫn heo về, vợ anh nông dân mừng rỡ, sốt sắng hỏi chồng:

- Mình đối ra làm sao mà thắng quan hay vậy?

Anh nông dân đáp tỉnh rụi:

- Quá dễ, sáng sớm chưa ăn gì hết mà ông hỏi: "Một đòn bánh tét ăn có hết không?" tôi liền trả lời: "Hai đòn cũng hết" rồi ông thách: "ba đòn..." tôi nói ngay là: "bốn đòn cũng xong!". Ông biết là
đã thua tôi, suy nghĩ mãi cuối cùng ông xin lại "bộ lòng", nghĩ mà ghét, quan gì mà keo bẩn. Tôi trả lời dứt khoát "khúc ruột cũng không cho!". Cuối cùng ông đ ành thả heo cho tôi dẫn về, thế thôi chớ có gì đâu.



Nhờ Thầy
Thằng dốt, nghèo mà muốn vợ, biết tin ông nhà giàu làng bên kén rể hay chữ, ai đối được vế đối của ổng ra thì được kén. Nghe nói cũng ham nên anh đánh liều tới thử vận may. Thấy anh ta đến, ông nhà giàu hỏi đi đâu, anh thưa thiệt là đến xin được kén rể. Ổng thấy con cua trong thùng kiểng bò ra liền chỉ mà nói rằng:

- Con cua đó. Đối làm sao thì đối đi.

Lúng ta lúng túng, không lẽ làm thinh, anh ta mới giơ cây dù
đang cầm trên tay và nói rằng:

- Cây dù
đây.

Ông nhà giàu mắng cho một mạch rồi đuổi đi. Tức mình anh ta về nhà
đến tìm thầy kiện nhờ lo cho. Thầy kiện hỏi cặn kẽ đầu đuôi rồi nói:

- Được không hề chi, về chạy năm chục quan đem đây, mai đi với ta là xong mọi việc.

Hôm sau thầy trò dắt nhau đến. Ông nhà giàu thấy kiền nói:

- Ông đem cái thằng ba láp ba đế này đến đây làm gì? Nó ngu đến mức không biết chữ nhất là giống gì, thật bẩn cho cái sân nhà tôi.

Thầy kiện từ tốn hỏi:

- Ông đừng nóng, thấy vậy chứ thằng này nó được lắm. Ông ra "Con cua đó" nó đối lại "Cái dù
đây" chẳng phải tay vừa đâu.

Ông nhà giàu hỏi vặn:

- Cao cái giống gì, sao "cây dù" lại đối với "con cua"?

- Ấy, ông nghĩ vậy mới lầm, không mấy thuở ông gặp được đứa cao trí đâu! Ông ra nôm rằng: "Con cua đó" thì nó phải đối "Cây dù
đây"... đến tôi cũng phải phục! Con cua là "hoành hoành hải ngoại" nó đối cây dù là "độc lập thiên trung". Ông nghĩ coi, còn đối làm sao hay hơn thế.

Ông nhà giàu nghe thấm quá đ
ành chịu gả con gái cho anh ta.






Tại Ông Không Hỏi
Có người mời cụ bá đến chơi. Lúc đi cụ cho anh đầy tớ theo hầu. Thấy cụ bá đến, chủ nhà ân cần hỏi han:

- Đường xa, cụ đi mệt, nhà cháu lấy làm ngại quá!

Cụ bá giữ sĩ diện bảo:

- Không từ nhà sang đây đi xe cũng không mệt nhọc gì.

Anh đầy tớ nhìn cụ, rồi như tiếc rẻ nói:

- Giá lúc bấy giờ cụ trả thêm cho nó mấy xu thì ta đến đây sớm hơn kìa.

- Ai bảo mày chỏ mồm vào? Từ giờ trở đi không hỏi mà mở mồm thì chết với tao!

Anh đầy tớ biết mình lỡ lời nên vâng vâng dạ dạ.

Một hôm, cụ bá làm cỗ mời khách, mọi người đến gần đủ chỉ thiếu một người, chờ mãi chẳng thấy, sợ khách đợi lâu, cụ bá sai đầy tớ đi mời một lần nữa. Anh ta đi một chốc rồi trở về, lẳng lặng xuống bếp không nói năng gì cả.

Cụ bá đợi mãi không thấy sốt ruột, tưởng anh đầy tớ chưa đi mời, mới gọi anh ta lên hỏi:

- Mày đã đi chưa?

- Dạ, đã đi rồi ạ!

Cụ bá tưởng khách sắp tới, nên cứ ngồi nói chuyện tiếp. Cỗ bàn đã nguội lạnh mà không thấy ông khách kia đến. Cụ bá bực mình gọi đầy tớ lên hỏi:

- Mày đến ông ấy bảo thế nào?

- Dạ ông ấy xin kiếu vì bị bệnh ạ.

Cụ bá tức quá mắng:

- Thế sao từ nãy đến giờ mày không chịu nói để mọi người phải chờ đợi.

- Con không dám nói, vì ông chưa có hỏi ạ.



Cây Đơn
Một ông quan về hưu đã lâu. Nhân buổi chợ định ra mua cây đơn về trồng làm thuốc. Cả chợ chỉ có một thằng bán cây đơn mà thôi.

Ngài hỏi:

- Cây này giá bao nhiêu?

Chủ hàng cây:

- Ngài muốn mua ạ? Người ta thì bán rẻ, còn ngài thì mười nén.

Quan hưu ngạc nhiên:

- Cây có tí, trơ vài lá sao nói thách quá vậy!

Chủ hàng cây:

- Ngày trước, bất cứ to nhỏ, ngài cứ phang mỗi lá một đồng, ngài quên rồi sao?

Bỗng có người bạn cũ của quan hưu qua chợ kêu lớn:

- Chào ngài Huyện! Ông huyện bây giờ về bán cây đơn à? Quan hưu:

- ??!!



Trinh Với Liêm
Có một ông quan tên Liêm, đi hát cô đầu. Trong làng cô đầu có một cô tên là Trinh. Quan mở miệng nói đ ùa:

- Quái! Trong nhà này cũng có người "TRINH" kia à!

Cô đầu trả lời:

- Vâng, chúng em còn "TRINH" như chốn công đường còn có "LIÊM" đấy ạ!






Xin Làm Cha Để Trả Nợ
Một anh lúc còn sống công nợ quá nhiều, lúc chết xuống âm phủ, Diêm Vương tra sổ thấy chưa hết nợ, mới bắt đầu hóa kiếp làm trâu trở lại dương thế để cày trả nợ.

Anh ta liền kêu rằng:

- Tạ Diêm Vương! Xin ngài nghe con nói. Làm trâu không thể nào trả được nợ đâu. Trừ khi làm bố chúng nó mới trả hết được ạ.

Diêm Vương phán hỏi:

- Thế nghĩa là làm sao?

Anh ta thành thật giải bày:

- Làm kiếp trâu thì có hạn, còn làm cha chúng thì phải lo lắng cho chúng suốt cuộc đời. Lúc chết có nghìn có vạn tiền vàng cũng để lại cho chúng nó tất tật. Lại còn một nỗi khi chúng nó bóp hầu, nặn họng ăn quỵt của người ta, dân chúng cứ lôi thằng cha chúng nó ra mà chửi.



Chỉ Thiếu Gan Trời Là Chưa Ăn
Làng nọ có một tên địa chủ giàu có, nổi tiếng hợm hĩnh nhất vùng. Có một bữa đang chè chén với đủ loại cao lương mỹ vị trên bàn. Bỗng người đầy tớ đứng bên hầu rượu mở miệng thốt ra những lời có chiều nịnh bợ:

- Dạ! Những món ăn của ông hôm nay quả có một không hai. Những thứ của ngon vật lạ này chỉ có ông mới dùng thôi ạ!

Tên địa chủ nghe nói hả dạ, bèn hợm hĩnh đáp:

- Trên đời này, thứ gì tao cũng ăn hết rồi, chỉ thiếu lá gan ông trời là tao chưa ăn thôi!

Nghe vậy người đầy tớ lễ phép trả lời:

- Thưa ông, ông chỉ thiếu lá gan trời là chưa ăn, còn con nhờ lộc của ông thứ gì con cũng ăn qua, chỉ có cứt là chưa ăn thôi!

Nghe vậy tên địa chủ tức lộn ruột nhưng đ
ành ngậm miệng.






Mẹo Của Thầy
Ở nước ta trước đây thường có lệ "Mùng một tết cha, mùng hai tết mẹ, mùng ba tết thầy" trong những ngày vui xuân đón tết cổ truyền dân tộc. Có một lớp học kia, mùng ba tết, tất thảy học trò đều đến thăm thầy và có quà dâng đầu năm. Riêng có một trò không đến thăm thầy, nhân ngày học đầu năm thầy mới hỏi:

- Này con, theo phép học trò, hễ mùng ba thì phải tết thầy, ai cũng vậy, sao con không?

Tan học, cậu học trò về nhà buồn rầu thưa chuyện với cha nó, cha nó dặn:

- Ngày mai nếu thầy con còn nhắc nữa thì con cứ nói năm nay cha con lu bu nhiều chuyện nên quên.

Ngày hôm sau thầy lại nhắc, cậu học trò theo lời cha dặn thưa lại với thầy lời y như vậy. Thầy nghe xong im lặng có chiều suy nghĩ. Một hồi lâu, thầy kêu riêng học trò tới nói rằng:

- Xưa nay con học giỏi. Vậy thầy ra cho con một câu đối, đối được thầy thưởng, dở thầy phạt. Vế đối thứ nhất như vầy: "Hớn trào tam kiệt: Trương Lương - Hàn Tín - Uất Trì Cung".

Cậu học trò đối không được, về nhà tức tửi mách cha nó nghe. Nghe chuyện cha cậu học trò cười ruồi nói:

- Thầy mày ngu vậy thì tết uổng lắm. Thầy bà gì mà quên hết lịch sử. Mày đi học gặp thầy nói lại với thầy rằng: Uất Trì Cung là tôi nhà Đường chứ có phải tôi nhà Hán đâu mà ra câu đối như vậy.

Cậu học trò thật thà
đến lớp thưa với thầy y lời cha dặn, nghe xong thầy nổi giận đ ùng đ ùng mắng:

- Đó đó đó! Ấy chuyện cách đây đã ngàn năm mà cha trò còn nhớ. Còn cái lễ tết thầy mỗi năm mỗi có, sao cha trò lại quên!